Kinh nghiệm làm ăn chung vốn-hùn góp vốn kinh doanh (tránh bị thiệt)

Nếu bạn muốn có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo và vốn lớn để xây dựng kế hoạch làm ăn hoàn hảo hơn thì đôi lúc trên con đường sự nghiệp của bạn phải cần có thêm một người đồng hành cộng gộp ý tưởng và vốn . Những người đó có thể là người bạn thân, anh chị em trong gia đình hay là một người xa lạ nào đó. Tuy nhiên bạn biết đấy, có không ít những người làm ăn chung vốn khi mới bắt đầu đã xảy ra cãi nhau, một số trường hợp gặt hái lợi nhuận cao thì gặp đố kỵ với nhau; nhưng bên cạnh đó cũng không  ít những cặp bài trùng tinh ý nhường nhịn nhau trong làm ăn, thuận lợi cả đôi đường công việc kinh doanh…Vậy làm sao để tìm một người bạn cộng tác kinh doanh hợp ý? Kinh nghiệm làm ăn chung vốn-hùn góp vốn kinh doanh như thế nào?

Trọng bài viết này, bytuong.com sẽ trình bày rõ vấn đề cách làm ăn chung vốn, những kinh nghiệm cần nắm trước khi hùn góp vốn kinh doanh. Theo dõi nhé!

Kinh nghiệm làm ăn chung vốn-hùn góp vốn kinh doanh (tránh bị thiệt)

Có thể nói, tìm được một bạn hợp tác làm ăn chung vốn mở công ty kinh doanh một sản phẩm nào đó không phải khó, tuy nhiên điều ai cũng lo lắng là tư tưởng, phong cách làm việc với nhau có chuyên nghiệp hay không, điều này đòi hỏi sự nhường nhịn, thấu hiểu, hợp tác ăn khớp cả hai bên. Cho nên, ngay từ đầu hai người hợp tác hùn góp vốn kinh doanh nên ngồi lại với nhau và thống nhất quan điểm: tình cảm tách biệt với công việc. Với công việc luôn luôn tuân thủ theo nguyên tắc, quy định chung định ước ngay từ đầu. Chính vì thế, ngày từ lúc ban đầu bạn cần chú ý quan sát tìm người hùn vốn hạp với mình, hợp đồng hợp tác rõ ràng, phân công trách nhiệm và chia lợi nhuận kinh doanh sằn phẳng, hợp tình hợp lý. Cụ thể:

1, Hãy lên ý tưởng kinh doanh, kế hoạch rõ ràng

Bạn muốn tìm người hùn vốn, làm ăn chung vốn trước hết phải lên ý tưởng kinh doanh và viết bản kế hoạch thực hiện thật rõ ràng, thực tế. Nếu người hùn vốn cảm thấy ý tưởng của bạn hay, có khả quan, lời lãi cao, phù hợp với khả năng kinh doanh của họ thì sẽ an tâm làm ăn chung vốn.

Ví dụ bạn có ý định mở quán cà phê theo mô hình sân vườn kết hợp 1 căn phòng vui chơi cho trẻ em để phục vụ các đối tượng đã có gia đình có thể thuận lợi trông con cái và vẫn có thể tám chuyện cùng bạn bè, nếu vậy thì bạn cần lập một bản kế hoạch chi tiết về vị trí thuê mặt bằng, mô hình thiết kế không gian quán, các thực đơn nguyên liệu chế biến nước uống + món ăn kèm theo; vốn – lãi  dự tính, cách marketing tiếp cận khách hàng. Sau đó, bạn bắt đầu tìm người cộng tác làm ăn trao đổi sơ về cách thực hiện. Bạn lưu ý nên triển khai kế hoạch qua 1 buổi nói chuyện trực tiếp nếu họ hài lòng khi tiến hành kinh doanh bạn cung cấp thông tin chi tiết hơn, tránh gửi ý tưởng, kế hoạch qua bản thảo vì nếu người bạn muốn hợp tác không muốn kinh doanh chung rất có thể bạn bị đánh cắp ý tưởng.

2, Chọn người hùn vốn hạp với mình

Khi có ý tưởng kinh doanh bạn mới có thể quan sát tìm người hùn vốn thích hợp với ý tưởng của bạn. Nhưng bạn biết đấy, dù người thân hay là bạn bè thân đi chăng nữa khi bắt đầu hợp tác kinh doanh chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn rắc rối xuất phát từ công việc, quan điểm cá nhân. Chính vì thế, ngay từ lúc ban đầu bạn hãy chọn đối tượng hợp tác của mình thật ăn ý, tránh chọn người nóng tính, làm việc không có trách nhiệm.v.v. nên chọn người có kiến thức, nhiệt tình, năng nổ khi làm việc, hiểu tính nhau, nhường nhau một chút, ví dụ có thời gian bạn sẽ làm nhiều việc hơn bạn kia nhưng lợi nhuận thì nếu cưa đôi cũng vẫn nên vui vẻ.

3, Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đừng bao giờ bạn nghĩ rằng đã là người thân, bạn thân thì cần gì viết bản hợp đồng. Nhưng bạn đã sai lầm rồi đấy, bản hợp đồng sẽ tạo niềm tin và sự công bằng cho bạn và người hợp tác quyết tâm làm ăn thật đàng hoàng, chỉnh chu, có trách nhiệm. Ngoài ra, bản hợp đồng này sẽ quy định rõ các điều lệ nguyên tắc làm việc, số vốn hùn chung, quy định làm việc nhóm, phần trăm lợi nhuận kinh doanh sau này khi đạt được sẽ hưởng bao nhiêu.

>> 7 Nguyên tắc hùn vốn làm ăn để được lâu dài

4, Phân công trách nhiệm, nguyên tắc tham gia hợp tác làm ăn chung vốn

Khi đã hùn hạp làm ăn, bạn phải có trách nhiệm với công việc của mình, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phương hướng kinh doanh rõ ràng, để tránh người làm ít người làm nhiều sinh ra mâu thuẫn. Cụ thể:

+ Phân chia công việc cho nhau rõ ràng, phải có trách nhiệm với công việc được giao để cùng nhau phát triển, có thể đóng góp ý kiến công việc của người đang chịu trách nhiệm nhưng không mặc định bắt buộc người đó làm theo ý kiến của mình.

+ Luôn động viên nhau trọng công việc kinh doanh, tránh than vãn, làm người cộng tác hụt hẫng, nản chí.

+ Khi xảy ra sai sót, khó khăn, phải cùng ngồi với nhau bàn bạc giải quyết vấn đề tránh cãi nhau, bỏ trách nhiệm.

+ Phải lắng nghe ý kiến của người cộng tác, nếu không hài lòng hãy phản biện bằng những lý do thuyết phục nhất.

+ Giải quyết công  việc bằng sự  tư duy, logic,  xử lý mọi tình huống  một cách lý tính và bình tĩnh.

+ Đôi lúc cũng xảy ra mâu thuẫn, bởi không ai biết được kế hoạch, hướng đi nào tốt nhất cho nên khi làm việc nhóm cần có những mâu thuẫn để và

+ Nếu có nhiều người hùn vốn thì phải phân chia nhiệm vụ, lợi nhuận rõ ràng tránh tình huống bè phái cục bộ, tranh chấp bất ổn.

5, Cách chia lợi nhuận kinh doanh

Làm ăn chung thì tốt nhất là mở công ty cổ phần, tách biệt tiền lương & phân chia lợi nhuận.Tiền lương thì ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít; lợi nhuận thì chia theo tỉ lệ góp vốn, nhưng cũng xác định trước về mức đầu tư công sức cho công ty, cửa hàng; chứ nếu chỉ đầu tư lúc đầu rồi sau đó cứ thế ngồi ăn chia lợi nhuận mà không làm gì thì cũng không bền đâu.

Như thế này nhé, ví dụ khi bạn cùng với người thân của mình kinh doanh mở cửa hàng quần áo, khi nhập hàng về bán thu lãi. Từ số tiền bán được bạn sẽ phân chia tiền nhân viên (bao gồm cả tiền công bạn có mặt làm việc tại cửa hàng), tiền vốn nhập hàng tiếp theo, tiền điện nước, mặt bằng…. sau đó sẽ dư lại một số tiền lợi, tùy theo quy định % giao ước ngay từ đầu bạn sẽ chia tiền này cho các bên, hoặc tùy số tiền góp vốn vào bạn chia ra lợi nhuận tương ứng cho phù hợp.

Như vậy, để tìm được người phù hợp làm ăn chung vốn-hùn góp vốn kinh doanh rất khó, vì rất dễ xảy ra mâu thuẫn trong làm ăn, làm mất đi tình cảm bạn bè, người thân Cho nên bạn phải suy nghĩ thật kỹ về cách tìm đối tác người cộng hưởng kinh doanh cùng, đưa ra những nguyên tắc góp vốn kinh doanh, lợi nhuận phân chia cho các bên góp vốn rõ ràng.

Hi vọng, những điều cần lưu ý trước khi hợp tác kinh doanh sẽ giúp bạn triển khai chiến lược kinh doanh, hưởng lợi nhuận với tác của mình thật hiệu quả. Chúc bạn kinh doanh thành công nhé!

Trả lời