Có thể nói rằng sự thành công của Google đều đến từ bản chất tự thân của nó đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Làm thế nào để xây dựng một nền tảng văn hoá liên tục thành công như trong thời đại hiện nay? Làm thế nào để thu hút được nhiều nhân tài ưu tú nhất trên hành tinh này cùng sáng tạo khởi nghiệp? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu 10 nguyên tắc lớn trong việc sử dụng nhân tài của Google.
1, Khiến công việc trở nên có ý nghĩa hơn
Muốn thu hút được nhiều nhân tài ưu tú nhất trên hành tinh này thì đầu tiên bạn cần phải có đó là mục tiêu lâu dài và rộng lớn đủ để khích lệ họ.
Công việc ít nhất chiếm tới 1/3 thời gian cuộc sống và nửa thời gian tỉnh táo của mỗi chúng ta. Trong rất nhiều hoàn cảnh, con người ta làm việc không chỉ là vì để nhận được tiền lương, mà họ đều hy vọng rằng công việc của mình sẽ có những mục đích nhất định.
>> 10 yếu tố giúp Apple tạo nên thương hiệu giá trị nhất toàn cầu
Hãy tưởng tượng công việc như là một cách để vượt lên chính mình nhưng lại thực sự phản ánh đúng phương châm và giá trị của những gì mà bạn đã làm. Google quyết chí tổng hợp và sắp xếp tất cả mọi thông tin trên toàn cầu để người người nhà nhà đều có thể tìm kiếm và có được lợi ích từ đó.
Bất cứ ai làm việc ở đây cũng đều kiên trì thực hiện sứ mệnh này, cho dù chức vụ thấp hèn nhưng sứ mệnh đó vẫn thu hút được rất nhiều nhân tài, khích lệ họ ở lại, để mạo hiểm, để làm việc bằng sự thể hiện trình độ cao nhất của mình.
Nếu bạn là người xẻ thịt cá hồi vậy thì bạn chính là người nuôi dưỡng người khác; Nếu bạn là một công nhân lắp ráp đường ống vậy thì bạn chính là người cải thiện cuộc sống nhân loại, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh; Nếu như bạn làm việc trên dây chuyền sản xuất, dù sản phẩm làm ra là gì đi chăng nữa thì đều là vì nhu cầu sử dụng của người khác, bạn đang giúp đỡ họ.
Dù bạn đang làm gì đi chăng nữa, thì đều có những ý nghĩa quan trọng nhất định với ai đó. Và dĩ nhiên, công việc đó đối với bạn cũng có ý nghĩ rất lớn. Nếu bạn là giám đốc thì công việc của bạn đó chính là giúp nhân viên của mình phát hiện ra được những ý nghĩa này.
2, Những người nhân viên tín nhiệm bạn
Cổ vũ nhân viên suy nghĩ và hành động như một người lãnh đạo thực thụ.
Nếu bạn tin rằng “nhân chi sơ tính bản thiện” thì hãy nên hành động như vậy. Đối với mỗi người nhân viên phải luôn trong suốt và chân thành, cho họ quyền được nói, quyền được quyết định làm việc như thế nào? Giống như đây chính là công ty của họ vậy.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Nếu biểu hiện tín nhiệm trước đó của bạn càng ít, chỉ cần một cử chỉ nhỏ thôi cũng khiến người khác cảm thấy có ý nghĩa quan trọng. Nếu bạn có một cửa hàng nhỏ, hãy thường xuyên hỏi ý kiến nhân viên của mình rằng: “Thay đổi như thế nào để khiến cửa hàng tốt hơn?”, hoặc có thể hỏi họ rằng: “Nếu đây là công ty của các bạn thì các bạn sẽ làm như thế nào?”
Phương pháp duy nhất để làm được điều này đó là bạn phải từ bỏ một phần nhỏ quyền năng của mình, để họ có không gian phát triển theo hướng đó. Điều này có lẽ sẽ khiến người ta có chút chùn bước nhưng thực ra nó không cần phải quá mạo hiểm.
Nếu bạn lo lắng rằng làm như vậy gây tổn hại tới quyền uy của bạn, vậy thì hãy nói cho nhân viên của bạn biết rằng, mỗi loại thay đổi cải cách chỉ đều thử nghiệm trong một vài tháng mà thôi. Nếu có thể, khả dụng thì mới tiếp tục. Nếu không thể hoặc không khả dụng thì sẽ dừng lại. Cho dù chỉ là thử nghiệm nhưng nhân viên của bạn chắc hẳn sẽ rất cảm kích trong lòng.
3, Tuyển chọn những người xuất sắc hơn bạn
Muốn tìm được những người nhân viên ưu tú nhất thì bạn cần phải có tính nhẫn nại. Thiết lập tiêu chuẩn cao và quyết không thỏa hiệp trong vấn đề chất lượng. Tuyển chọn những người tài giỏi hơn bạn, xuất sắc hơn bạn về một số mặt nào đó. Và không lâu sau bạn chắc chắn sẽ có một đội ngũ nhân tài hùng mạnh.
Doanh nghiệp thường cho rằng tìm được người để lấp chỗ trống quan trọng hơn là việc nhẫn nại tìm người phù hợp với vị trí công việc đó. Có người nhân viên kinh doanh đã từng nói với tôi rằng: “có còn hơn không”, thà rằng có người làm việc mặc dù họ chỉ hoàn thành được 70% mức doanh thu đặt ra còn hơn là để chỗ trống.
Thế nhưng việc thoả hiệp trên vấn đề chất lượng tuyển dụng vốn đã là một sự sai lầm. Tuyển dụng một người nhân viên kém cỏi giống như việc thả phân chuột vào trong nồi canh ngon vậy.
Không chỉ bản thân họ biểu hiện không tốt mà còn ảnh hưởng tới sự biểu hiện và tinh thần của những người xung quanh khác. Nếu như từ chối một ai đó có nghĩa là mỗi người khác còn lại sẽ phải càng nỗ lực làm việc hơn trong một thời gian ngắn. Chỉ cần nhắc lại ký ức khi họ cộng tác với những người đồng nghiệp yếu kém mà họ đã gặp phải trước đó là được.
Thành lập ủy ban hoàn thành công tác tuyển dụng, dự tính tiêu chuẩn khách quan trước, tuyệt đối không được thỏa hiệp, kiểm tra định kỳ những người nhân viên mới xem họ có tối ưu hơn những người nhân viên cũ trước đó không.
Điều để chứng minh công tác tuyển dụng của bạn làm rất tốt đó là trong 10 người nhân viên mới thì có 8, 9 người ưu tú hơn bạn.
Nếu như họ không ưu tú như bạn thì tốt nhất đừng nên tuyển dụng, trừ khi tìm được người ưu tú hơn. Trong thời gian ngắn có thể công việc của bạn sẽ bị chậm lại nhưng trong tương lai lâu dài bạn sẽ có một đội ngũ nhân viên hùng mạnh.
4, Đừng để sự trưởng thành và doanh thu móc nối với nhau
Nên phân biệt rõ ràng giữa quản lý doanh thu và sự phát triển sự nghiệp. Nếu bạn trói buộc chúng lại với nhau bạn sẽ bị mất đi khả năng học tập.
Nếu người nhân viên cảm thấy mình phạm phải một sai lầm nào đó thì có nghĩa là họ sẽ bị tổn hại về nghề nghiệp hoặc kinh tế, chính vì thế mà họ sẽ ra sức tranh luận chứ không hề giữ thái độ mở lòng để học hỏi và trưởng thành.
Tổ chức đàm thoại mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo thành tích bình ổn và sự phong phú giàu có. Giống như việc mà giám đốc trước đây của tôi đã làm đó là sau mỗi cuộc họp đều tổ chức đàm thoại vậy. Khi bắt đầu tổ chức đàm thoại phải luôn giữ thái độ là: “Tôi có thể làm gì để giúp bạn giành được nhiều thành công lớn hơn?” Nếu không tâm lý phòng ngự của nhân viên sẽ bị tăng lên gây gián đoạn công việc học tập.
5, Quan tâm tới những người có biểu hiện kém nhất và những người có biểu hiện tốt nhất
Nếu như thành tích của họ thấp thì hãy nói cho họ biết và giúp đỡ họ học tập để nâng cao hoặc giúp họ tìm những vai trò mới phù hợp với họ hơn. Chúng ta cần phải chỉ cho họ biết họ cần phải làm như thế nào mới có thể trưởng thành. Còn với những nhân viên có biểu hiện tốt thì hãy đặt họ dưới thấu kính hiển vi để tìm ra nhân tố giúp họ thành công và sao chép nó.
Đem nhân tài đặt dưới kính hiển vi để quan sát. Họ biết cách kết hợp giữa môi trường và kỹ năng, tận tâm mài giũa mới làm rõ như thế nào để có được biểu hiện phi thường vượt trội. Không những có thể nhận biết ra được những người nhân viên toàn năng mà còn nhận biết ra được những người nhân viên có những mặt đặc biệt nội trội.
Sau đó, không chỉ biến họ thành tấm gương cho những người khác, mà còn soạn thảo danh sách kiểm tra xoay quanh những việc mà họ đã làm và mời họ làm người hướng dẫn. Truyền thụ lại những phương pháp tốt nhất để nắm bắt một kỹ năng hay khả năng nào đó một cách nhanh nhất. Mời minh tinh làm người hướng dẫn, dù chỉ là nửa tiếng cà phê trò chuyện nhưng cũng đủ để họ nói rõ về cách mà họ đã triển khai công việc như thế nào, mà quá trình này cũng có sự trợ giúp cho sự trưởng thành của họ. Nếu bên cạnh bạn có những người đồng nghiệp tương tự như vậy thì hãy quan sát họ một cách hết sức tỉ mỉ, nên đặt nhiều câu hỏi với họ, lợi dụng cơ hội này để học hỏi thêm kiến thức từ họ.
Cùng với đó, đối với những người nhân viên yếu kém thì cũng nên rủ lòng thương với họ. Nếu như công tác tuyển dụng của bạn không mắc phải sai lầm thì đại đa số nhân viên rơi vào hoàn cảnh khó khăn đó là do họ không tìm được vị trí công việc phù hợp chứ không phải là do bản thân họ ngốc nghếch. Hãy giúp họ học hỏi và tìm được những vị trí vai trò mới phù hợp với họ hơn.
Nếu như đã nỗ lực thử giúp đỡ họ bằng những cách làm trên mà vẫn thất bại thì hãy nên cho họ nghỉ việc. Để họ ở lại công ty không phải là cách làm từ bi với họ, bởi nếu họ được ở trong một môi trường mà họ không phải là người kém nhất thì họ sẽ càng vui vẻ hơn.
6, Về sự tiết kiệm và hào phóng
Bạn có thể làm những việc có ý nghĩa lớn nhất cho nhân viên của mình mà đại đa số đều là những việc không cần tiền hoặc gần như là miễn phí. Hãy tiết kiệm chi phiếu của bạn đợi cho đến khi nhân viên của bạn cần nó nhất.
Những việc mà chúng ta làm cho nhân viên đại đa số đều không cần bất cứ chi phí gì. Mời nhà cung cấp đến công ty phục vụ cho nhân viên của bạn hoặc hợp tác với cửa hàng bán bánh mỳ kẹp để ship bữa trưa cho nhân viên của bạn. TGIF(Thank God It’s Friday) và khách mời diễn thuyết chỉ cần một căn phòng và một cái micro. Thế mà lại mang lại nguồn tài sản vô cùng phong phú: mở đường cho google phát minh ra một loại dịch vụ mới hoặc đưa ra một làn sóng thảo luận mới.
Tiết kiệm tiền để sử dụng khi nhân viên có nhu cầu nhất hoặc là gặp sự cố hoặc là có đại hỷ. Khi ai đó cần phải điều trị gấp hoặc khi gia đình đón chào thành viên mới, sự hào phóng của bạn sẽ mang lại sức ảnh hưởng lớn.
Quan tâm tới những thời khắc trọng đại nhất của nhân loại có thể làm nổi bật sự quan tâm của tổ chức đơn vị bạn tới mỗi người nhân viên. Khiến họ hiểu được rằng luôn có sức mạnh của toàn đơn vị đứng sau làm hậu thuẫn cho họ những lúc họ ở dưới vực sâu hay đứng trên đỉnh cao của cuộc đời và họ sẽ cảm thấy được an ủi phần nào.
7, Sự khác biệt về thù lao
Người nhân viên ưu tú nhất của bạn có giá trị cao hơn rất nhiều với những người nhân viên phổ thông khác, bạn phải đảm bảo được rằng họ luôn cảm nhận được điểm này. Nếu không thì chính bạn đang đưa ra cho họ một lý do để nghỉ việc.
Dù bộ phận nhân lực nói với bạn như thế nào đi chăng nữa thì hãy luôn ghi nhớ rằng đại đa số những biểu hiện thành tích trong công việc đều phù hợp với việc phân bố xác xuất. 90% giá trị trong đơn vị của bạn đều do 10% những người nhân viên mũi nhọn tạo dựng lên.
Do vậy những người nhân viên ưu tú bao giờ cũng có giá trị hơn so với những người nhân viên có trình độ trung bình. Giá trị của họ có thể cao hơn những người nhân viên trung bình tới 50% hoặc thậm chí là cao hơn tới 50 lần, nhưng cho dù họ cao hơn bao nhiêu đi chăng nữa thì đều đáng để bạn vì họ mà bỏ ra nhiều hơn. Nhất định phải để họ biết được những điều này.
Dù bạn không có nhiều tiền vốn để cung cấp cho họ một mức lương cao vượt trội, nhưng một mức lương cao hơn so với mức bình thường cũng là một cách để bày tỏ thành ý của bạn.
Những người nhân viên khác có thể không vui vì sự khen thưởng này của bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn đối mặt để giải quyết vấn đề này: giải thích cho họ biết nguyên nhân về sự khác biệt mức thù lao và cũng nói rõ cho họ biết cách làm thế nào mới có thể thay đổi hiện trạng.
Cùng với điều đó bạn cũng phải hào phóng đầu tư vào việc khẳng định của công chúng. Thành tích của cả nhóm đáng để ăn mừng, những lúc dù thất bại nhưng học được những kinh nghiệm và bài học lớn thì cũng nên phải cổ vũ khích lệ và động viên.
8, Tương tác
Một tín hiệu nhỏ nhưng lại tạo ra sự thay đổi lớn trong hành vi.
Hãy xem xét môi trường xung quanh đang tương tác với bạn và những người xung quanh như thế nào. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy người khác và xây dựng mối quan hệ với họ không? Bạn gửi e-mail hay tin nhắn cho bạn bè là để chia sẻ chuyện vui hay là để ca thán cáu giận?
Chúng ta luôn phải chịu sự tương tác của môi trường mọi lúc mọi nơi và cũng luôn tương tác tới những người xung quanh mọi lúc mọi nơi. Lợi dụng điểm này để khiến bạn và đội nhóm của bạn vui vẻ hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
9, Chỉ số kỳ vọng về trình độ quản lý không ngừng được nâng cao
Con người rất phức tạp, bạn không có cách nào để khiến tất cả mọi người đều vui nhưng điều này không gây trở ngại tới việc bạn đi thử nghiệm những phương pháp mới.
Có những lúc bạn sẽ phạm phải sai lầm, những lúc như vậy hãy lùi lại vài bước. Sau khi hiểu rõ được điểm này và trước khi bắt đầu thử nghiệm hãy nói cho mọi người biết bạn dự định sẽ làm như thế nào. Làm như vậy sẽ có tác dụng trong việc thúc đẩy họ từ kẻ phê phán trở thành người ủng hộ. Khi thực nghiệm bước vào đường vòng, sự hoài nghi sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho bạn.
10, Hưởng thụ! Sau đó lại quay về điều thứ nhất, bắt đầu lại từ đầu
Đừng nên vội vàng làm tất cả mọi việc trong cùng một khoảng thời gian. Muốn xây dựng một nền tảng văn hoá vĩ đại cần phải liên tục và không ngừng học tập, thử nghiệm và làm mới.
Larry và Sergey Brin đều có chí muốn xây dựng một môi trường làm việc mà ai cũng hy vọng được làm việc trong đó.
Bạn cũng có thể làm được điều tương tự. Dù bạn mới tốt nghiệp, mới đi làm trong công ty, mới chỉ là một nhân viên sơ cấp hay đã là nhân viên số thứ 1000006, bạn hoàn toàn có thể giống như một người sáng lập lựa chọn cách giao tiếp trao đổi với những người xung quanh, lựa chọn cách thiết kế môi trường làm việc của mình như thế nào? Lựa chọn cách lãnh đạo như thế nào?…Làm như vậy sẽ giúp bạn tạo dựng được một môi trường làm việc có thể thu hút được nhiều nhân tài trên thế giới.
Đây không phải là việc “làm một mẻ, khoẻ suốt đời”. Muốn xây dựng một mô hình văn hoá doanh nghiệp và môi trường làm việc phi phàm, yêu cầu chúng ta phải luôn không ngừng học hỏi và cách tân. Đừng nên quá lo lắng khi phải thử nghiệm tất cả mọi việc.
Sự kỳ diệu của phương pháp này là ở chỗ một môi trường tốt sẽ luôn có thể tự mình củng cố để mạnh mẽ hơn: tất cả những sự cố gắng nỗ lực này đều có thể trợ giúp lẫn nhau để cùng nhau tạo ra một tổ chức có sức sáng tạo, thú vị, luôn nỗ lực cố gắng và có hiệu quả công việc cao. Nếu bạn tin rằng: “nhân chi sơ tính bản thiện”, vậy thì hãy luôn thực hiện phương châm của mình trong quá trình làm việc.