Tỷ lệ các quán ăn đóng cửa có thể tới 65%, nguyên nhân đến từ đâu dẫn đến tỷ lệ đóng tiệm cao vậy?

Nhiều người hay hỏi khởi nghiệp kinh doanh gì bây giờ? Chắc chắn có rất nhiều người sẽ nghĩ tới kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bởi suy cho cùng đây là một ngành nghề có rào cản kinh doanh tương đối thấp. Một ông chủ, một đầu bếp, một nhà hàng là có thể mở cửa đón khách.

Thế nhưng ngành dịch vụ ăn uống thực sự đơn giản như chúng ta nghĩ sao? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Thực ra phía sau ngành dịch vụ ăn uống trông thì vinh quang rực rỡ ấy lại là những nguy cơ đóng cửa bất cứ lúc nào.

Theo các số liệu thống kế có liên quan, tỷ lệ đóng cửa của các quán ăn trong ngành dịch vụ ăn uống có thể lên tới 65%. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

1, Không chọn đúng địa điểm kinh doanh, thành công chỉ là chuyện hoang tưởng mà thôi

Hưng là chủ kinh doanh cửa hàng lẩu. Anh luôn tâm đắc và tin tưởng tuyệt đối rằng “rượu thơm không sợ ngõ sâu”. Hưng cho rằng chỉ cần món ăn ngon, môi trường tốt, phục vụ tốt là đủ.

Để giảm thiểu chi phí, Hưng lựa chọn một địa điểm khá heo hút để mở quán. Nhưng tới khi bắt đầu kinh doanh Hưng mới ngỡ ngàng phát hiện ra rằng, mọi chuyện không lý tưởng như những gì anh đã nghĩ.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng nhất trong ngành dịch vụ ăn uống. Địa điểm sẽ quyết định lưu lượng khách. Lưu lượng khách lại chính là cội nguồn của nhà hàng kinh doanh.

Tuy cũng có những địa điểm heo hút mà kinh doanh vẫn nhộn nhịp nhưng đa phần là dựa vào may mắn hoặc do những nhân tố đặc biệt nào đó.

Tóm lại, nếu lựa chọn địa chỉ kinh doanh không phù hợp sẽ rất khó để kiên trì tới cùng.

2, Người quản lý không có trách nhiệm

Khởi nghiệp phải chịu khó chịu khổ. Nhất là trong ngành dịch  vụ ăn uống càng phải chịu khó chịu khổ hơn. Kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải chỉ đầu tư chút tiền, kiếm vài người biết quát tháo về làm quản lý rồi nằm thảnh thơi kiếm tiền.

Trên thực tế trong thời kỳ đầu khi mới kinh doanh nhà hàng, bạn phải đích thân làm và quản lý rất nhiều thứ. Như tình hình phát triển, tâm lý nhân viên, nguồn hàng, chất lượng món ăn, ý kiến phản hồi của khách hàng…

Ngoài ra sau đó bạn còn cần phải quan sát doanh thu, tìm cách khắc phục nếu kinh doanh kém hay như tổ chức những hoạt động như thế nào, tiếp thị và mở rộng ra sao…Tất cả những vấn đề này bạn phải đích thân quản lý, người khác sẽ không bao giờ lo lắng và làm thay cho bạn.

>> Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống

3, Khách hàng phản hồi ý kiến nhưng bạn không nhận được

Làm gì có nhà hàng nào chưa bị khách hàng khiếu nại chứ? Mặc dù rất bình thường những đây không phải là chuyện nhỏ. Thông thường khách hàng sẽ rất ít nói cho bạn biết nguyên nhân chỗ nào không ổn. Cách xử ý của họ khi phát hiện vấn đề đó là sẽ không bao giờ tới nhà hàng của bạn nữa.

Trong trường hợp này, cần phải dựa vào sự quan sát cẩn thận và thấu đáo của nhân viên hoặc chủ nhà hàng. Cố gắng phát hiện ra vấn đề trước khi khách hàng trông thấy. Để tránh sự bất tiện trong quá trình phục vụ. Ngoài ra hãy thường xuyên thu thập ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.

Về điểm này thì Loan chủ nhà hàng ẩm thực phương đông đã làm như thế này: Trước khi khách hàng chuẩn bị dùng bữa xong sẽ gửi tới khách hàng một tờ phiếu điều tra. Khách hàng sau khi điền phiếu xong sẽ nhận được một món quà.

Hơn nữa các câu hỏi không quá trực tiếp lộ liễu nên khách hàng không cần phải né tránh. Nhà hàng vừa kịp thời tiếp nhận được ý kiến của khách hàng vừa có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

4, Ông chủ keo kiệt với nhân viên, nhân viên cũng sẽ không đối xử chân thành với ông chủ

Người làm chủ có nỗi khổ riêng của người làm chủ, nhân viên cũng vậy. Với tư cách là ông chủ bạn tuyệt đối đừng quá keo kiệt. Con người coi trọng nhất là việc đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác.

Mỗi người đều có giá trị riêng của mình, mặc dù có thể sẽ rất trả lương không hợp lý cho nhân viên hoặc thấp quá hoặc cao quá nhưng là ông chủ bạn nhất định phải tìm hiểu giá trị của nhân  viên. Ít vẽ vời phù phiếm, nói được phải làm được nhất là những điều đã hứa hẹn với người khác.

Bạn đối xử với nhân viên như thế nào thì họ cũng sẽ đối xử với nhà hàng của bạn như vậy.

5, Không có tiền đừng mở nhà hàng

Đúng vậy, không có tiền cũng là một điểm rất quan trọng, không có tiền đừng khởi nghiệp, không có tiền cũng đừng mở nhà hàng, bạn nhất định phải ghi nhớ điều này.

Vậy thế nào mới được gọi là có tiền? Đó là khi tiền vốn của bạn đủ để trang trải và giúp cửa hàng bình yên vượt qua những giai đoạn sóng gió đầu đời khi mà chưa có thu nhập.

Có đủ điền kiện như vậy rồi thì hãy mở cửa hàng. Bởi cái gì cũng phải cần đến tiền, thuê người cần tiền, mối quan hệ, nhân viên phục vụ có trình độ, kỹ thuật, hương vị…tất cả đề cần tiền để nuôi dưỡng.

Chỉ khi có nguồn vốn đầy đủ bạn mới thực sự yên tâm, không phải lo trước nghĩ sau, chuyên tâm phát huy năng lực để hoàn thiện và phát triển nhà hàng.

Trả lời