(Một bài chia sẻ từ Fan gửi về theo quan điểm cá nhân)- Bài viết này Lương xin được đăng, gửi tới Boss những lưu ý, và lời khuyên chân thành khi chúng ta định giá công ty, hay quá tự hào với ý tưởng của mình mà quên đi những tính toán khôn ngoan trong khởi nghiệp, nhờ vậy cho chúng cái nhìn khách quan hơn. Đây là bài viết chia sẻ từ độc giả gửi về, vì vậy xuất hiện một số quan điểm cá nhân, thiên hướng chủ quan.
Hiện nay chương trình kêu gọi Nhà Đầu Tư Shark tank VN đang rất nóng vì tính sát thực và các chiến lược đầy tầm cao quan trọng. Nhưng không phải dự án nào cũng đều được đầu tư và rót tiền. Có những thương vụ cực kỳ lạ và độc đáo nhưng lại quá “điên rồ” mà phải ngậm ngùi, cơ hội đến tận miệng vẫn phải ra về.
- 1, Kêu gọi 5 triệu USD cho 25% cổ phần: Thương vụ Ekid Studio
Nghe đến số vốn 5 triệu USD khá là khủng, hơn thế mọi người sẽ nghĩ dự án này phải hoành tráng lắm, vốn dĩ “tiền nào của nấy” mà. Thế nhưng dường như dự án này lại quá sơ sài và cũng đã quá đại trà.
Sai lầm: Phần mềm học anh văn không còn quá xa lạ với người Việt Nam, thậm chí là rất phổ biến, trong khi đó các bà mẹ ông bố hiện nay không hề muốn con em mình sử dụng quá nhiều trên các thiết bị điện tử, vậy người gọi vốn không biết điều này sao?
Như Shark Linh có nói. Chiến lược của dự án này khá thông minh nhưng không “hay”, anh ta kêu vốn khủng một phần để gây sự chú ý,một phần để các Shark không muốn đầu tư. Nên tâm điểm không phải các Shark mà là người theo dõi chương trình.
Muốn quảng bá và được nhiều biết đến sản phẩm của mình thông qua chương trình nổi tiếng này chứ không thực sự gọi vốn, trong khi sản phẩm này quá bình thường. Anh ta không những làm mất cơ hội của mình mà còn làm giảm cái giá trị mà sản phẩm mình đem tới.
- 2, Gọi 5 tỷ cho 25%. Đệ Nhất Thanh Long
Cái sai đầu tiên mà người xem có thể thấy đầu tiên là người gọi vốn nói quá nhiều không vào trọng tâm.[the_ad id=”382″]
Cái sai thứ hai là đây là sản phẩm từ trái cây, mà đã là từ trái cây thì phải là tươi, ngon không thuốc mới được chú ý, nhưng lại đề ra “phế phẩm từ thanh long”, thật đáng tiếc khi câu này đã đánh mất tất cả sự quan tâm tới chủ đề đang nói. Đã là phế phẩm thì dù ngon hay bổ họ đều không còn để ý tới nữa.
Cái sai thứ ba là muốn chứng tỏ một thứ không thể thành có thể thì cần chứng minh, muốn nói phế phẩm có thể sử dụng, tái chế thì cần chứng minh bằng bằng sáng chế, máy móc tạo ra rõ ràng và cần được kiểm định thì lại chỉ là nói miệng mà không có sức thuyết phục nào.
Cái sai thứ tư là khi xin đầu tư thì cần phải có một kế hoạch rõ ràng, không cần hoàn thiện nhưng phải có những bước đi đầu vững vàng thì người đầu tư mới đủ tin tưởng để rót vốn. Chỉ rõ vốn ban đầu bao nhiêu, hoạt động được bao lâu rồi, có lợi nhuận ổn định và phát triển tốt trong tương lai không? Đó là tất cả những gì người đầu tư quan tâm.
- 3, Gọi 300 nghìn USD cho 50% cổ phần, Lên Trời Gọi Mưa
Thực ra đây là một dự án nói “ngớ ngẩn” cũng không phải, mà “màu mỡ” cũng không đúng. Cái sai ở đây là không đúng chỗ. Một dự án có tầm quy mô rộng và sâu, cần nghiên cứu kỹ và rõ ràng hơn.
Trong khi đó mọi thứ chỉ đang là ý tưởng, nó liệu có thể thành phẩm và lấn mạnh vào thị trường được không thì chỉ là dự đoán. Mà đã là dự đoán thì các nhà đầu tư sẽ không bao giờ mão hiểm bước chân vào. Họ luôn cần sự chắc chắn.[the_ad id=”382″]
Shark được ví như những con cá mập biển khơi, dự án họ đầu tư phải có “mùi tiền”. Họ phải thấy được khi họ đầu tư họ sẽ kiếm được về bao nhiêu tiền, cụ thể và cần được phát triển mạnh chứ không thể dừng lại ở một hay hai năm thôi. Vậy nên dự án này được coi là rất hay cần được đầu tư để nghiên cứu sẽ có tầm ảnh hưởng lớn là chắc chắn.
- 4, Công ty Đỗ Đầu dự án dòng tiền gọi 5 triệu USD cho 20%
Cái không nên đầu tiên khi kêu gọi đầu tư là số tiền gọi vốn quá lớn, các Shark không cần biết dự án này hấp dẫn đến thế nào nhưng với số vốn phải chi quá nhiều, họ sẽ không mơ màng tới kế hoạch tiếp theo là gì nữa.
Một loại hình kinh doanh quá mới mẻ, chỉ đang trên đà phát triển lại kiêm quá nhiều lĩnh vực liệu có thể kiểm soát hết được không đó là một lý do mà các Shark cảm thấy quá mạo hiểm.
Tiếp theo là vấn đề gọi vốn bên Shark để chia nhỏ rót vào các lĩnh vực start up khác sẽ là vô cùng rủi ro, họ đầu tư là vào có mục đích cụ thể, chứ không thể để quỹ tiền bị phân tán không rõ ràng như thế.
Vì vậy dù là dự án này khá tiềm năng và có sức hút, nhưng lại quá mạo hiểm và xa vời. Cần được hợp tác nhiều và mở rộng dần chỉ từ một loại hình kinh doanh vững chắc thay vì làm loãng ra.
>> 10 vấn đề 95% người khởi nghiệp không biết
- 5, Easy Job, kêu gọi 10 tỷ cho 15%
Thật ra đây là một dự án khá hay, tuy nhiên vẫn là nguyên nhân khi bước đầu gọi vốn với số tiền quá cao hơn so với định giá của công ty, nó trở nên phi lý so với thực tế.
Doanh thu và lợi nhuận không rõ ràng. Sáng tạo ra một Apps đáp ứng nhu cầu tìm việc làm nhanh nhưng lại chưa đảm bảo được chu toàn nhân viên sẽ rút khỏi công ty khi tìm kiếm được một nơi cung ứng việc làm tốt hơn. Có nghĩa các Công Ty nhận việc sẽ cảm thấy rất bất an.
Hơn thế nữa rõ ràng dù cho Shark Linh có tăng số tiền lên hơn số tiền người gọi vốn vẫn không thành giao. Nghĩa là họ vốn dĩ không muốn nhận tiền đầu tư. Mà họ muốn mượn sóng chương trình để quảng bá Apps, một loại hình kinh doanh còn mới và lạ này.
Đúng như Shark Linh nói, thật sự rất khó chịu. Đây là một thương vụ rất nghiêm túc tại sao lại “điên rồ” lên gọi vốn phi lý để “không được đầu tư”.