Một số vấn đề biết thì tốt trong lần đầu khởi nghiệp

Trào lưu khởi nghiệp hiện đang rất mãnh liệt và dữ dội ở nước ta. Đa phần đều là những người khởi nghiệp lần đầu. Do không thành thạo, không có kinh nghiệp…nên khó tránh khỏi sự căng thẳng và bàng hoàng. Vậy lần đầu khởi nghiệp cần phải chú ý những gì?

1, Lần đầu lập nghiệp, quan trọng nhất là phải “vững”.

Tiền đầu tư khởi nghiệp thường là số tiền đã được tích lũy nhiều năm, thậm chí là toàn bộ gia sản, chưa từng lăn lộn trải nghiệm trên thương trường khốc liệt, vậy phải làm thế nào mới “vững” được đây?




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Đầu tiên là việc lựa chọn dự án kinh doanh, người khởi nghiệp nên cố gắng lựa chọn kinh doanh hay khởi nghiệp với những lĩnh vực sở trường hoặc quen thuộc với mình để khiến việc tiếp xúc dễ dàng hơn và việc tiến hành thuận lợi hơn.

Thứ là là phải đáng tin cậy. Khởi nghiệp là một chuyện lớn vô cùng quan trọng, nhất là trong lần đầu tiên khi mà bạn chưa có kinh nghiệm.

Không nên tự tin thái quá để làm những gì gọi là sáng tạo, tốt nhất hãy nên trung thành với lối đi của những người trước, tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm rồi hãy làm những thứ khác.

2, Tối kỵ việc tham nhiều lại cầu toàn, “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Sau khi đã lựa chọn xong định hướng khởi nghiệp và kinh doanh thì hãy toàn tâm toàn ý làm tốt theo định hướng đó, làm tốt chuỗi kinh doanh trước rồi hãy nói đến những vấn đề khác.

>> Từ nghèo đến giàu: 10 lời khuyên chân thành từ thực tế nghiệt ngã

Dù bạn đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng lúc này bạn vẫn phải nghĩ cách làm sao để làm tốt hơn nữa chứ không phải xây dựng những chuỗi kinh doanh mới.

Bạn hãy nhớ rằng: chỉ có những sản phẩm mang lại giá trị không ngừng cho người tiêu dùng thì mới được tiêu dùng.

Ví dụ như nhà hàng, không có đặc sắc riêng mà chỉ có những món ăn mang hương vị thông thường, thực khách ăn một hai lần chỉ nhằm mục đích no cái bụng thì sẽ không thể thu hút được sự chú ý lâu dài của khách hàng.

3, Lần đầu khởi nghiệp, cần phải chú ý học hỏi.

Khiêm tốn khiến bạn tiến bộ, kiêu ngạo khiến bạn tụt hậu. Đây là khái niệm đã sớm hình thành trong nhận thức của chúng ta ngay từ những năm học tiểu học.

Lần đầu khởi nghiệp cần phải không ngừng học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước trong nghề, ngoài ra cần phải ham đọc sách. Có người nói rằng, muốn làm ông chủ có thể không cần biết về tài chính và kế toán nhưng nhất định phải biết kinh doanh và bán hàng.

Bởi vậy người khởi nghiệp lần đầu có thể học hỏi thêm kinh nghiệp từ những người bạn làm về lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Có những người đột phá, vượt lên được chính mình là nhờ việc không ngừng học tập và nâng cao.

4, Đầu tư ít vốn để thử nghiệm trước.

Khởi nghiệp kinh doanh có rủi ro rất lớn. Để xác nhận mô hình khởi nghiệp kinh doanh của bạn có “đầu xuôi đuôi lọt” được hay không thì tốt nhất là nên đầu tư một nguồn vốn nhỏ trước xem doanh thu thế nào.

Ví dụ bạn muốn mở đại lý bán hàng, sau khi xác định được loại mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh hãy tung sản phẩm của bạn lên facebook hoặc zalo trước để xem mọi người phản ứng như thế nào. Nếu phản ứng tốt thì có thể suy nghĩ thêm về những việc cần phải làm tiếp theo.

5, Đừng nên lấy mốt làm tiêu chuẩn. Không ít người kinh doanh khi nhập hàng thường thích chạy theo mốt, chạy theo “hot style”.

Khi quá nhiều người đổ xô vào những mẫu hàng hot này rồi thì đầu ra của nó sẽ dần dần bị hạn hẹp và tắc nghẽn, nhất là trong trường hợp với thói quen của người tiêu dùng Việt Nam thường có tâm lý mua hàng từ shop quen,

Nếu shop quen của họ có bán những hot style này thì xác xuất họ mua những sản phẩm cùng loại ở nơi khác là rất thấp.

Mốt thông thường chỉ hot trong một khoảng thời gian nhất định. Khởi nghiệp kinh doanh phải chạy theo thị trường chứ không phải là chạy theo mốt.

Lần đầu khởi nghiệp sẽ có rất nhiều điều cần phải chú ý, trên đây là một số tổng kết của cá nhân tôi. Ngoài ra cần phải chú ý tới một số điểm nhỏ khác như vốn kinh doanh, người góp vốn…

Trả lời