xin chào An Lương,
phiền an lương 1 chút ạ
minh đang muốn mua cổ phần của 1 quán cafe
nhưng e lại k biết giá quán cafe đó bao nhiêu tiền
mong An Lương chỉ bao cho mình bit , cách định giá quán cafe với ạ
cảm ơn an Lương nhiều, chúc an Lương 1 ngày vui vẻ và mạnh khỏe
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Đỗ Đoan! Kinh doanh quán cà phê là một trong những mô hình kinh doanh mang đến lợi nhuận “khủng” cho rất nhiều doanh nghiệp. Chính vì những lợi ích mà mô hình kinh doanh này mang lại, có rất nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân, tổ chức đã “rót vốn” và mô hình kinh doanh này, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Bên cạnh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thành công, cũng có không ít người thất bại, thậm chí là phá sản.
Cách định giá một quán cà phê
Khi mua một quán cà phê, bên cạnh những giá trị hữu hình như: bàn ghế, tài sản… bạn cũng được sở hữu những giá trị vô hình như: thương hiệu, khách hàng trung thành… Để đánh giá về một quán cà phê, bạn không những quan tâm đến giá trị hiện tại mà còn phải tìm hiểu, đo lường những giá trị trong tương lai chẳng hạn như: sức mua của người tiêu dùng trong tương lai, sự phát triển của vùng, sự cải thiện trong thu nhập…
Dưới đây là một số phương pháp định giá quán cà phê bạn có thể tham khảo
Định giá quán cà phê theo giá trị hiện tại
Đây là phương pháp định giá cơ bản nhất, việc định giá dựa trên những số liệu trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của quán cà phê chẳng hạn như: các giá trị tài sản cố định, các giá trị tại sản lưu động, tổng tài sản, tổng nguồn vốn, tổng nợ… hiện tại của quán. Bạn có thể yêu cầu chủ quán cà phê hiện tại cung cấp những thông tin về tình hình tài chính và xem bảng cân đối kế toán của họ. Giá trị của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản hiện có – các khoản nợ
Tuy nhiên, phương pháp định giá này chỉ xem xét doanh nghiệp trong thực tại, không tính đến khả năng sinh lời trong tương lai có thể biên chuyển nhượng quán cà phê sẽ không chấp nhận điều này.
>> Làm thế nào để có khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh của quán cà phê
Định giá dựa trên hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Phương pháp này, khắc phục nhược điểm của phương pháp định giá quán cà phên theo giá trị hiện tại. Bên cạnh giá trị doanh nghiệp hiện có, các nhà đầu tư còn định giá dựa trên những kỳ vọng, ước tính về khả năng sinh lời của quán cà phê trong tương lai. Giá trị của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận sau thuế bình quân hằng năm dự tính thu được/ tỷ suất hòa vốn
(tỷ suất hòa vốn là tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn của nhà nước làm tỷ suất vốn hóa)
Định giá quán cà phê bằng phương pháp hiện tại hóa dòng thu nhập của quán trong tương lai
Phương pháp này đánh giá giá trị của doanh nghiệp ở trạng thái động bằng cách xem xét hoạt động của quán cà phê trong tương lai và được bằng cách:
Trong đó :
- Vo là giá trị của doanh nghiệp được tính bằng phương pháo hiện tại hóa thu nhập của quán cà phê trong tương lại
- Tk là dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai (bao gồm lợi nhuận sau thuế và các khoản tiền khấu hao thu được)
- Vn là giá thanh lý doanh nghiệp cuối năm thứ n
- i là tỷ suất hiện tại hóa
Định giá quán cà phê theo phương pháp kết hợp
Ngoài ra, bạn có thể định giá quán cà phê theo phương pháp kết hợp đó là dựa vào những giá trị tài sản hữu hình, tài sản vô hình, những lợi thế của doanh nghiệp như: vị trí thuận lợi, những bí quyết trong pha chế cà phê, áp dụng công nghệ vào quản lý quán cà phê, lượng khách hàng trung thành của quá. Phương pháp kết hợp được tính theo công thức:
V= Vr+ G
Trong đó
- V là giá trị của doanh nghiệp
- Vr là giá trị tài sản ròng
- G là giá trị tài sản vô hình.
Việc định giá một doanh nghiệp dựa trên rất nhiều yếu tố, để đưa ra được mức giá mua lại quán cà phê chính xác bạn cần cân nhắc những yếu tố sau:
- Dựa vào những số liệu, những báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…)
- Dựa vào khả năng phát triển của quán cà phê trong tương lai
- Dựa vào những tài sản vô hình như: lòng tin của khách hàng, giá trị thương hiệu…
- Dựa vào những chỉ số cạnh tranh ngành.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc bạn có thể gửi thêm những câu hỏi khác đến với các chuyên gia của chúng tôi.
Chúc bạn thành công!