Kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đang phát triển nhanh chóng và rộng mở ở nước ta. Nhưng do kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ ở nước ta khởi đầu tương đối muộn. Nên hiện tại vẫn đang trong giai đoạn hình thành.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đang vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và hạn chế thiếu xót. Một loạt các nội dung như quy định chuỗi cửa hàng, hiệu ứng quy mô, hệ thống vận chuyển và mô hình triển khai…đều chưa được hoàn thiện.
Hiện nay thị trường bán lẻ trong nước đang phải chịu sức ép từ việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường. Nhưng ngành bán lẻ ngày càng phát triển. Mô hình quản lý kinh doanh hiện đại tiên tiến như chuỗi cửa hàng được ứng dụng rộng rãi.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng trên thực tế là sự ứng dụng sao chép tư tưởng trong lĩnh vực kinh doanh. Giúp mô hình doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng. Chiến giữ thị phần. Cuối cùng là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
1, Phân tích những vấn đề mới còn tồn tại trong kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ
1-1, Năng lực tổ chức chuỗi cửa hàng không lớn mạnh
Kinh doanh chuỗi cửa hàng yêu cầu phải “nhập hàng đồng nhất, giao hàng đồng nhất, giá bán đồng nhất, thanh toán đồng nhất”. Nhưng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa ý thức được những vấn đề mới này.
Thay vào đó họ chỉ biết chạy theo số lượng chuỗi cửa hàng. Ít nhiều đều coi số lượng là tiêu chuẩn quy mô kinh doanh chuỗi cửa hàng. Đây là một quan niệm hết sức phiến diện.
Bởi nếu như năng lực tổ chức quản lý kinh doanh chưa đủ mạnh để làm hậu thuẫn vốn. Việc tăng nhanh về số lượng cửa hàng sẽ khiến vốn lưu động và nguồn tài nguyên thương phẩm thiếu hụt một trầm trọng.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng chú trọng việc gìn giữ hình tượng tiêu chuẩn đồng nhất về sản phẩm, kênh phân phối, giá bán, khuyến mại…
Theo như điều tra có liên quan cho thấy, ở nước ta hiện nay rất nhiều chuỗi cửa hàng doanh nghiệp không có sổ tay kinh doanh. Dù có sổ tay kinh doanh những cũng không nghiêm túc thực hiện.
Dẫn tới hiện tượng có liên kết nhưng không đồng nhất. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình tượng thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy mô quá nhỏ, chi phí quá cao. Hệ thống thông tin điện tử của chuỗi cửa hàng chưa được thiết lập. Ưu thế khuyến mãi chưa được nổi trội…Những điều này đều hạn chế việc phát huy thế mạnh kinh doanh của các chuỗi cửa hàng một cách rõ rệt.
1-2, Quản lý chi nhánh không tốt
Do quy mô chuỗi doanh nghiệp vẫn mang nặng kết cấu phức tạp của doanh nghiệp bán lẻ truyền thống. Nên trong khâu quản lý không tránh khỏi xuất hiện các vấn đề khác nhau.
Chuỗi doanh nghiệp có liên kết nhưng không đồng bộ có liên quan tới thể chế quản lý chi nhánh doanh nghiệp. Biểu hiện chủ yếu trong việc quyền sở hữu tài sản không rõ ràng. Mối quan hệ giữa cửa hàng tổng và cửa hàng chi nhánh phức tạp. Chức trách và quyền hạn không rõ ràng.
Chuỗi công ty thiếu sự nghiên cứu chuyên môn sâu sắc đối với những yêu cầu cơ bản và quy luật bên trong của chuỗi doanh nghiệp. Chưa thể hình thành quy tắc kinh doanh thống nhất. Khiến người dùng không cảm nhận được những không khí phục vụ giống nhau trong những cửa hàng khác nhau.
Điều này khiến doanh nghiệp, cửa hàng không thể để lại hình tượng tiêu chuẩn trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, việc doanh nghiệp đi theo mô hình quản lý cửa hàng đơn nhất. Quản lý nhân viên nội bộ và quản lý chi nhánh chưa được hoàn thiện. Nên sẽ khó lòng đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các chi nhánh cửa hàng trong chuỗi kinh doanh.
1-3, Căng thẳng với nhà cung cấp
Xét trên bề mặt, cạnh tranh trong ngành bán lẻ là cạnh tranh giá. Xét về bản chất là cạnh tranh kênh phân phối. Nhất là trong bối cảnh sức sản xuất phát triển, thị trường cung nhiều hơn cầu như hiện nay. Doanh nghiệp bán lẻ thực chất là kiếm tiền từ nhà phân phối chứ không phải từ người tiêu dùng.
Một mặt rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ thu khá nhiều doanh mục chi phí của nhà phân phối. Bao gồm phí vào kho bãi, kích cầu…
Mặc khác, doanh nghiệp bán lẻ thường quen với việc khất nợ đối với những khoản nợ nhà phân phối. Tận dụng nguồn vốn của nhà phân phối để làm vốn vận hành. Trong thị trường bên bán cung lớn hơn cầu này, các nhà phân phối muốn tìm kiếm đầu ra không thể không nhượng bộ.
1-4, Hiệu quả vận chuyển giao hàng không cao
Nguồn nhân lực yếu kém, vốn kinh doanh thiếu hụt, trình độ kỹ thuật lạc hậu khiến công tác vận chuyển giao hàng hiệu quả thấp. Cản trở sự phát triển trong kinh doanh của chuỗi cửa hàng.
Chuỗi doanh nghiệp bán lẻ hiện nay vẫn còn thiếu xót hệ thống vận chuyển thành thục hiệu quả cao. Truyền tải thông tin sản phẩm chậm, tốc độ giao hàng chậm. Khiến các cửa hàng trong chuỗi thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu hàng. Trình độ quản lý hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Tại các quốc gia phát triển, phía sau các chuỗi cửa hàng kính doanh lớn đều có một hệ thống vận chuyển lớn mạnh chống đỡ. Hệ thống vận chuyển này hoặc là của chính chuỗi doanh nghiệp. Hoặc là do bên vận chuyển chuyên nghiệp thứ 3 đảm nhận cung cấp cho chuỗi doanh nghiệp.
>> Cách quản lý chuỗi nhiều Cửa hàng bán lẻ
2, Chiến lược kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ
2-1, Thống nhất hình tượng thương hiệu
Đầu tiên, phải xây dựng quy hoạch chiến lược hợp lý. Kiểm soát quy mô chuỗi cửa hàng. Tuyệt đối không được theo đuổi số lượng cửa hàng trong chuỗi một cách mù quáng.
Thu thập đầy đủ thông tin và tư liệu thị trường. Nghiên cứu tính khả dụng một cách khoa học và hợp lý. Lựa chọn địa điểm, quy mô lớn nhỏ của chi nhánh cửa hàng một cách hợp lý.
Thứ hai, xây dựng hệ thống quy tắc chuỗi cửa hàng kinh doanh tiêu chuẩn. Các cửa hàng trong chuỗi phải thực sự liên kết và đồng nhất với nhau. Mỗi chi nhánh cửa hàng đều cung cấp những sản phẩm, thiết bị giống nhau.
Bài trí, bố cục và công tác phục vụ trong các chi nhánh cửa hàng cũng phải đồng nhất. Đảm bảo mang lại cảm giác chính quy tiêu chuẩn trong lòng khách hàng đối với mỗi chi nhánh cửa hàng khác nhau.
Để khách hàng dù đi đến đâu, cũng luôn cảm nhận được không khí phục vụ giống nhau. Điều này có lợi trong việc xây dựng hình tượng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Cuối cùng, khi kinh tế doanh nghiệp đạt tới một trình độ nhất định nào đó. Phải mở rộng quy mô doanh nghiệp. Tăng thêm phân bố điểm trong mạng lưới doanh nghiệp.
Bởi chỉ khi mở rộng quy mô, doanh nghiệp mới có thể cảm nhận được ưu thế chi phí và giá thành quản lý thống nhất và tập trung do nhập hàng mang lại. Từ đó mới có thể phát huy hết hiệu suất quy mô của chuỗi cửa hàng kinh doanh.
2-2, Hoàn thiện thể chế quản lý nội bộ
Căn cứ vào những thiếu xót trong chế độ quản lý nội bộ chi nhánh chuỗi cửa hàng kinh doanh. Doanh nghiệp có thể bắt tay vào từ những phương diện sau:
Đầu tiên, tăng cường hệ thống quản lý tiêu chuẩn hóa. Chuỗi doanh nghiệp kinh doanh yêu cầu các cửa hàng từ sản phẩm, dịch vụ tới quản lý đều phải tiêu chuẩn hóa, quy tắc hóa.
Nếu không có tiêu chuẩn hóa, các cửa hàng trong chuỗi sẽ không thể liên kết với nhau một cách thực sự. Không thể sản sinh ưu thế quy mô và hiệu suất quy mô.
Do vậy, phải xử lý tốt mối quan hệ tập quyền và phân quyền. Quy định rõ ràng về quyền hạn và chức trách của cửa hàng tổng và cửa hàng chi nhánh.
Thứ hai, áp dụng mạng lưới công nghệ thông tin để tiến hành quản lý hiện đại hóa. Đối với chuỗi cửa hàng doanh nghiệp, mô hình quản lý cửa hàng đơn lẻ truyền thống đã không thể đáp ứng nhu cầu về quy mô.
Tận dụng mạng lưới công nghệ thông tin giúp tăng cường điều chỉnh doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý. Gia tăng hiệu suất vận hành trong công tác vận chuyển hàng hóa. Có lợi trong việc nâng cao mối liên hệ với nhà phân phối.
Cuối cùng, tăng cường đào tạo nhân lực. Hệ thống quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh cần tới một đội ngũ nhân lực có tố chất quản lý, vận hành kinh doanh và nắm bắt được những thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Do vậy, việc khai thác đào tạo nhân lực cũng là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao trình độ quản lý.
2-3, Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà phân phối
Mối quan hệ giữa nhà phân phối và doanh nghiệp bán lẻ đó là phụ thuộc lẫn nhau. Doanh nghiệp bán lẻ lớn thường thông qua thị trường đầu ra cuối to lớn đến kiểm soát các kênh phân phối. Nhà sản xuất vì muốn tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm không thể không nhượng bộ.
Doanh nghiệp bán lẻ nếu như không thể làm nổi ưu thế của mình trên sản phẩm, giá bán, dịch vụ và điều kiện môi trường. Sẽ không được người tiêu dùng khẳng định. Cuối cùng sẽ bị nhà sản xuất từ bỏ.
Hai bên vừa phụ thuộc vào nhau vừa hạn chế lẫn nhau. Trong nền kinh tế lý tính, nhà sản xuất và doanh nghiệp bán lẻ không thể tránh khỏi một số mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Nhưng xét trên lợi ích lâu dài, doanh nghiệp bán lẻ nên xây dựng lợi ích chung với nhà sản xuất.
Chỉ khi xây dựng bối cảnh lợi ích cộng hưởng chung, xác định mục tiêu phát triển chung. Mới có lợi trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác. Làm nổi bật ưu thế cạnh tranh của các bên trong quá trình hợp tác.
2-4, Nâng cao trình độ quản lý vận chuyển hàng hóa
Thực chất cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ thế kỷ 21 đó là cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp muốn có được ưu thế cạnh tranh phải thông qua việc thực hiện tiết kiệm chi phí trung gian.
Cụ thể là thông qua việc hợp tác với bên vận chuyển thứ 3. Thuê ngoài với những khâu vận chuyển hàng hóa. Khiến nguồn tài nguyên của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào những nơi mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Thực hiện tối ưu hóa trong việc phân bổ nguồn tài nguyên.
Chuỗi kinh doanh bán lẻ là xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp. Do kinh doanh chuỗi cửa hàng ở nước ta khởi đầu tương đối muộn. Nên còn rất nhiều mặt thiếu xót. Tồn tại nhiều vấn đề khó giải quyết.
Điều này cần các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi các quốc gia phát triển. Học kinh nghiệm và kỹ thuật quản lý tiên tiến của họ. Để trong kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ ít phải đi đường vòng. Thúc đẩy sự nghiệp chuỗi cửa hàng bán lẻ từng bước phát triển lớn mạnh.