Biểu đồ phân bổ tài sản gia đình Standard & Poor’s (S&P)
Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings (bình xét cấp bậc bảo hiểm nhân thọ Thái Bình) là ba cơ quan bình xét xếp hạng lớn trên thế giới, được chú ý bởi sự kiện hạ bậc xếp hạng của Mỹ.
Standard & Poor’s đã từng điều tra và nghiên cứu sức tăng trưởng bền vững của 100 nghìn gia đình trên toàn cầu đồng thời phân tích và tổng kết ra phương pháp quản lý tài chính trong những gia đình này, từ đó đưa ra biểu đồ góc vuông tài sản gia đình Standard & Poor’s.
Biểu đồ này được công nhận là phương thức phân bổ tài sản gia đình bền vững và hợp lý nhất.
Biểu đồ góc vuông tài sản gia đình Standard & Poor’s chia tài sản gia đình thành 4 tên tài khoản có tác dụng hoàn toàn khác nhau, nên kênh đầu tư vốn cũng khác nhau.
Chỉ khi có được 4 tài khoản này và phân bổ theo tỷ lệ hợp lý cố định mới có thể đảm bảo việc tài sản gia đình tăng trưởng một cách lâu dài, liên tục và bền vững.
Standard & Poor’s là cơ quan bình xét xếp hạng tín dụng có sức ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu, sau khi điều tra và nghiên cứu sự tăng trưởng ổn định của gần 100 nghìn hộ gia đình trên toàn cầu đã tổng kết ra cách quản lý tài chính và trình bày bằng biểu đồ tài sản gia đình Standard & Poor’s. Đây là biểu đồ phân bổ tài sản gia đình được coi là hợp lý nhất trên toàn cầu.
Tài khoản số 1: Các khoản tiền cần phải chi tiêu
Tài khoản này nhằm đảm bảo những chi tiêu ngắn hạn trong gia đình. Từ sinh hoạt thường ngày, mua sắm quần áo, cho tới du lịch, làm đẹp…đều chi tiêu từ trong tài khoản này.
Bạn bắt buộc phải có tài khoản này. Thế nhưng vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất đó là chiếm tỷ lệ % quá cao. Nhiều lúc cũng chính vì mức chi tiêu của tài khoản này quá cao dẫn tới tình trạng không có tiền để chuẩn bị cho các tài khoản khác.
Tài khoản số 2: Tiền bảo toàn sinh mệnh
Tài khoản này dùng để bảo đảm cho các khoản chi tiêu lớn phát sinh đột xuất, nhất định phải là các khoản tiền chuyên dụng, bảo đảm khi các thành viên trong gia đình phát sinh sự cố ngoài ý muốn, bệnh tật hiểm nghèo có đủ tiền để bảo toàn sinh mạng.
Tài khoản này chủ yếu là bảo hiểm sự cố thương vong và bệnh tật hiểm nghèo, bởi lẽ chỉ có bảo hiểm mới có thể giúp bạn mất ít lợi nhiều, 20 triệu đổi 200 triệu. Thông thường sẽ không chiếm quá nhiều tiền, nhưng khi cần dùng tới sẽ là một khoản tiền lớn.
Bình thường bạn sẽ không thể thấy được tác dụng của tài khoản này, nhưng đến những thời khắc quan trọng, chỉ có nó mới có thể bảo đảm rằng bạn không cần phải bán nhà, bán xe, bán cổ phiếu với giá rẻ hoặc chạy vạy vay mượn khắp nơi vì cần tiền gấp.
Nếu như không có tài khoản này, tài sản trong gia đình bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro bất cứ lúc nào, nên mới gọi nó là tiền bảo hiểm, bạn đã có tài khoản này chưa?
>> Ngoài mua nhà, tiền của người giàu được lên kế hoạch như thế nào?
Tài khoản số 3: Thu nhập-Tiền sinh tiền
Tài khoản này mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, thường thông qua trí tuệ và những phương pháp sở trường của chính bản thân bạn để kiếm tiền cho gia đình, bao gồm đầu tư cổ phiếu, ngân quỹ, bất động sản, doanh nghiệp…
Bạn nhất định phải có tài khoản này, tin rằng với trí tuệ của bạn lợi nhuận thu về ắt sẽ rất cao.
Điều quan trọng nhất của tài khoản này đó là tỷ lệ chiếm giữ hợp lý, có lỗ và có lãi.
Và dù lỗ hay lãi cũng đều sẽ không gây ra những sự đả kích mang tính trí mạng tới gia đình của bạn, có như vậy bạn mới có thể ung dung mà chọn lựa,
Vấn đề lớn nhất của tài khoản này đó là khuynh hướng sai lệch. Rất nhiều gia đình mua cổ phiếu năm đầu tiên chiếm 30%, kết quả kiếm được rất nhiều tiền, năm thứ 2 liền dùng 90% số tiền để mua cổ phiếu.
Rủi ro mà bạn phải gánh vác từ hành động này không cần nói chắc bạn đã rõ.
Tài khoản số 4: Tiền giữ gốc và nâng cao giá trị
Tài khoản này là những khoản giữ nguyên tiền gốc và nâng cao giá trị, nhất định phải đảm bảo việc tiền gốc không được có bất cứ chút tổn thất nào, đồng thời cần phải chống lại sự xâm lấn và ăn mòn của lạm phát.
Do vậy lợi nhuận thu về không cần quá cao mà chỉ cần lâu dài và ổn định.
Điều quan trọng nhất của tài khoản này đó là độc quyền:
1, Tuyệt đối không được lấy ra sử dụng một cách tùy tiện. Nhiều người nói phải dành dụm tiền để dưỡng già nhưng lại thường mang ra để mua xe hoặc sửa sang nhà cửa…
2, Hàng tháng, hàng năm phải có khoản tiền cố định nộp vào trong tài khoản này thì mới có thể tích tiểu thành đại, nếu không sẽ bị tiêu sài mất.
3, Phải được pháp luật bảo vệ, phải cách ly với tài sản doanh nghiệp, không dùng để gán nợ.
Chúng ta thường thấy nhiều người lúc trẻ thì rất vinh quang nhưng đến khi về già lại không một xu dính túi, nghèo nàn và khốn khó là bởi họ không có tài khoản này.
Biểu đồ phân bổ tài sản gia đình Standard & Poor’s chia tài sản gia đình thành 4 tài khoản có tác dụng khác nhau. Do vậy nên kênh đầu tư tiền vốn cũng sẽ khác nhau.
Chỉ khi có đủ 4 tài khoản này và phân bổ theo tỷ lệ hợp lý cố định thì tài sản gia đình mới được tăng trưởng một cách lâu dài, liên tục và ổn định.
Điều quan trọng nhất trong phân bổ tài sản gia đình đó là cân bằng. Khi chúng ta phát hiện ra mình chưa chuẩn bị tiền bảo toàn tính mạng hoặc tiền dưỡng lão chứng tỏ việc phân bổ tài sản gia đình đang bị mất cân bằng, không khoa học.
Lúc này chúng ta cần phải xem xét lại có phải tốc độ chi tiêu của chúng ta đang nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ kiếm tiền không? Hoặc là bạn đã đầu tư quá nhiều tài sản vào thị trường cổ phiếu hay bất động sản chăng?