Trong kinh doanh buôn bán tại cửa hàng, ai cũng muốn mình thu được thật nhiều lợi nhuận nhưng không phải ai cũng làm được. Có cách nào để bán hàng tăng lợi nhuận?các nghiệp vụ quản lý cửa hàng là gì?
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết các nghiệp vụ quản lý cửa hàng là gì thì hãy thử tham khảo bài viết này nhé!
1, Quản lý nhân viên bán hàng tại cửa hàng
Đây là nghiệp vụ cơ bản đầu tiên và cũng quan trọng mà các chủ cửa hàng cần lưu ý.
Để tránh thất thoát hàng hóa và doanh thu, đảm bảo tính công bằng và trung thực trong hoạt động bán hàng tại cửa hàng. Người quản lý, hoặc chủ cửa hàng nên phân chia công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận và cá nhân. Luôn theo dõi và quan sát quá trình làm việc để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của nhân viên như thế nào.
Muốn tăng lợi nhuận đồng nghĩa với việc chúng ta phải bán được thật nhiều hàng, thu hút được thật nhiều khách hàng đến với hàng. Nhân viên bán hàng sẽ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và quyết định việc có bán được hàng hay không. Kỹ năng bán hàng là một trong những kỹ năng cơ bản cần có ở một nhân viên bán hàng. Do vậy, quản lý hoặc chủ cửa hàng cần quan tâm đến việc đào tạo và nâng cao kỹ năng bán hàng cho nhân viên của mình. Ngoài ra, thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng cũng nên được quan tâm để ý.
Giả sử, bạn bước vào một cửa hàng bán quần áo. Khi bước vào bạn nhận được thái độ thờ ơ và không quan tâm đến khách hàng của nhân viên, chắc chắn bạn đã có cảm giác khó chịu và muốn quay trở ra. Tiếp theo, khi bạn hỏi về mẫu áo mà bạn thích và muốn mua, nhưng cách tư vấn và phục vụ của nhân viên tỏ ra khó chịu và chỉ trả lời lấy lệ như không muốn bán. Lúc này bạn sẽ không muốn mua hàng nữa. Đây là một ví dụ cơ bản về việc kỹ năng bán hàng và thái độ chăm sóc khách hàng kém sẽ dẫn đến việc không bán được hàng, làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Do đó, nghiệp vụ quản lý cưa rhangf để bán hàng tăng lợi nhuận đầu tiên mà các chủ cửa hàng và người quản lý cần quan tâm đó là quản lý nhân viên của mình thật tốt.
2, Nghiệp vụ quản lý cửa hàng: Kiểm soát hàng hóa
Một trong những nghiệp vụ nữa mà chủ cửa hàng cần quan tâm đó chính là kiểm soát hàng hóa trong cửa hàng. Bao gồm về nguồn hàng, giá nhập, sự vận động của hàng hóa trong cửa hàng, hàng tồn.
Trong kinh doanh, chúng ta có công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Dựa theo công thức này, để có nhiều lợi nhuận chúng ta phải giảm đi chi phí, đó chính là việc giảm bớt đi chi phí nhập hàng. Trước khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta nên nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn được đối tác kinh doanh uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp. Có rất nhiều nhà cung cấp cùng một sản phẩm chất lượng như nhau, nhưng giá lại khác. Do vậy, phải thật kiên nhẫn và chịu khó dành thời gian để tìm được nhà cung cấp ưng ý. Giá vốn hàng bán ít đi sẽ giúp giảm bớt chi phí đầu tư hàng hóa cho cửa hàng. Giả sử thời gian đầu vì chưa cho nhiều kinh nghiệm, chúng ta nhập hàng ở nhà cung cấp A với giá 25.000đ/ sản phẩm. Mỗi lần nhập, chúng ta cần nhập một lô hàng lớn gồm 1000 sản phẩm. Tổng giá vốn hàng bán sẽ là 25 triệu đồng. Nhưng sau thời gian kinh doanh, được người đồng nghiệp giới thiệu, chúng ta tìm được nhà cung cấp B với chất lượng sản phẩm giống hệt nhưng giá bán là 22.000đ/ sản phẩm. Như vậy, với một lô hàng 1000 sản phẩm nhập từ nhà cung cấp B chúng ta sẽ tiết kiệm được 3 triệu đồng.
Tiếp theo, để hạn chế thất thoát và tăng lợi nhuận, chúng ta cần biết được sự vận động của hàng hóa trong cửa hàng. Những sản phẩm nào được bán ra ngày hôm nay, những sản phẩm nào còn nhiều và chưa tiêu thụ được. Tất cả hàng hóa phải được dán mã vạch để kiểm soát. Ngoài ra, cần kết hợp với hóa đơn và quét mã vạch để kiểm soát được số lượng hàng hóa được bán và số lượng hàng còn. Như vậy sẽ tránh được việc nhân viên có ý đồ xấu hoặc những hiểu lầm không đáng có.
Quản lý hàng tồn cũng là một nghiệp vụ quan trọng. Nếu hàng tồn mà chúng ta không tìm cách giải quyết sẽ dẫn đến ứ đọng và không bù đắp được vốn đầu tư. Do vậy, phải luôn luôn biết được mình còn bao nhiều hàng tồn để kịp thời có các biện pháp như giảm giá khuyến mãi để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vì sao sản phẩm đó lại tồn nhiều đến vậy để rút kinh nghiệm cho những sản phẩm khác.
>> Quản lý bán hàng-Cách quản lý tiền bán hàng
3, Quản lý tình hình tiêu thụ
Quản lý tình hình tiêu thụ sẽ giúp cửa hàng biết được những mặt hàng nào đang bán chạy và được khách hàng yêu thích để nhập về thêm, nhằm đáp ứng nhu cầu và tăng lợi nhuận cho cửa hàng. Ngược lại, với hàng tồn kho, nên tìm cách đẩy hàng và hạn chế nhập những mặt hàng như vậy.
Một trong những nghiệp vụ quan trọng: Quản lý khách hàng.
Khách hàng chính là người đem lại nguồn thu nhập cho cửa hàng. Do vậy, quản lý khách hàng là nghiệp vụ quan trọng mà chủ cửa hàng nào cũng cần phải lưu ý. Chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, số điện thoại, địa chỉ mail, địa chỉ thường trú, số lần ghé thăm cửa hàng… Làm sao để có được thông tin của khách hàng?
Để có được thông tin của khách hàng, chúng ta có thể bắt đầu với việc cấp thẻ thành viên, thẻ tích điểm để nhận ưu đãi giảm giá. Có được thông tin của khách hàng, chúng ta nên thường xuyên thực hiện các chương trình tri ân, quan tâm đến những khách hàng trung thành, thường xuyền ghé đến cửa hàng. Ngoài ra, chúng ta có thể biết được những thiếu xót mà khách hàng chưa hài lòng về cửa hàng là gì thông qua những phiếu điều tra gửi đến khách hàng hoặc gọi điện hỏi thăm. Để từ đó kịp thời chấn chỉnh và tìm cách khắc phục.
Hiện nay, nhiều cửa hàng chỉ quan tâm đến lợi nhuận, khách đến mua hàng xong thì đi, không cần biết họ có quay trở lại hay không. Đây là một sai lầm to lớn mà đáng lý các cửa hàng này không nên mắc phải.
4, Nghiệp vụ quản lý công nợ
Một trong những cách làm giàu, kiếm nhiều tiền, tăng lợi nhuận đó chính là không nên có nợ. Trong kinh doanh buôn bán, chúng ta không thể tránh khỏi việc mua chịu bán thiếu. Khi nhập hàng, vì số lượng hàng lớn mà cửa hàng lại còn nhiều việc cần xử lý nên chúng ta có thể xin khất với nhà cung cấp, hoặc chia nhỏ ra để thanh toán. Hoặc ngược lại, đối với những khách hàng thân quen, họ cũng thường xuyên mua thiếu tại cửa hàng. Ví dụ như tiệm tạp hóa, cửa hàng thức ăn chăn nuôi…
Để đảm bảo thu chi, lợi nhuận được tính chính xác, chúng ta cần quản lý công nợ thường xuyên. Thiếu nợ thì trả, ai nợ thì đòi. Nghe có vẻ hơi tiêu cực nhưng thực chất đây cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng để bán hàng tăng lợi nhuận.