Đặc trưng bản chất của chế độ là thống nhất biểu hiện của trách, quyền và lợi. Mỗi mô mình quản lý khác nhau. Sẽ được thể hiện bằng những trọng điểm và phương pháp kiểm soát khác nhau.
Mô hình quản lý của loại hình quản lý đầu tư. Nghĩa là tổng bộ nên quan tâm nhiều hơn tới biểu hiện về mặt tài chính của doanh nghiệp cấp dưới. Lấy tăng cường kiểm soát tài chính là phương pháp quản lý và kiểm soát chủ yếu.
Mô hình quản lý của loại hình quản lý chiến lược. Đó là ngoài việc kiểm soát tài chính của công ty cấp dưới. Còn phải quy hoạch chiến lược. Quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh chủ chốt có liên quan tới quy hoạch chiến lược.
Mô hình quản lý tài chính của loại hình quản lý vận hành. Đó là coi trọng việc trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp cấp dưới.
Những mô hình quản lý và kiểm soát khác nhau sẽ không có sự phân biệt cao thấp và ưu nhược điểm. Nhưng những mô hình khác nhau đồng nghĩa với việc trọng điểm và chiều sâu kiểm soát sẽ khác nhau.
Tuy nhiên những chế độ, nguyên tắc, quy tắc, trình tự quản lý có liên quan mật thiết với mô hình quản lý và kiểm soát phải tương thích ứng với mô hình quản lý doanh nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý và kiểm soát là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chế độ.
1, Nội dung thiết kế của mô hình quản lý và kiểm soát
Quản lý kiểm soát là việc công ty mẹ quản lý và kiểm soát gì ở công ty con? Quản lý, kiểm soát với một mức độ ra sao? Quản lý, kiểm soát như thế nào?
Thông qua việc xác định mô hình quản lý và kiểm soát của công ty mẹ. Để phân chia giao diện quản lý của công ty mẹ một cách rõ ràng. Từ đó làm rõ định vị và chức năng quản lý chính của công ty mẹ (tổng bộ tập đoàn). Cố định nội dung quản lý hình thành hệ thống chế độ cấp độ tập đoàn tổng bộ.
Các loại hình công ty khác nhau với các mô hình quản lý, kiểm soát khác nhau. Sẽ có yêu cầu khác nhau về chế độ và nội quy từ kiểm soát tài chính cho tới quản lý vận hành. Cùng với việc nâng cao chế độ tập quyền. Chức trách mà công ty mẹ (tập đoàn) phải gánh chịu sẽ ngày càng nhiều. Còn chức trách của công ty con sẽ giảm xuống tương ứng. Điều này có nghĩa là nội dung hệ thống chế độ tập đoàn không ngừng mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
2, Tăng cường xây dựng hệ thống chế độ thực hiện quản lý và kiểm soát khoa học
Mô hình quản lý và kiểm soát chiếm vị trí nòng cốt trong mô hình vận hành doanh nghiệp đa cấp. Hệ thống quản lý và kiểm soát thiếu khoa học và bất hợp lý. Doanh nghiệp đa cấp hoặc là kiểm soát quá chặt chẽ. Hoặc là thống nhất quá cứng nhắc khiến đơn vị cấp dưới thiếu tính hiệu quả và khả năng phản ứng.
Hoặc là mất sự kiểm soát để đơn vị cấp dưới tự tung tự tác. Xê dịch khỏi ý đồ chiến lược của cấp trên. Thậm chí còn hoang phí nguồn tài nguyên, xê dịch lợi ích. Khiến xuất hiện nhiều tranh chấp nội bộ không cần thiết.
>> Quản trị và nâng cao trải nghiệm khách hàng
Do vậy, quản lý và kiểm soát tập đoàn trong mức độ lớn. Là vấn đề làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa tập quyền và phân quyền. Là vấn đề tìm thấy điểm cân bằng giữa quyền lực, lợi ích và trách nhiệm. Khiến các đơn vị, các cấp sự nghiệp có phản ứng nhanh nhạy, tự chủ sáng tạo. Phù hợp với mục tiêu tổng thể, không gây tổn hại tới lợi ích tập thể.
Hệ thống chế độ trong công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc có tác dụng như chất kết dính. Thông qua hệ thống chế độ và quy chế. Cố định mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con bằng hình thức pháp luật.
Do vậy, xây dựng hệ thống chế độ phải trên cơ sở mô hình quản lý và kiểm soát doanh nghiệp. Đồng thời phải xoay quanh mô hình quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ. Gắng sức đạt mục tiêu chủ thứ rõ ràng. Đột phá trọng điểm, quyền lợi trách nhiệm rõ ràng, quản lý và kiểm soát có hiệu quả.
Dưới sự chỉ đạo của chiến lược rõ ràng, căn cứ thực tế doanh nghiệp. Phân chia đơn vị sự nghiệp trong tập đoàn thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau. Lần lượt giao quyền và trách nhiệm cho các đơn vị đó. Trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự có và yêu cầu chiến lược của tập đoàn.
Thiết kế mô hình quản lý và kiểm soát được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản. Đó là: hình thức kết cấu, quy trình và chế độ.
Kết cấu hình thức là chỉ đối tượng nương nhờ trong việc thực hiện quản lý và kiểm soát doanh nghiệp. Nghĩa là khung hình thức để xây dựng doanh nghiệp (ví dụ hình thức quản lý 3 hội đó là hội cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng giám sát, chế độ chức trách trực tuyến, chế độ ban ngành sự nghiệp, hình thức kết cấu tổ chức kiểu ma trận) và điểm nút cương vị (Các cấp cương vị làm việc như: chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, bộ trưởng, chủ quản, nhân viên bộ ngành…)
Quy trình là lộ trình cần phải tuân theo trong chỉ đạo vận hành doanh nghiệp. Bao gồm quy trình quản lý (quy trình lựa chọn và đào thải người kinh doanh, quy trình quy hoạch chiến lược, quy trình hạch toán chi phí…) và quy trình nghiệp vụ (quy trình nghiên cứu sản phẩm, quy trình chế tạo sản phẩm, quy trình bán hàng…).
Chế độ là lời giải thích rõ ràng và đầy đủ về hình thức và quy trình kết cấu. Nếu coi quy trình như là con đường thì chế độ chính là quy tắc giao thông. Việc thực hiện quy trình sẽ được quy định thông qua những chế độ tương ứng.
Ví dụ, bán một sản phẩm hàng hóa sẽ đề cập đến một loạt các chế độ, quy chế. Như: biện pháp quản quản lý bán hàng của phòng Marketing. Biện pháp quản lý nguồn vốn của phòng tài chính. Biện pháp quản lý vận chuyện hàng hóa của phòng vật tư…
Ngoài ra, cương vị làm việc theo mô hình kết cấu nút điểm nếu không cung cấp chức trách cho họ. Nếu không có một loạt các biện pháp quản lý. Nhân viên sẽ rất khó có thể vận hành một cách có hiệu quả được.
Quy trình, chế độ và hình thức kết cấu. Ba yếu tố này kết hợp tạo thành một thể quản lý và kiểm soát hữu cơ hoàn chỉnh. Trong đó hình thức kết cấu giống như khung xương trong cơ thế người. Quy trình giống như hệ thống thần kinh. Còn chế độ là hệ thống cơ bắp trên cơ thể người.
Phải có khung xương thì mới có thể hoàn thành được các loại hoạt động; Phải có hệ thống thần kinh thì mới có thể chỉ huy được các nội dung hoạt động. Phải có hệ thống cơ thì cơ thể mới đầy đặn và hoàn hảo. Từ đó giúp hoàn thành các hoạt động công việc một cách đúng đắn và có hiệu quả.