Xin chào lương.
Khôi đọc rất kĩ các hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của lương trên web thấy rất bổ ích, thiết thực… Rất cảm ơn.
Hiện tại khôi đang có ý tưởng mở cơ sở giặt ủi cho nhà hàng, spa, khách sạn.. Ở tphcm. Khôi có tìm hiểu sự canh tranh của thị Trường này thực sự không lớn vì thịTrường chu yếu sô đông vẫn đang đầu tư dịch vụ giặt ủi cho gd là nhiều.
Nên khôi Cần được lương hướng dẫn, chia sẻ giúp khôi.
1:bản kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh.
2: vì chi phí đầu tư lớn nên làm Sao để gọi vốn thành công,và tỷ lệ chia phần trăm cho người đầu tư. Cũng như thời gian dự Kiến hoàn vốn cho người đầu tư
Rất cảm ơn lương. Đây là số đt 0931.429.358 hoặc mail của khôi: phamngockhoi2720@gmail.com
Rất mong sự phản hồi của lương. Nếu được bạn có thể gửi mọi thông tin qua mail giúp khôi. Xin chân thành cảm ơn
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Khôipn! Vấn đề cạnh tranh trên thị trường giặt ủi cho các nhà hàng, các tiệm spa, khách sạn… là không lớn, nhưng để “chen chân” vào thị trường này, bạn cũng phải “giành giật” khách hàng của nhiều đối thủ cạnh tranh – những đối thủ đã và đang cung cấp dịch vụ giặt ủi cho các nhà hàng, các spa, khách sạn… Trước đây, khi chưa có dịch vụ của bạn họ vẫn có thể sử dụng dịch vụ khác hoặc tự làm những công việc này.
Vậy nên, bạn cần phải tìm hiểu những thông tin về đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm tới, có những phương thức Marketing phù hợp và đưa ra được những lý lẽ, những dẫn chứng, ưu điểm của dịch vụ so với các đối thủ khác trên thị trường đây là một điều không hề dễ dàng. (Vì đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến gần như là những khách hàng doanh nghiệp, kinh doanh theo phương thức B2B). B2B mang đến doanh thu lớn, nhưng để lôi kéo được 1 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của bạn thì lại rất khó khăn.
Bản kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh
Để lập được bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải am hiểu về thị trường và nguồn lực mình có. Theo như những gì bạn đề cập, các chuyên gia nhận thấy bạn đã có nghiên cứu về thị trường. Tuy nhiên, bạn nên làm rõ khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là khách hàng doanh nghiệp, với số lượng đơn hàng lớn.
Để lập kế hoạch kinh doanh ngoài nghiên cứu kỹ về thị trường bạn còn cần phải dự vào năng lực của doanh nghiệp. Bạn có điểm mạnh về cái gì? : tài chính, nhân viên, mặt bằng, máy móc hiện đại, hệ thống quản lý bằng công nghệ… Việc xác định được điểm mạnh, năng lực và tìm hiểu về những điểm yếu sẽ giúp bạn có một kế hoạch kinh doanh phù hợp. Khi đã khám phá về tiềm lực của bản thân, doanh nghiệp khi lập bảng kế hoạch bạn nên tập trung nhiều vào những điểm mạnh của mình và tìm cách để hạn chế những điểm yếu.
Những bộ phận của một bản kế hoạch kinh doanh bạn nên quan tâm:
- Những yếu tố bên ngoài bao gồm: Chính trị (quy định của pháp luật, những điều khoản, chính sách); lối sống (văn hóa lối sống của người dân có tác động gì đối với dịch vụ của bạn, chẳng hạn như: Thói quen giặt ga của khách sạn, chu kì giặt ga, nệm…), sự phát triển kinh tế có tác động đến ngành của bạn (ví dụ: mức thu nhập của người dân tăng cao, họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ giặt ủi bên ngoài); những yếu tố về công nghệ tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn (phần mềm quản lý, lưu trữ thông tin của khách hàng thân thiết để tiếp thị, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình); Những đối thủ về cạnh tranh (cả những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và những đối thủ tiềm ẩn).
- Những yếu tố bên trong: tình hình tài chính (vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, uy tín của bạn trong việc huy động vốn…), các yếu tố về con người, cơ sở hạ tầng, vật chất… Khi phân tích những yếu tố bên trong bạn nên tìm tòi những năng lực lõi (những cái mà bạn có trong khi người khác không có và họ khó có thể bắt trước được bạn)… Những năng lực lõi sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp bạn có thể tồn tại và phát triển.
- Đưa ra những mục tiêu cụ thể và những chiến lược hành động phù hợp với từng mục tiêu.
- Đánh giá việc thực hiện bằng cách nào?
Bạn có thể tìm hiểu một số những thông tin trên mạng xã hội hoặc một số sách nói về hoạch định chiến lược kinh doanh. Thêm vào đó, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những con người trong thực tế, những ví dụ về sư thành công của các tập đoàn lớn, nơi đó bạn sẽ có những ý tưởng kinh doanh và có hướng đi đúng đắn hơn. Kế hoạch kinh doanh phải phù hợp với thực tế, tùy theo những biến động của thị trường, những thay đổi của xu hướng mà bạn cần phải điều chỉnh nó để thích nghi.
Làm sao để gọi vốn đầu tư, chia phần trăm như thế nào? Thời gian thu hồi vốn là bao lâu?
Bạn có thể kêu gọi vốn đầu tư từ những người thân, bạn bè, những tổ chức doanh nghiệp… Bạn cũng có thể vay vốn làm ăn tại những tổ chức hỗ trợ cho vay vốn, hoặc tham gia những chương trình truyền hình, những chương trình thực tế – nơi có nhiều nhà đầu tư tham gia để thu hút họ.
Bạn cần nhớ hai cột mốc quan trọng để chia phần trăm cổ phần phù hợp:
- Thứ nhất nếu bạn nắm từ 51%: hầu hết mọi quyền quyết định cuối cùng trong công ty thuộc về bạn
- Thứ 2 nếu bạn nắm từ 35% trở nên bạn được quyền tham gia vào bàn luận đóng góp những ý kiến cho sự phát triển của công ty.
Thông thường, các công ty cổ phần hóa thường sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng và quyết định tổng số cổ phần mà họ có thể san sẻ. Hầu như, các nhà sáng lập hoặc các chủ đầu tư đều mong muốn sẽ có quyền trong việc quyết định chiến lược và định hướng của công ty. Thêm vào đó, nếu kêu gọi vốn đầu tư bằng hình thức cổ phần hóa, bạn nên định giá công ty của mình trước: định giá về con người, cơ sở vật chất, số vốn đầu tư ban đầu… để đưa ra được số tiền và tỷ lệ cổ phần nhất đinh.
Thời gian thu hồi vốn phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng của thị trường và những hướng đi của bạn. Nếu chưa bao giờ hành động, tất cả những ý tưởng chỉ nằm trong suy nghĩ bạn sẽ không thể nào dự báo chính xác được thời gian hoàn vốn. Vậy nên, bạn cần phải thực sự am hiểu về thị trường.
Chúc bạn thành công!