Em muốn mua lại thương hiệu một quán trà sữa để kinh doanh. Mong các anh chị tư vấn cho em về chiến lược và địa điểm. Em sống và làm việc ở quận Mỹ Đình – Hà Nội ạ
Cảm ơn các anh chị nhiều ạ
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Lê Nguyên! Kinh doanh quán cà phê, kinh doanh quán trà sữa là mô hình kinh doanh mang đến doanh thu và lợi nhuận lớn cho rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thế nhưng trong thời buổi hiện nay, khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, muốn “chen chân” vào thị trường này không phải điều dễ dàng.
Mua lại thương hiệu quán trà sữa để kinh doanh
Có 2 hình thức phổ biến khi mua lại thương hiệu quán ăn, quán nước uống hiện nay đó là:
- Hình thức nhượng quyền thương mại: Ở hình thức này, bạn sẽ thương lượng với những công ty lớn, những doanh nghiệp đã thành công và được nhiều người tiêu dùng biết đến trong lĩnh vực kinh doanh quán cà phê, trà sữa. Bạn sẽ phải trả một khoản phí nhượng quyền và được sử dụng tên thương mại, được hỗ trợ về trang thiết bị kinh doanh, thiết kế quảng cáo, bảng hiệu… Đối với hình thức này bạn có thể sử dụng thương hiệu nổi tiếng để bán hàng, thu hút khách hàng và kinh doanh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị phụ thuộc nhiều vào bên cho nhượng quyền, nếu như hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của bên cho nhượng quyền có vấn đề, hoạt động kinh doanh của bạn cũng bị ảnh hưởng theo.
- Mua đứt lại thương hiệu, địa điểm kinh doanh của một quán trà sữa, quán cà phê. Những quán cà phê này có thể đã có khách hàng, những vì một số lý do nào đó mà chủ quán không thể tiếp tục kinh doanh, hoặc kinh doanh thua lỗ… Khi mua những quán cà phê này, bạn cần phải lưu ý thay đổi chiến thuật kinh doanh, có thể là thay đổi về mặt không gian, có những ý tưởng độc đáo, sáng tạo… để thu hút khách hàng.
>> Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê ở Biên Hòa
Tư vấn về chiến lược kinh doanh quán cà phê
Chiến lược kinh doanh được hiểu là những quyết định, những hành động nhằm đạt được mục tiêu cụ thể trong kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh những hoạch định, những mục tiêu, chiến lược kinh doanh còn được hiểu và vũ khí của các doanh nghiệp, là “mưu lược” giúp các doanh nghiệp có thể thành công. Thông thường một bản chiến lược kinh doanh phải được hoạch định trong dài hạn ít nhất là 3 năm.
Để có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với năng lực hiện tại của doanh nghiệp bạn cần phải hiểu về thị trường, hiểu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, những sản phẩm dự định kinh doanh… tất cả những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn: thời tiết, chính sách của chính phủ, những quan niệm của xã hội, những thay đổi về công nghệ…; đồng thời phải đánh giá được khả năng của doanh nghiệp: khả năng về tài chính, khả năng tìm kiếm nguồn hàng, khả năng sáng tạo… (tất cả những yếu tố bên trong của doanh nghiệp). Từ những đánh giá về môi trường bên ngoài, bên trong bạn có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể.
Trong kinh doanh một trong những yếu tố quan trọng bạn cần phải quan tâm đến là, nguồn lực của doanh nghiệp luôn luôn có giới hạn, chính vì vậy bạn cần phải phân bổ chi phí, phân bổ thời gian ưu tiên những công việc cụ thể. Không ai có thể làm được tất cả mọi công việc trong cùng một lúc, hãy biết lựa chọn ưu tiên những công việc cụ thể, thêm vào đó bạn cần phải căn nhắc giữa yếu tố ngân sách và thời gian hoàn thành công việc. Mỗi chiến lược kinh doanh, mỗi hoạt động kinh doanh cần phải có thời gian hoàn thành công việc cụ thể, dựa vào những mục tiêu, dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp mà bạn nên xác định những chiến lược kinh doanh cụ thể.
Chúc bạn thành công!