Rất nhiều nhân viên quản lý chuỗi cửa hàng hoặc thương hiệu doanh nghiệp thường hay kêu ca công việc mệt mỏi. Mọi việc lớn nhỏ từ đầu đến cuối đều do một mình đảm trách và lo lắng. Cảm giác bản thân không giống người làm chủ hoặc người quản lý, mà giống như một bảo mẫu chức trường.
Thực ra, tình trạng này không hề hiếm gặp. Truy cứu nguyên nhân tới cùng thực chất là do nhân viên của mình làm việc không đến nơi đến chốn. Không phát huy hết tác dụng của một người cửa hàng trưởng, của một người nhân viên.
Vậy phải làm thế nào để khiến tất cả mọi nhân viên trong cửa hàng, ở mỗi cương vị công việc khác nhau có thể làm hết trách nhiệm của mình? Nhất là cửa hàng trưởng? Điều này đối với cửa hàng, doanh nghiệp mà nói hết sức quan trọng.
Tác dụng của cửa hàng trưởng không cần phải nói rõ. Thế nhưng trong công tác lựa chọn cửa hàng trưởng, đại bộ phận người quản lý thường thiên về năng lực kinh doanh bán hàng. Chỉ cần ai có năng lực kinh doanh bán hàng tốt, sẽ để người đó làm cửa hàng trưởng.
Đối với những cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh. Quan trọng nhất đó chính là công tác kinh doanh bán hàng. Thế nhưng trong công việc thực tế, có rất nhiều vấn đề, tình huống mà năng lực kinh doanh không thể giải quyết được.
Nếu khả năng quản lý của cửa hàng trưởng có hạn, ắt sẽ ảnh hưởng tới tính tích cực của nhân viên kinh doanh, bán hàng trong cửa hàng. Ngoài ra sẽ còn ảnh hưởng tới một số vấn đề đối nhân xử thế và các khâu quản lý khác trong cửa hàng.
Dĩ nhiên, khi cửa hàng ở những giai đoạn khác nhau sẽ quyết định sử dụng các cửa hàng trưởng với những khả năng, năng lực khác nhau.
Tôi có quen một anh bạn kinh doanh cửa hàng chuyển nhượng. Trong giai đoạn đầu khi mới mở cửa hàng. Anh ấy đã lựa chọn một người nhân viên có năng lực bán hàng giỏi đảm nhiệm vị trí cửa hàng trưởng.
Bởi thời kỳ đầu khi mới mở cửa hàng, cần phải để cho nhân viên mới nhìn thấy hy vọng. Cửa hàng dưới sự dẫn dắt của cậu nhân viên có khả năng bán hàng giỏi kia, doanh số không ngừng tăng cao. Tiền thưởng thành tích của nhân viên vì thế mà cũng không ngừng tăng lên.
Sau khi cửa hàng, nhân viên mới đều đã ổn định. Bạn tôi quyết định thay một người cửa hàng trưởng mới có năng lực quản lý đến tiếp quản cửa hàng.
Cửa hàng trưởng mới sau khi nhậm chức đã phát huy đầy đủ khả năng quản lý của mình. Đoàn kết toàn bộ nhân viên trong cửa hàng. Dù là tinh thần đồng đội hay tính tích cực trong kinh doanh bán hàng đều được nâng cao một cách rõ rệt.
Cách làm sử dụng những cửa hàng trưởng với những năng lực khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của cửa hàng đáng được chúng ta học hỏi. Tuy nhiên dù có thế mạnh về điểm nào, một người cửa hàng trưởng xuất sắc bắt buộc phải có đủ 3 kỹ năng quan trọng sau.
1, Khả năng điều chỉnh tổ chức và năng lực quan sát toàn diện
Người quản lý xuất sắc, thực chất chính là người đứng đầu cửa hàng. Mối quan hệ giữa người với người trong cửa hàng đều do cửa hàng trưởng điều chỉnh hòa giải. Mối quan hệ giữa cửa hàng và thị trường cũng cần phải có cửa hàng trưởng đứng ra nắm bắt trao đổi.
Bao gồm cả việc quản lý bán lẻ với công ty thương hiệu, làm việc với bộ phận kế hoạch sản phẩm…đều do cửa hàng trưởng đứng ra trao đổi, điều tiết và giải quyết.
Đồng thời còn phải xử lý tốt mối quan hệ gữa các bên. Như vậy mới có thể thúc đẩy cửa hàng vận hành một cách tốt nhất.
Một cửa hàng trưởng xuất sắc, hợp tiêu chuẩn phải là người có khả năng nắm bắt mọi việc từ lớn đến nhỏ trong cửa hàng.
Các vấn đề lớn như liên quan đến vốn quay vòng sản phẩm. Các vấn đề nhỏ như tâm trạng hàng ngày của mỗi người nhân viên. Đều cần tới sự quan tâm, chú ý của cửa hàng trưởng. Từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý. Tránh để lại hậu quả về sau.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, cửa hàng trưởng phải không ngừng tìm kiếm vấn đề. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tăng cường công tác quản lý giúp khâu vận hành tổng thể trong cửa hàng ngày càng hợp lý hơn.
Tổ chức nhân lực, vật lực, tài lực một cách có kế hoạch. Điều chỉnh thời gian hợp lý. Điều chỉnh nguồn tài nguyên nâng cao hiệu suất kinh doanh bán hàng. Sắp xếp, phân tích thông tin, tài liệu để kịp thời bù đắp lỗ hổng hoặc thiếu xót.
Tổ chức cấp dưới một cách hợp lý và có hiệu quả. Điều động tính tích cực của nhân viên trong cửa hàng. Đoàn kết một lòng cùng nhau hoàn thành mục tiêu đã định của cửa hàng, công ty hoặc doanh nghiệp.
>> Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm, công ty ở giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh
2, Khả năng chỉ đạo bán hàng, đảm bảo cửa hàng vận hành bình thường mỗi ngày
Khả năng chỉ đạo bán hàng không phải là để cửa hàng trưởng đứng mũi đầu sào trực tiếp tiến hành công tác bán hàng. Mà thay vào đó là việc bồi dưỡng nhân viên sao cho có khả năng bán xuất sắc giống như chính bản thân mình vậy.
Tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên nắm bắt kỹ năng bán hàng, kiến thức về sản phẩm…Như vậy, tình hình kinh doanh cửa hàng mới được nâng cao một cách đầy đủ và toàn diện.
Với tư cách là con sói đầu đàn, tất cả mọi vấn đề xuất hiện trong cửa hàng và vấn đề đó có được giải quyết kịp thời hay không đều liên quan tới cửa hàng trưởng.
Bao gồm cả trạng thái làm việc của nhân viên, tinh thần đoàn kết trong cửa hàng, văn hóa cửa hàng… Chỉ khi duy trì mọi mặt trong cửa hàng một cách thỏa đáng, thành tích cửa hàng mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Cửa hàng trưởng phải có thể mở rộng tầm nhìn của cấp dưới. Khiến ai ai cũng phát huy hết tài năng của mình. Nâng cao khả năng chỉ đạo tăng doanh số bán hàng.
Sử dụng quy tắc quản lý vốn có để bồi dưỡng cấp dưới. Truyền thụ những phương pháp và kỹ năng khả dụng. Giúp cấp dưới phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình. Đồng thời kịp thời phát hiện những thiếu xót còn tồn tại của nhân viên. Giúp họ nhanh chóng sửa sai và bồi dưỡng họ nhanh chóng trưởng thành.
3, Khả năng phân tích sản phẩm hàng hóa
Cùng với sự chuyển đổi mô hình của toàn bộ ngành kinh doanh bán lẻ. Việc vận hành sản phẩm tinh tế hóa được nhiều doanh nghiệp ưu tú coi trọng. Mặc dù một số công ty thương hiệu lớn sẽ yêu cầu phân tích và vận hành chuyên nghiệp hơn về sản phẩm đối với những người quản lý hàng hóa.
Nhưng với tư cách là cửa hàng trưởng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hàng hóa. Phải có khả năng phân tích sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như nắm bắt được kết cấu bán hàng và kết cấu tồn kho hiện tại. Cửa hàng đang kinh doanh gì? Tồn kho có những gì?
Những mẫu hàng bán chạy nhất trong một khoảng thời gian nhất định của cửa hàng có đủ để cung cấp hay không? Khâu nhập hàng, bù hàng của cửa hàng có kịp thời hay không?…
Mặc dù có những con số, chỉ tiêu không cần cửa hàng trưởng phải đứng ra thiết lập. Nhưng ít nhất vẫn phải có khả năng hiểu và phân tích vấn đề. Chỉ khi nắm bắt đầy đủ về sản phẩm hàng hóa trong cửa hàng. Mới có thể thúc đẩy cửa hàng kinh doanh theo hướng tích cực, đi lên đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Có thể đại đa số những cửa hàng trưởng của chúng ta không hoàn hảo như trong tưởng tượng. Vừa phải giỏi kinh doanh bán hàng vừa phải giỏi quản lý. Nhưng những kỹ năng mà một người quản lý giỏi cần phải có đó sẽ là hướng đi đúng đắn, không thể thiếu trong việc lựa chọn và bồi dưỡng nhân tài của cửa hàng, doanh nghiệp.