Cà phê đã trở thành một thức uống bắt buộc và phổ biến trong cuộc sống đô thị, nhiều người tiêu dùng đã chọn mở một quán cà phê vì đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn ở lĩnh vực này. Thế nhưng làm thế nào để nổi bật giữa rất nhiều cửa hàng cà phê trên thị trường Việt Nam là điều bắt buộc mà chủ các quán cà phê cần phải suy nghĩ.
1, Điều tra thị trường và định vị
Xác định xem cà phê hiện tại có đủ nhu cầu trong thị trường hay không, nhu cầu nào và kiểu người nào có nhu cầu ( dù là doanh nhân hay cặp vợ chồng, hoặc sinh viên đại học), vân vân.
Nếu bạn có thể nắm bắt được những vấn đề trên ngay từ đầu thì hãy hành động, sau đó phát triển tiền đề này bạn đã thành công một nửa. Một khi nhu cầu được xác định sẽ định vị được nhu cầu của khách hàng và vị trí của quán cà phê sẽ xuất hiện.
2, Làm tốt công việc lập ngân sách và lập kế hoạch tài chính
Sau khi tiến hành kiểm tra thị trường và xác nhận rằng quán cà phê có thể được mở hay không sẽ là lúc tính đến bước lập kế hoạch ngân sách và tài chính. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, ngân sách càng tốt thì càng có khả năng thành công.
Hơn nữa ngân sách cũng chính là chìa khóa, không có đủ vốn lưu động để bảo toàn thì sau khi cửa hàng mở ra sẽ không thể trụ nổi. Thậm chí cửa hàng có thể chỉ tồn tại được nửa năm và phải đóng cửa.
Chi phí cải tạo và nâng cấp là chi phí lớn nhất trong ngân sách. Chủ cửa hàng cần trích ngân sách từ tổng chi phí, sau đó trả tiền thiết kế, có bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu việc, ngân sách hợp lý là sử dụng một nửa chi phí để trả cho việc cải tạo, nâng cấp đồ nội thất và thiết bị, còn lại một nửa là doanh thu.
Lưu ý: Chi phí thực tế thường lớn hơn nhiều so với ngân sách, hãy thận trọng! Hãy cẩn thận!
3, Lựa chọn địa điểm
Những vấn đề ở trên nếu đã chuẩn bị xong hết thì vấn đề tiếp theo là lựa chọn địa điểm. Quán cà phê nên nằm ở nơi giao thông thuận tiện bởi vì nó thuận tiện cho khách hàng có thể giới thiệu bạn bè thường xuyên ghé thăm. Địa điểm nằm trên các trục đường chính hoặc gần khu công cộng cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Hơn nữa, quán cà phê cần phải là một nơi yên tĩnh và có nhiều cây cối xung quanh, như thế sẽ tạo ra một không gian thoải mái, thoáng đãng và khách hàng sẽ cảm thấy tốt hơn khi đến quán.
Ngoài ra, các quán cà phê phải dựa vào môi trường xung quanh để có sự đảm bảo nhất định chẳng hạn nằm cạnh tòa nhà lớn hoặc gần các tòa nhà văn phòng.
Nếu lựa chọn mở quá cà phê có quy mô hơn thì cần phải xem xét vào tình hình thực tế và tính toán kỹ càng hơn. Một ngôi nhà khoảng 70 mét vuông nếu như có thể xây dựng và thiết kế không gian như một quán cà phê khoảng 100 mét vuông là điều tốt nhất, vì thế nên tìm một chuyên gia biết cách trang trí khi bạn có ý tưởng kinh doanh.
Điều cuối cùng là thông thường việc thuê địa điểm thường khoảng từ 3 đến 5 năm, vì vậy bạn nên tính toán tiền thuê hợp lý, đồng thời cũng phải ước tính việc phát triển dài hạn của quán cà phê.
>> Mở quán cà phê không có kinh nghiệm nên làm gì?
4, Thiết kế kiểu dáng quán cà phê
Khi bạn tìm thấy một địa điểm cửa hàng bạn nên thiết kế và trang trí theo phong cách của quán cà phê. Quán cà phê phải mang lại cho mọi người cảm giác thoải mái và dễ chịu, nên tránh sự tương đồng với các cửa hàng cà phê khác.
Chủ cửa hàng nên trang trí theo vị trí và phong cách nhất định, nên có sự độc đáo và thú vị. Điều quan trọng nhất khiến mọi người ra ngoài uống cà phê là có một bầu không khí và cảm giác trong lành, nếu không bạn cũng có thể đến siêu thị mua cà phê mang về nhà uống.
Do đó, bầu không khí của quán cà phê là đặc biệt quan trọng, hoặc là ấm áp, hoặc là say mê hoặc là cảm giác lười biếng đều là những cảm giác quyết định khiến khách hàng lưu lại hay rời đi.
Ngoài ra bạn hãy chú ý đến phong cách của quán cà phê khi trang trí đồ nội thất và thậm chí cả rèm cửa. Có rất nhiều khách hàng đến quán cà phê để thưởng thức và chiêm ngưỡng những dụng cụ pha cà phê và rượu, đến quán cà phê bởi thích chiếc sofa màu vàng bắt mắt. Vì vậy đó là điểm mà chủ cửa hàng nên lưu ý.
5, Vấn đề tuyển dụng nhân sự
Sau khi trang trí xong cửa hàng, chủ cửa hàng cần tuyển dụng nhân viên. Việc lựa chọn nhân viên phục vụ cần chú ý lựa chọn người ôn hòa, cố gắng tìm những người có tính kiên nhẫn và kỷ luật hoặc hình thành và đào tạo nhân viên thành những nhân viên chuyên nghiệp. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy đẳng cấp của bạn và nhận ra bạn.
Cũng có những quán cà phê không yêu cầu nhiều người phục vụ như nhà hàng, nhưng ông chủ không thể có mặt trong cửa hàng mỗi ngày và quản lý nhân sự vẫn là một vấn đề cần giải quyết.
Quản lý doanh nghiệp lớn đòi hỏi một hệ thống, và quản lý doanh nghiệp nhỏ cần cảm xúc, vì vậy hãy giao tiếp với nhân viên nhiều hơn.
6, Những vấn đề cần chú ý trong kinh doanh
Sản phẩm phải được tinh chế, cà phê phải là loại tốt. Pha một tách cà phê ngon là yêu cầu cơ bản nhất để mở quán cà phê. Đây cũng là chìa khóa chính để đảm bảo chất lượng.
Nhưng để pha một tách cà phê ngon, không phải cứ nhìn vào công thức trên những cuốn sách là có thể pha được, pha một tách cà phê giống như trưng bày nghệ thuật, người pha cà phê giống như một nghệ sĩ. Điều có thể làm cho ông chủ có được sự tự tin và quyến rũ chỉ là pha một tách cà phê ngon.
Lưu ý: Nhiều quán cà phê nhỏ bình thường có nhiều loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của mọi người, điều đó có nghĩa là các quán cà phê cũng có đầu bếp phương Đông và phương Tây.
Khách hàng là thượng đế, nắm bắt khách hàng, lưu giữ khách hàng bằng khẩu hiệu chính là chìa khóa lớn nhất để quán cà phê hoạt động lâu dài.
Nếu một chủ quán cà phê có thể quan tâm và chăm sóc cẩn thận đến từng khách, khách hàng sẽ có thể trở thành khách hàng vĩnh viễn. Cửa hàng này mới tồn tại được lâu và cơ hội thành công mới cao. Dịch vụ tốt và đảm bảo chất lượng là biểu tượng của thương hiệu.
7, Để mở thành công một quán cà phê, trước tiên bạn phải chú ý đến 5 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, cần ổn định, đừng để mất: chủ yếu đề cập đến khách hàng cũ và nhân viên bán hàng, ý nói người nhận quyền phải sử dụng cảm xúc thật trong giao tiếp với khách hàng cũ. Hãy đối xử với khách hàng cũ như một người bạn, bạn có thể gửi một món quà nhỏ vào các ngày lễ, cố gắng liên hệ với khách hàng cũ càng nhiều càng tốt.
Thứ hai, cần đấu tranh cho giá trị, đừng đấu tranh cho giá cả: cửa hàng nhận quyền thương hiệu khi kinh doanh cà phê hạt đừng bao giờ xem xét về vấn đề giá cả, nếu cần bạn có thể xem xét việc tích lũy các giải thưởng và quà tặng để xem như một hình thức quảng bá.
Thứ ba, cần tạo ra cửa hàng nổi tiếng, đừng tự hủy hoại uy tín: giữ cam kết với khách hàng, phải kiên định rằng dù thế nào cũng không giảm giá để giữ chân khách hàng, cửa hàng nhận quyền nên xem xét sự phát triển lâu dài của cửa hàng chứ không phải chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt.
Thứ tư, cần trở thành thương hiệu nổi tiếng, đừng là một thương hiệu hỗn hợp: cần tìm một thương hiệu hạt cà phê tốt, về chất lượng, giá cả và dịch vụ, việc quảng bá sản phẩm cũng cần phải tuân thủ, nguồn cung cấp cũng phải dồi dào.
Thứ năm, cần độc quyền, đừng bán bừa bãi: vì độc quyền có thể hình thành thói quen tiêu dùng trực tiếp và tạo ra số lượng khách hàng cố định, dịch vụ một khi được đảm bảo, lợi nhuận cũng sẽ được bảo đảm. Nếu như bán bừa bãi chẳng hạn trong quán cà phê còn bán cả nước ngọt có ga, quần áo, giày dép thì rõ ràng nó sẽ bị rối tung và khách hàng sẽ bị mất dần theo thời gian.