Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đều quá đỗi quen thuộc với hệ thống siêu thị. Đồng thời cuộc sống của chúng ta cũng không thể thiếu các sản phẩm siêu thị. Siêu thị kinh doanh tốt, lợi nhuận khả quan là một môn học lớn đối với người quản lý. Vậy làm có những kinh nghiệm và cách quản lý siêu thị hiệu quả nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Siêu thị là nơi tập trung mua sắm, vui chơi của đại đa số người tiêu dùng. Với tư cách là người quản lý siêu thị. Đối mặt với một lượng khách hàng, hàng hóa, sản phẩm lớn luôn có độ khó nhất định.
So với công tác thu mua và bán hàng, quản lý kinh doanh cũng là một nội dung công việc quan trọng trong siêu thị. Chuyên gia cho rằng, siêu thị cần phải chú trọng tới việc tăng cường quản lý trên các mặt như nhân viên, sản phẩm, tồn kho và an toàn…
1, Chú trọng tới công tác quản lý nhân viên
Việc làm tốt công tác quản lý nhân lực trong siêu thị là việc không hề dễ chút nào. Một mặt là do số lượng nhân viên nhiều. Trong quản lý khó lòng tránh khỏi việc xuất hiện những lỗ hổng hoặc vấn đề thiếu xót.
Mặt khác, nhân viên siêu thị thường không cố định. Thường dễ nhảy việc. Điều này cũng mang lại độ khó nhất định trong công tác quản lý.
Nhân lực là sức mạnh mang tính quyết định trong sức sản xuất. Tăng cường quản lý nhân viên trong siêu thị có tác dụng qaun trọng trong kinh doanh siêu thị.
Thực ra quản lý nhân viên siêu thị cũng giống như quản lý nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp khác. Cần phải có một cơ chế quản lý khoa học và hoàn chỉnh. Muốn làm tốt công tác quản lý nhân viên trong siêu thị cần phải làm tốt 3 điều sau:
Một là tăng cường quản lý phòng nhân sự. Điều động những người có năng lực và kinh nghiệm quản lý thực sự vào bộ phận nhân sự. Đồng thời làm tốt công tác giáo dục đào tạo.
Thông qua đào tạo không ngừng nâng cao năng lực điều chỉnh nhân sự, quản lý, giải quyết và xử lý vấn đề. Từ đó dẫn dắt, chỉ đạo công tác quản lý nhân viên siêu thị không ngừng khoa học và đi vào quỹ đạo.
Hai là tăng cường quản lý nhân viên. Phải kết hợp tình hình thực tế của siêu thị, xây dựng chế độ sử dụng và quản lý nhân viên kiện toàn.
Từ công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, sát hạch cho tới chế độ thưởng phạt…đều phải có quy định rõ ràng. Không ngừng quy phạm hóa và chế độ hóa trong quản lý nhân viên.
Ba là xây dựng cơ chế sử dụng nhân lực kiện toàn, hiệu quả và lâu dài. Trọng tâm phải giải quyết vấn đề nhân viên tùy ý ra vào.
Siêu thị có thể thông qua việc xây dựng cơ chế thưởng phạt khoa học. Cơ chế tăng trưởng thu nhập phù hợp cho nhân viên. Để điều động tính tích cực trong công việc. Tăng thêm cảm giác thân thuộc và an toàn. Để nhân viên tình nguyện làm việc và gắn bó lâu dài trong siêu thị.
2, Chú trọng tới công tác quản lý hàng hóa
Quản lý hàng hóa trong siêu thị cũng là một công tác khá phức tạp. Một mặt là do chủng loại hàng hóa trong siêu thị nhiều, phạm vi rộng. Nếu trách nhiệm của nhân viên bán hàng không cao. Sẽ khó tránh khỏi phát sinh sai xót trong công tác quản lý.
Mặt khác, do đặc tính sản phẩm khác nhau. Nên việc phân loại trong quá trình quản lý tuyệt đối không được coi thường, lơ là. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới công tác kinh doanh sản phẩm.
Quản lý hàng hóa trong siêu thị, xét tới cùng là vấn đề trách nhiệm của con người. Trong quản lý hàng hóa, siêu thị nên kết hợp tổ hợp sản phẩm. Coi bộ phận quản lý hàng hóa là một đơn vị. Tiến hành đào tạo trách nhiệm trên cương vị làm việc.
Trong bộ phận quản lý hàng hóa, các nhân viên sẽ kết hợp theo cặp với nhau. Quản lý theo kiểu chuyên trách. Khiến mỗi nhân viên đều hiểu rõ khu vực công việc mà mình phụ trách.
Phụ trách công tác quản lý cơ bản như: sắp xếp hàng hóa, bù hàng, đặt hàng, vệ sinh và bảo dưỡng hàng hóa trong khu vực chuyên trách.
Thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm cương vị. Khiến người người đều quan tâm tới sản phẩm, hàng hóa. Tạo không khí trách nhiệm, quan tâm tới công tác kinh doanh, quản lý đến từng cá nhân nhân viên.
3, Sắp xếp hàng hóa là một môn nghệ thuật trong quản lý kinh doanh siêu thị
Việc trưng bày, sắp xếp hàng hóa phù hợp. Không những thúc đẩy kinh doanh bán hàng. Mà còn mang lại cảm giác thưởng thức nghệ thuật cho mọi người. Hàng hóa trong siêu thị mặc dù tạp, loạn và nhiều. Nhưng khi sắp xếp hàng hóa lên giá chỉ cần nhớ hai tiêu chuẩn là được:
Một là trưng bày động thái. Tức trưng bày hàng hóa trên giá một cách nghệ thuật hóa. Khiến khách hàng, người tiêu dùng có cảm giác giống như thật. Khuấy động khát khao mua sắm của người tiêu dùng.
Hai là tiêu chuẩn trưng bày lượng cảm. Tức nắm bắt chắc chắn số lượng hàng hóa trên giá để hàng. Trưng bày lượng cảm không cần phải quá câu nệ về số lượng hàng hóa nhiều ít.
Mà cần chú trọng tới trực quan. Khiến khách hàng cảm thấy hàng hóa luôn tràn đầy. Tổ hợp hàng hóa ở những góc độ và bề mặt khác nhau. Tăng thêm hiệu quả mỹ quan. Từ đó đạt mục đích kích thích mua sắm.
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng: Nhân viên-hàng hóa và Tiền hàng
4, Chú trọng quản lý tồn kho
Tăng cường quản lý kho siêu thị là một nội dung hết sức quan trọng. Lượng tồn kho không được quá nhiều cũng không được quá ít. Tồn kho quá nhiều sẽ chiếm dụng nhiều không gian, nguồn tài nguyên. Tồn tại nguy cơ tồn đọng, ảnh hưởng đến tính lưu động tài sản.
Tồn kho quá ít sẽ khiến cung ứng gián đoạn, không kịp thời. Ảnh hưởng đến kinh doanh thị trường. Giữa chúng cần phải có một điểm cân bằng.
Quản lý kho thực chất chính là quản lý tồn khó. Mục tiêu cơ bản là để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của siêu thị. Giảm thiêu chi phí kinh doanh.
Theo quan sát, nhiều doanh nghiệp trên thị trường không chú trọng tới công tác tồn kho. Khiến thông tin phản hồi trong kinh doanh sản phẩm không kịp thời. Dự toán không chính xác. Khiến kết cấu và chu kỳ tồn kho bất hợp lý. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nâng cao mức độ kinh doanh và lợi nhuận của siêu thị.
Làm tốt công tác quản lý tồn kho, không chỉ có lợi trong việc quay vòng sản phẩm và vốn một cách bình thường. Mà còn giúp siêu thị giảm thiểu chi phí và tổn thất kinh doanh nhất định.
Muốn làm tốt công tác quản lý tồn kho cần phải làm được ba điểm sau:
Một là, nắm bắt thông tin sản phẩm, hàng hóa một cách chính xác. Với tư cách là người quản lý muốn làm tốt công tác tồn kho. Trước hết phải nắm rõ tình trạng tồn kho của toàn bộ các loại hàng hóa. Đồng thời dự toán và kiểm soát lượng tồn kho hợp lý thông qua lượng bán.
Nếu dự toán không chuẩn xác, tồn kho không thỏa đáng. Sẽ gây ra tình trạng thiếu hàng. Ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh bán hàng của siêu thị.
Hai là, thực sự làm tốt công tác quản lý phân loại hàng hóa. Bất cứ siêu thị nào cũng có hàng bán chạy và hàng bán kém.
Do vậy, người quản lý kho phải phân loại sản phẩm bảo quản trên nguyên tắc hàng bán chạy và hàng bán kém. Cố gắng giảm thiểu chi phí quản lý và lượng tồn kho. Tránh tình trạng tồn hàng và gián đoạn hàng.
Ba là, thường xuyên kiểm kê tồn kho. Thông qua công tác kiểm kê tồn kho, một mặt để kịp thời nắm bắt tình hình tồn kho thực tế. Tính toán từng chỉ tiêu kinh doanh của siêu thị. Tiện cho việc chỉ đạo quyết sách kinh doanh. Mặt khác tránh tình trạng sản phẩm hư hỏng. Tránh những tổn thất kinh tế không cần thiết.
5, Chú trọng tới công tác quản lý an toàn, an ninh trong siêu thị
Siêu thị thường kinh doanh và giao dịch tiền mặt trong thời gian dài. Hơn nữa lại trưng bày hàng trên các giá kệ để hàng. Do vậy, quản lý an ninh là điều tuyệt đối không thể lơ là. Mục đích của việc coi trọng công tác quản lý an ninh là nhằm bảo đảm sự an toàn cho người tiêu dùng.
Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn. Cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn. Tránh hiện tượng mất mát tài sản trong siêu thị. Quản lý an ninh trong siêu thị có thể chia thành 3 phương diện. Một là an toàn sản phẩm hàng hóa. Hai là an ninh nhân viên. Ba là an ninh tài sản.
Thứ nhất, về an toàn sản phẩm hàng hóa. Hàng hóa siêu thị tập trung, lượng tồn lớn. Nếu không quản lý chu đáo rất có thể sẽ xảy ra hiện tượng quá hạn, ẩm mốc. Vừa ảnh hưởng đến công tác kinh doanh, vừa gây tổn thất.
Nếu siêu thị không cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng. Sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ hai, về an ninh nhân viên. Siêu thị cần phải cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Đảm bảo sức khỏe và tính mạng nhân viên.
Thứ ba, về an ninh tài sản. Chủ yếu là phòng chống trộm cắp, lừa đảo…
An toàn là số một. Về công tác quản lý an ninh, an toàn trong siêu thị phải chú ý có sự chuẩn bị và phòng tránh trước. Ngoài việc hoàn thiện hệ thống trang thiết bị an ninh. Quan trọng nhất phải có đội ngũ bảo an hùng mạnh.
Mỗi siêu thị cần phải có tổ bảo vệ chuyên môn và chuyên trách. Phân công rõ ràng, thực hiện nghiêm túc. Đôn đốc và giám sát nhân viên làm việc theo quy định, pháp luật và quy trình.
Đối với những cá nhân vi phạm sẽ có mức xử phạt thích đáng, quyết không nhân nhượng. Tuyệt đối không được coi thường công tác quản lý an toàn.