Người khởi nghiệp ơi: Bạn sập bẫy quá NHANH, bởi vì bạn làm quá CHẬM

Trong làn sóng khởi nghiệp cuộn trào, những người thực sự tu thành chính quả đã ít nay còn ít hơn. Theo báo thống kê, năm 2017 nước ta cứ trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 370 công ty phá sản-ngừng hoạt động ( cả nước có khoảng 561.000 doanh nghiệp đang hoạt động năm 2017). Thậm chí có những doanh nghiệp vừa mới ra đời mới chỉ 1 vài tháng cũng phải lãnh kết cục chết yểu.

Điều này đối với đại đa số những người khởi nghiệp mà nói thì việc sống sót sau giai đoạn đầu khởi nghiệp là hết sức quan trọng.

Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà túi tiền của các nhà đầu tư đang rất hạn hẹp mà lại nóng lòng khởi nghiệp nên sẽ không đủ kiên nhẫn để nghe kể những câu chuyện.

Bài toán khó nhất mà người khởi nghiệp phải đối mặt đó là: dựa vào cái gì để tồn tại?

Khởi nghiệp thập tử nhất sinh mà nguyên nhân cái chết hầu hết đều rất giống nhau đó là: CHẬM.

Nếu lật lại danh sách chi tiết các dự án khởi nghiệp đã bị chết yểu, bạn sẽ phát hiện ra nguyên nhân cái chết của những công ty khởi nghiệp này đều khá giống nhau, đó là vì “CHẬM”, cụ thể có 4 biểu hiện sau:

1, Chậm trong việc hiểu nhu cầu

Điều này được thể hiện đầu tiên trong những nhu cầu mà người khởi nghiệp phát hiện ra, chúng vốn là những nhu cầu ảo (nhu cầu giả). Nhất là những người khách hàng có nhu cầu nói miệng và nhu cầu sử dụng thực tế, nhu cầu mua sắm không bao giờ giống nhau.

Gần đây tôi mới được tiếp xúc với một sản phẩm xã hội dựa trên hoạt động vui chơi giải trí, người khởi nghiệp đã tiến hành điều tra khách hàng trước khi nghiên cứu và phát minh sản phẩm.

Câu trả lời đáng mừng là hầu hết khách hàng đều trả lời rằng: “phải có mục làm quen với mọi người xung quanh chứ, như vậy mới tán tỉnh được nhiều gái xinh, đừng có như phần mềm gì đó có điều khoản hạn chế cấm tán tỉnh, hẹn hò”, “nếu có thể giúp tôi ẩn những nội dung inbox với bạn mạng khác giới đừng để vợ đọc được thì tốt quá”, nhưng kết quả là sau khi sản phẩm ra đời với một loạt các tính năng như cho phép tìm kiếm kết bạn với những người xung quanh, ẩn nội dụng inbox, đọc xong là xoá…thế những vẫn không thể hot lên được.

Cũng giống như thế rất nhiều các ứng dựng xã hội khác cũng phải chịu chung cái kết chết yểu. Lý do là bởi chúng chạy theo nhu cầu của khách hàng, thế nhưng nhu cầu của khách hàng lại không phải là nhu cầu sản phẩm. Ngược lại những ứng dụng xã hội lạ sống xót được là nhờ việc chúng không hùa theo những nhu cầu kiểu truyền miệng như vậy của khách hàng.

Thứ hai đó là những thứ mà bạn thuyết phục chính mình có lẽ chỉ có thể thuyết phục được chính bạn mà thôi. Tôi đã từng có một người bạn, vì muốn quảng bá dịch vụ “sửa sang nhà mới” của mình nên đã bỏ ra cả mấy chục triệu đồng để thuê công ty bên ngoài lập App ứng dụng.

“Chúng tôi đã từng nghiên cứu qua rồi, sửa sang nhà mới là nỗi đau nhu cầu của khách hàng. Chỉ cần mọi người đều đăng ký App của chúng tôi thì sẽ được chiết khấu và được hưởng chất lượng phục vụ tốt nhất. Hơn nữa hiện tại chúng tôi không thu phí nên chắc chắn sẽ được nhà nước ủng hộ. Về mô hình thương mại thì nhu cầu sửa sang nhà mới ở mỗi thành phố đều phải mới lạ, sau khi lượng khách hàng tăng lên thì liền có thể mở rộng trển khai sang ngành xây dựng”.

Nhưng trên thực tế “mọi người đều tới đăng ký” lại có chút hơn ngộ nhận, “nhà nước chắc chắn sẽ ủng hộ” và “sau khi lượng khách hàng tăng lên” hoàn toàn là trạng thái tưởng tượng. Bởi vậy người khởi nghiệp nhất định phải nhìn rõ sự khác nhau giữa hiện thực và lý tưởng.

2, Chậm trong việc sửa đổi những nhận thức sai trái về đồng tiền

Có rất nhiều người khởi nghiệp ấm ức kêu ca rằng dự án của mình hoàn hảo, ưu việt biết nhường nào nhưng chỉ vì thiếu một chút chút tiền vốn mà bỏ lỡ mất cơ hội. Họ chê vòng vốn D ít yêu cầu dốc thêm vòng vốn E, E+, họ thường lấy lý do “không tiền đánh ngã anh hùng” để nhấn mạnh việc họ sinh ra không gặp thời.

Thế nhưng khi lật lại quá trình theo đuổi nguồn vốn, tiền nóng hổi chất đầy đường đua, ai cũng chỉ vì tiền quá nhiều mà đốt cháy chính mình.

Ví dụ như hệ thống xe đạp công cộng (public bicycle system), xe đạp vứt đầy đường trong điều kiện nguồn vốn ứ đọng, người khởi nghiệp lại ôm con bỏ chợ; Tik Tok và mạng xã hội dung hợp cao độ, game show trả lời câu hỏi trao thưởng hàng trăm triệu đồng, mặt hoa da phấn bước ra sân khấu thi tài nhưng kết quả là ngay những câu hỏi kiến thức cơ bản nhất cũng không trả lời được, Bit coin, Block chain thùng rỗng kêu to, P2P tự chuốc hậu quả phát nổ tập thể…

Thực ra đằng sau những đường đua đông đúc, sự cạnh tranh tàn khốc và sự thất bại thương tâm thì con người luôn là vấn đề lớn nhất.

3, Phản ứng chậm

Trong công nghệ internet rất thịnh hành một câu nói đó là “cá lớn nuốt cá bé”, cá chậm bị cá lớn nuốt chửng. Thị trường luôn là cỗ máy test tốc độ tốt nhất từ trước đến nay, những kẻ bẩm sinh chậm chạp ắt sẽ bị đào thải.

Dù là kẻ to đầu cũng không thể thoát khỏi quy luật thép này. Kodak lá rụng về cội, Nokia thất bại thảm hại, Kaixin 001 suy tàn, Motorala bán thân….Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh không cho phép bất cứ người khởi nghiệp nào được nằm trong vùng an toàn (comfort zone) mà ngủ nghỉ xả láng cả.

4, Hành động “CHẬM”

Trong danh sách tuyên bố khai tử, có một số dự án khởi nghiệp được bắt đầu từ những ý tưởng thiên tài và cũng kết thúc ngay tại những ý tưởng thiên tài đó. Khi dự án khởi nghiệp đình trệ ngoi ngóp những hơi thở cuối cùng thì người sáng lập mới giật mình ý thức được rằng: ý tưởng vốn không đáng một xu và cũng không có bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào có thể sống xót nhờ ý tưởng.

Chúng ta có thể nhìn thấy những sản phẩm xã hội thất bại kia thường có thêm các tính năng như: thêm bạn, trò chuyện ẩn danh, đọc rồi xoá ngay lập tức….đại đa số các tính năng này đều là những ý nghĩ tức thời, những ý tưởng bộc phát ngẫu nhiên.

Những người khởi nghiệp này họ cho rằng cho thêm các tính năng mà Zalo, Facebook không có là có thể đánh bại được Zalo, Facebook. Nhưng cuối cùng họ mới ngộ ra rằng, ý tưởng tuy hay, tính năng ưu việt nhưng lại không chịu bắt tay vào hành động, vận hành kinh doanh ngày càng túng quẫn sau cùng rơi vào thế bế tắc.

Trước kia chúng ta cũng đã từng thấy những người khởi nghiệp về phần cứng thông minh, khi sản phẩm của họ dẫn dắt khách hàng cài đặt internet, trên màn hình giao diện hiển thị một loạt các bước tiến hành thế nhưng những lời hướng dẫn ấy lại toàn là những thuật ngữ khó hiểu. Kết quả đại đa số khách hàng từ bỏ ngay từ những bước đầu tiên và gỡ bỏ luôn ứng dụng. Họ cho rằng sản phẩm của mình tâm huyết và chuyên nghiệp nhưng với khách hàng thì đó lại là những sản phẩm không hiểu tiếng người và quá tệ.

Tóm lại chỉ vì “CHẬM” mà chết nhanh.

Vậy làm thế nào để thoát khỏi lưỡi hái tử thần “CHẬM” để tiến hành những dự án khởi nghiệp hiệu quả cao?

Nguyên nhân đã có, vậy làm thế nào để thoát khỏi kết cục “chết yểu”? Thực ra câu trả lời chỉ có một từ đó là “NHANH”.

1, NHANH chóng đưa ra quyết định

Những người khởi nghiệp hiệu quả cao là những người phải đưa ra một lượng lớn các quyết định mà còn phải là quyết định mang tính khoa học. Nếu không đưa ra quyết định, không có quyết sách thì sẽ rất khó đưa mục tiêu lên bệ hành động, mang ý tưởng đi gieo trồng và càng khó hơn trong việc xoay chuyển các thế trận bất lợi.

Ví dụ, trong ngành thu gom phế liệu truyền thống (thu gom giấy vụn), đây là một ngành bẩn, bừa bãi, gấp gáp, vụn vặn, nhỏ bé, truyền thống đến mức không thể truyền thống hơn được nữa, muốn phá vỡ tình trạng này chỉ còn nước đổi mới.

Khi ấy người sáng lập công ty Xiandou Recycling đã nhìn nhận được vấn đề này và lập tức đưa ra quyết định, hy vọng có thể lợi dụng hệ thống quản lý thông tin hoá để giải quyết những vấn đề trên đồng thời quyết định không ngừng thay thế và nâng cấp hệ thống phần mềm.

Hệ thống phần mềm ngày nay của họ đã hoàn toàn khác với hệ thống phần mềm đời đầu. Quá trình này đề cập tới một vấn đề đó là các tính năng và mọi chi tiết đều được hoàn thành trong quyết sách nhanh chóng của người điều hành.

Dĩ nhiên khi đưa ra quyết định không hoàn toàn chỉ dùng phép cộng mà còn có thể sử dụng cả phép trừ. Lấy ví dụ về một ứng dụng du học tự thiết kế của bạn tôi chuyên cung cấp thông tin tuyển sinh và hướng dẫn nộp hồ sơ cho học sinh các trường.

Khi dịch vụ mua bán thuê trở nên rầm rộ thì bạn tôi cũng lập tức thêm tính năng mua bán thuê và thanh toán vào ứng dụng của mình. Thế nhưng đáng tiếc là nhóm khách hàng của bạn tôi đều là những người cố định muốn đi du học, người ta đều ra nước ngoài du học hết rồi thì làm gì có ai còn mua bán thuê nữa.

Vậy nên, những quyết định như vậy là những quyết định lệch hướng, không nên làm phép cộng.

2, Nhanh chóng cải thiện bản thân

Rất nhiều công ty khởi nghiệp đều dán giá trị quan “lấy khách hàng làm trung tâm” lên trên tường, nhưng thực tế kết quả điều tra khách hàng lại khiến họ phải tròn mồm trợn mắt. Trong đó có một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là tốc độ hưởng ứng với khách hàng không được như những gì mà khách hàng mong đợi, họ không biết rằng hậu quả của việc không kịp thời phản hồi khách hàng còn nghiêm trọng hơn cả việc phục vụ không chu đáo.

Lý do là bởi thói quen làm việc hiệu quả cao thực sự đó là trên cơ sở quan tâm tới những nhu cầu bên ngoài, ý thức được việc tự kiểm điểm và nâng cao bản thân; Đồng thời khi gặp phải khó khăn sẽ không quy đổi trách nhiệm cho các nhân tố bên ngoài mà phải tự mình tiến hoá để có được phản ứng nhanh nhạy và khả năng hành động tích cực.

Trong một buổi phỏng vấn các nhà khởi nghiệp trẻ, tôi rất để ý tới một chàng trai kinh doanh khách sạn. Bởi cậu ta cho rằng: “khách hàng đến với khách sạn muốn thưởng thức cảm giác chậm rãi nhưng công tác quản lý của tôi buộc phải NHANH”, bởi vậy cậu ta hy vọng mình luôn có thể phản hồi khách hàng một cách nhanh nhất trên mọi chi tiết, ví dụ quá trình checkin nhận phòng vì muốn bảo đảm công tác phản hồi nhanh chóng nên cậu ta tình nguyện bỏ tiền ra để thay mới một loạt hệ thống máy tính.

Thay đổi phải bắt đầu từ chính bản thân người khởi nghiệp thì mới nhận được sự tán đồng và đánh giá cao từ bên ngoài.

3, Nhanh chóng nhận thức vấn đề, trao đổi, khích lệ kịp thời và hiệu quả cao

Tôi đã từng nói chuyện với người phụ trách đặt hàng với các sản phẩm như SAAS, anh ấy nói với tôi rằng: “Chúng tôi trải qua hơn 4 tháng rưỡi, tuyển chọn hơn 30 người vào đội ngũ kinh doanh để khai thác và mở rộng thị trường.

Sau khi không có thu hoạch và tiến triển gì chúng tôi không thể không cho họ nghỉ việc. Cuối cùng, mọi chuyện giống như bây giờ, chúng tôi dựa vào quảng bá truyền miệng và chiêu mộ đại lý vùng để khai thách khách hàng mới”. Khi được hỏi về nguyên nhân thì anh ấy đã tổng kết thành mấy điểm sau:

(1), Anh ấy là người xuất thân kỹ thuật, không hiểu gì về kinh doanh bán hàng, anh ấy cho rằng mô hình bán hàng 2B có nghĩa là một đội quân bán hàng sử dụng điện thoại, ra sức quảng bá hoặc mời gọi khách hàng lạ là sẽ có đơn đặt hàng.

(2), Khi đội quân kinh doanh không có tiến triển gì thì anh ấy không an ủi, trao đổ, khích lệ và động viên họ kịp thời, ngược lại anh ấy chỉ biết dùng mục tiêu doanh số bán hàng để đàn áp họ.

(3), Khi khách hàng phản hồi, anh ấy không chú ý lắng nghe mà lại ra sức giải thích sản phẩm vượt trôi đến mức nào.

Đơn giản là thất bại trên công tác giao thiệp và trao đổi. Trên thực tế chỉ khi bạn lôi kéo và khích lệ tinh thần làm việc của đội nhóm thì mới có thể thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.

4, Nhanh chóng nhận được sự trợ giúp từ các nguồn lực một cách có hiệu quả cao

Một công việc có hiệu quả cao không thể thiếu được việc tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng cũng như sự ủng hộ của các công cụ sản xuất hiệu quả cao. Lý do là bởi từ trước đến nay tốc độ hưởng ứng luôn là ngưỡng cửa tử thần đối với những người khởi nghiệp.

>> Sản phẩm không khiến khách hàng mạnh dạn mua, làm thế nào?

Gần đây Intel và Tencent cùng nhau kết hợp ra mắt video về người khởi nghiệp. Trong video có thương hiệu sản phẩm gương trang điểm kèm đèn LED Arimo nhận được sự đầu tư vốn từ XiaoMi. Khi được phỏng vấn người sáng lập kiêm CEO của Arimo đã bày tỏ rằng: “khi thiết kế sản phẩm không nên để các thiết bị hạn chế sức tưởng tượng của bạn”.

Bởi vậy trông thì họ là nhà sản xuất các sản phẩm về gương trang điểm nhưng trong quá trình thiết kế thì việc photoshop và cắt ghép hình ảnh đều phải cần đến những thiết bị máy tính ổn định và có hiệu quả cao, giống như các món ăn ngon cần phải có thực phẩm tươi ngon vậy.

Trên thực tế đây chính là mục tiêu mà ngành thông tin không ngừng theo đuổi giúp khách hàng không phải phiền lòng trong quá trình sàng lọc thông tin. Đối với người khởi nghiệp mà nói thì càng không nên lãng phí thời gian trong việc sàng lọc thông tin mà cần phải tiếp thu những thông tin có giá trị một cách hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này thì phải cần đến những thiết bị văn phòng ưu việt và ổn định.

Ví dụ như những nhóm ngành về nội dung thì việc tiếp nhận thông tin và thiết bị máy tính có vai trò rất quan trọng. Nếu như trong quá trình tiếp nhận hoặc biên soạn thông tin chỉ cần máy tính gặp chút trục trặc thôi cũng sẽ trở thành “con sâu làm giàu nồi canh”. Một khi có được hệ thống thiết bị hoàn hảo thì dù làm gì bạn cũng sẽ cảm thấy hiệu quả và nhanh chóng.

Như vậy có thể thấy được rằng, những dự án khởi nghiệp không có hiệu quả sẽ suy tàn và biến mất bằng những hình thức nhanh nhất. Khởi nghiệp hiệu quả cao không chỉ thể hiện ở chất lượng làm việc hiệu quả làm việc cao của bản thân người khởi nghiệp mà còn thể hiện bởi khả năng và tốc độ thu thập nguồn thông tin bên ngoài. Trên con đường khởi nghiệp chỉ có tốc độ nhanh và hiệu quả cao mới giúp bạn sống sót và tồn tại.

Trả lời