Mở cửa hàng trà sữa, cần phải chú ý những gì để buôn may bán đắt

 “Tôi cũng muốn mở một cửa hàng nhỏ cho riêng mình”. Đây có lẽ là điều mà tôi nghe thấy nhiều nhất trong nhiều năm khởi nghiệp qua. Tuy nhiên nếu không thể làm được những điều dưới đây, tôi khuyên bạn tốt nhất không nên mở cửa hàng!

1, Cuồng nhiệt với thứ mà mình kinh doanh

Lưu ý, từ mà tôi sử dụng ở đây là “cuồng nhiệt” chứ không phải là niềm đam mê, sự yêu thích thông thường. Mở cửa hàng bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và phiền phức. Nếu như đó không phải là những việc mà bạn quá yêu thích, vui không biết chán thì sẽ không thể kiên trì tới cùng được.

Hơn nữa, dù kinh doanh gì đi chăng nữa? Chỉ khi bạn thực sự cuồng nhiệt và yêu thích nó bạn mới có thể chuyên sâu tìm tòi và nghiên cứu. Chỉ khi chuyên sâu vào nghiên cứu thì bạn mới có thể hiểu. Chỉ khi bạn hiểu được rồi bạn mới có thể kiếm được tiền.

Nếu như bạn dám lớn giọng nói với tôi rằng, bạn mở cửa hàng không phải vì kiếm tiền. Mà chỉ đơn giản là bạn thích, dù có thua lỗ bạn cũng vẫn rất hưởng ứng.

Xin bạn hãy tin rằng, khi bạn không ngừng đầu tư trí lực vào một việc nào đó mà không bao giờ được đền đáp. Bạn tuyệt đối sẽ không còn có được sự nhiệt tình như vậy nữa.

2, Một trái tim kiên trì và bền bỉ

Mở cửa hàng, đặc biệt là mở cửa hàng kinh doanh trà sữa sẽ không giống như tưởng tượng của nhiều người. Đó là làm ông chủ bán trà sữa là có thể ngồi bên cạnh cửa sổ lên mạng, đọc sách, nói chuyện với bạn bè với một ly trà sữa thơm ngon.

Mở cửa hàng bạn sẽ phải kiêm nhiệm từ quản lý nhân viên  cho tới quản lý nguyên vật liệu. Thậm chí còn phải đích thân xử lý những chuyện nhỏ vụn vặt. Ngoại trừ khi bạn đã trở thành một doanh nghiệp. Có mô hình quản lý chuyên nghệp và nhân tài quản lý đáng tin cậy

Do vậy, nếu như không có trái tim kiến trì bền bỉ. Tốt nhất bạn nên chỉ lui tới những cửa hàng trà sữa mà mình yêu thích để ủng hộ người ta thôi.

3, Đầu tư tiền vốn không tiếc tay

Ai cũng hy vọng của hàng của mình buôn may bán đắt, kiếm được nhiều tiền. Nhưng đây không phải là khả năng có thể thành hiện thực 100%.

Trong 100 người, có 30 người thích kinh doanh quán cà phê, 5 người mở cửa hàng kinh doanh trà sữa. Chỉ có duy nhất một người thành công. Mặc dù chỉ là số liệu qua loa nhưng đủ để nói rõ khả năng kiếm tiền của cửa hàng.

Do vậy, khi đầu tư bạn phải hiểu rõ một điều rằng, số tiền mà bạn bỏ ra có thể sẽ mất trắng. Dù mất trắng cũng không sao, không cảm thấy đau lòng thì mới nên quyết định mở cửa hàng.

Ngoài vốn đầu tư ban đầu, bạn còn phải thiết lập giới hạn dừng lỗ. Ví dụ, bạn đầu tư cửa hàng từ thuê mặt bằng, sửa sang trang trí và bao gồm cả phí chuyển nhượng, tất cả cần 100 triệu.

Nhưng đợi đến khi nộp tiền thuê mặt bằng. Phát sinh thêm rất nhiều chi phí khác như nhập hàng, lương nhân viên, chi phí duy trì…Nếu trong khoảng thời gian đó bạn vẫn chưa đạt tới điểm lợi nhuận mà vẫn phải đầu tư tiếp.

Vậy thì bạn cần phải biết mình nên đầu tư thêm bao nhiêu thì dừng lại. Đầu tư thêm 100 triệu hay 10 triệu? Bạn cần phải biết dừng lỗ một cách kịp thời. Không đầu tư thêm vào nữa, mà sẽ xem xét tới việc chuyển nhượng hoặc đóng cửa. Điều này rất giống như khi mua cổ phiếu vậy.

>> Hướng dẫn mở quán trà sữa mùa Hè 2018

4, Hảo hán không hợp tác nương nhờ

Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều ví dụ. Mấy người bạn tốt thậm chí là bạn bè sống chết có nhau cùng chung ý muốn mở cửa hàng. Thế rồi anh góp 5 phần tôi góp 7 phần hợp tác mở cửa hàng.

Lúc mới đầu anh tốt tôi cũng tốt. Nhưng lâu dần thì dù là người thân thích cũng khó tránh khỏi sự kỳ thị nữa là bạn bè. Cuối cùng lâm vào tình cảnh hỗn loạn, đường ai nấy đi, thà chết không nhìn mặt. Do vậy nếu có thể tự mở cửa hàng, cố gắng không sử dụng tới tiền bạc của bạn bè.

5, Có thái độ tốt khi đối mặt với những người cố tình làm khó bạn

Đại đa số những người đến với quán trà sữa đều là do yêu thích trà sữa mà tới. Thế nhưng bạn vẫn luôn phải  có thái độ tốt với những người sẽ làm khó bạn. Xã hội rộng lớn, loại người nào cũng có. Dù 99% khách hàng đều là những người có tố chất. Vẫn sẽ có 1% những người sẽ gây khó khăn cho bạn bằng đủ các loại lý do khác nhau.

Dĩ nhiên, ngoài khách hàng cũng có thể có những người khác làm khó bạn như hàng xóm bên cạnh… Thế nhưng dù thế nào đi chăng nữa “hòa khí sinh tiền tài”.

Dù đối phương có gây khó khăn như thế nào đi chăng nữa. Ít nhất cũng phải học được cách mỉm cười và nói lời xin lỗi. Tìm hiểu nguyên nhân từ phía mình. Dù bạn không có gì sai nhưng tuyệt đối không thể ngụy biện hay cãi cự với họ.

Chúng ta cũng đã từng gặp những người khách hàng giúp chúng ta bưng bê đồ uống cho khách hàng khác trong những lúc quán đông khách. Bèo nước gặp nhau nhưng vẫn không tiếc thời gian và công sức để lại cho chúng ta những bức họa đẹp. Những người khách chủ động giúp đỡ chúng ta xử lý khi nhà vệ sinh bị tắc. Chủ động giúp chúng ta lau dọn khi đồ uống đổ bể…

Nhưng đồng thời chúng ta cũng sẽ gặp phải những khách hàng say rượu gây sự. To tiếng ảnh hưởng tới những khách hàng khác…Tóm lại bạn sẽ gặp đủ những chuyện lạ kỳ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa bạn vẫn phải luôn giữ tâm thái bình thản. Như vậy mới có thể đối phó kịp thời với đủ những chuyện lạ kỳ đó.

Ngoài ra nhiều người cho rằng, quán trà sữa là nơi chỉ cần gọi 1 cốc trà sữa là có thể ngồi đến tối.

Chúng tôi đã từng gặp phải trường hợp đó là. 3 vị khách trông như sinh viên bước vào trong cửa hàng gọi 3 cốc trà sữa rẻ tiền nhất. Họ nói chỉ ngồi một lát rồi đi. Nhưng kết quả là ngồi tới gần chục tiếng đồng hồ trong quán.

Trong khi đó họ chỉ phải bỏ ra 90k để mua 3 cốc trà sữa loại rẻ. Mà chiếm dụng không gian của bạn tận 10 tiếng đồng hồ. Còn chưa nói tới việc sử dụng wifi và điện miễn phí. Thậm chí có người còn mang theo cả đồ ăn khác bên ngoài quán và để liên hoan…

Nếu mở cửa hàng bán trà sữa, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình trạng phiền phức này. Do vậy bạn phải có tâm lý hết sức bình thản khác người.

6, Thích nấu ăn và mở nhà hàng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau

Tôi đã từng gặp rất nhiều người. Họ thích ăn rồi họ thích nấu, sau đó là mở nhà hàng và cuối cùng là đóng cửa. Bạn cần phải hiểu rằng, bạn thích làm trà sữa, thích nấu ăn, thích làm bánh ngọt. Nhưng đến khi bạn mở cửa hàng thì đó hoàn toàn là hai chuyện khác nhau.

Thích làm là làm cho bản thân bạn. Tâm trạng vui xào nấu vài món ăn, làm bánh ngọt, pha chế thêm một cốc trà sữa. Đăng ảnh Facebook khoe bạn bè, làm màu cho cuộc sống. Nhưng mở cửa hàng thì lại khác, dù tâm trạng vui buồn bạn đều phải làm. Hơn nữa không thể tự làm theo ý thích của mình được.

Tôi có người bạn, rất biết cách chụp ảnh. Sau khi sinh con xong, cô ấy thường ở nhà làm bánh ngọt rồi cho Facebook ăn đều đặn. Đồ ăn bày biện hết sức đẹp mắt. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy muốn mở một nhà hàng nhỏ. Bán những thứ đồ ăn vặt do tự tay cô ấy làm này.

Tôi nói với cô ấy rằng, nếu cậu có thể chịu đựng cảm giác cả ngày người đầy mùi dầu mỡ. Ngày nào cũng phải làm những món ăn lặp lại cho khách hàng. Không đủ thời gian để chụp ảnh cho Facebook ăn thì cậu hãy làm.

Nếu có thể nghĩ tới được những điều này. Tôi tin rằng sẽ làm tiêu tan ý định mở cửa hàng của nhiều người. Thực ra những vấn đề mà bạn sẽ phải đối mặt khi mở cửa hàng là rất nhiều. Do vậy, mong các bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh khởi nghiệp hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện.

Trả lời