Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống không còn là mô hình kinh doanh mới lạ đối với bất cứ ai. Thế nhưng những kinh nghiệm xương máu về kinh nghiệm quản lý thực chiến như 20 kinh nghiệm quản lý dưới đây. Luôn là những bài học quý báu không gì có thể mua được. Giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc điều hành, quản lý nhà hàng từ xa. Ít phải đi đường vòng và tránh mắc phải sai lầm.
1, Người quản lý luôn xuất hiện tại những vị trí quan trọng vào những thời điểm quan trọng. Giải quyết vấn đề quan trọng. Đó chính là bí quyết quản lý nhà hàng từ xa.
Không có những người quản lý tố chất cao sẽ không có được chất lượng phục vụ trình độ cao. Chất lượng của doanh nghiệp cần phải sử dụng tới con người để duy trì và nâng cao.
Không đào tạo trước mà vẫn trừng phạt nhân viên khi họ phạm sai lầm là hoàn toàn sai. Nhân từ một cách vô nguyên tắc cũng là không đúng. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa tình cảm và người quản lý.
2, Sự lười nhác trong công việc đến từ những thói hư tật xấu của sự phù phiếm. Người quản lý sau khi truyền đạt chỉ lệnh công việc phải tiến hành giám sát, đôn đốc, điều chỉnh, quản lý và kiểm tra. Không được chỉ quan tâm tới việc ra chỉ lệnh mà không màng tới việc nhân viên có thực hiện hay không?
Đối với mỗi công việc, mỗi tiểu tiết đều phải sát xao theo dõi tiến độ và từng bước thực hiện. Khâu nọ đi liền với khâu kia. Bước này theo sát bước kia như vậy mới nắm bắt được sâu rộng, chi tiết và cụ thể.
3, Người quản lý quan trọng nhất là phải xây dựng cho mình một tác phong làm việc nghiêm túc. Bất cứ nội dung công việc nào cũng đều phải dựa trên tinh thần, tác phong thiết thực, chặt chẽ và sâu sắc. Như vậy mới gặt hái được hiệu quả cao nhất.
Quản lý nghiêm khắc không chỉ thể hiện trong việc quản lý con người. Mà còn thể hiện trên cả sự quản lý đối với tài sản và đồ vật.
4, Đừng bao giờ than trách nguồn khách ít, khó làm ăn kinh doanh. Quan trọng phải xem công tác phục vụ của chúng ta đối với khách hàng đã làm đúng, làm đủ hay chưa?
5, Người quản lý và người được quản lý vừa là quan hệ đồng chí đồng đội trên một chiến hạm. Vừa là mối quan hệ giữa mèo và chuột. Người quản lý nên thao tác thực tế với nhân viên nhiều hơn để đôn đốc và giám sát chất lượng phục vụ.
Luôn phải ý thức được rằng, chất lượng phục vụ là cơ sở nền tảng cạnh tranh. Mà chất lượng luôn thể hiện ở những việc nhỏ như phục vụ khách hàng…
6, Khách hàng sẽ dựa vào hiệu quả thực tế mà họ nhận được để đánh giá chất lượng phục vụ. Chứ không chỉ xem bạn đã nỗ lực hết mình hay chưa.
Hiệu quả thể hiện ngay trên từng những tiểu tiết, những công việc nhỏ nhất. Tiết kiệm thời gian từng phút từng giây. Làm tốt công tác cơ sở nền tảng mới được coi là hiệu quả nhất.
7, Công tác quản lý là công tác quan trọng nhất trong điều hành nhà hàng. Người quản lý chỉ nói mà không làm là không được. Chỉ làm mà không nói cũng không xong. Tiêu chuẩn, nguyên tắc và phương pháp quản lý phải cụ thể và khoa học.
Đặc thù công việc của nhà hàng đó là làm thế nào để kết hợp những thiết bị hữu hình với những dịch vụ vô hình lại với nhau một cách có hiệu quả nhất. Công việc trong quản lý nhà hàng phải theo quy luật kinh tế. Phải có khái niệm thị trường, ý thức cạnh tranh và đầu óc tính toán chi phí.
8, Đối với những vấn đề quan trong phải lập tức quyết định. Quyết định xong phải lập tức hành động. Nếu không vạn sự sẽ bất thành.
9, Nhân viên ra vào lưu động là việc hết sức bình thường. Người khác đến đục khoét nhân tài của bạn cũng là điều hiển nhiên. Quan trọng nhất đó là làm thế nào để làm tốt công tác nâng cao tố chất đội ngũ nhân viên theo tình hình thực tế của xã hội.
Làm thế nào để bảo đảm bồi dưỡng được ai chắc người đó. Coi việc bồi dưỡng cốt cán và kỹ thuật mũi nhọn là công tác thường niên. Người quản lý phải không ngừng nâng cao nghệ thuật lãnh đạo. Suy nghĩ vấn đề thấu đáo. Chú trọng phương pháp làm việc. Tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu tâm lý nhân viên.
10, Không có sự hạn chế về lượng công việc sẽ không có sự thay đổi về chất. Người quản lý luôn phải tuần tra kiểm tra theo tiêu chuẩn làm việc. Muốn nâng cao hiệu suất công việc. Phải kiên trì với việc giám sát và đôn đốc ngay tại hiện trường.
Công tác bồi dưỡng tố chất phải được tích lũy từng chút từng chút một trong các khóa đào tạo mỗi ngày. Chỉ khi nắm rõ công việc hàng ngày. Mới không đưa ra phán đoán sai vào những thời điểm quan trọng. Không có chất lượng trong công việc hàng ngày sẽ không thể hóa dữ thành lành vào những lúc nguy hiểm được.
>> Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống
11, Chất lượng phục vụ và trình độ quản lý được thể hiện từ những việc nhỏ nhất. Từ mỗi biểu hiện cảm xúc, mỗi động tác nhỏ đều sẽ thể hiện ý thức phục vụ của chúng ta. Muốn có chất lượng phục vụ cao, đầu tiên phải có tác phong làm việc tốt và ý thức tư tưởng rõ ràng.
Con đường của doanh nghiệp được liên kết bởi vô số những nút điểm nhỏ. Hình thành nên tác phong và tinh thần làm việc của mỗi người nhân viên. Bởi vậy, trong nhà hàng không bao giờ có chuyện nhỏ. Bất cứ chuyện gì cũng đều sẽ liên quan tới danh dự và uy tín của nhà hàng.
12, Mọi công tác tiếp đón, tiếp đãi trong nhà hàng đều rất quan trọng. Đối với chúng ta mà nói nó đơn giản chỉ là sự lặp lại. Nhưng đối với khách hàng lại là lần đầu tiên.
Quản lý nhà hàng được xây dựng trên sự khiếu nại của khách hàng. Hay nói cách khác đó là xây dựng trên cơ sở phân tích tổng kết những sự cố phát sinh có liên quan tới chất lượng phục vụ.
13, Tình hình thị trường thiên biến vạn hóa. Do vậy cần phải thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Nắm bắt những lợi ích tức thời nhất.
14, Người quản lý phục vụ vì khách hàng. Bản thân quản lý giống như quá trình sản xuất sản phẩm. Phải không ngừng nghiên cứu thị trường. Chú trọng tới chất lượng sản phẩm.
Công việc tại nhà hàng trên thực tế không hề phức tạp. Phần cứng+phần mềm+điều chỉnh+tố chất = chất lượng.
14, Những người quản lý không nhìn thấy lợi thế là những người vô tri. Những người nhìn thấy mà không chịu phát triển là những người không có năng lực.
Muốn nâng cao và duy trì chất lượng phục vụ. Phải luôn biết cách kết hợp giữa đôi mắt của người quản lý với tố chất của nhân viên.
15, Chất lượng và uy tín của một doanh nghiệp sẽ không mất đi bởi sự ra đi của ai đó. Nhân viên trong doanh nghiệp có thể không ngừng thay đổi. Nhưng chất lượng tuyệt đối không được sa sút. Duy trì phong cách của doanh nghiệp là việc quan trọng và khó khăn nhất.
Tố chất con người là cơ sở nền tảng của những nhà hàng chất lượng hàng đầu. Có cạnh tranh sẽ có áp lực. Phải có áp lực mới có động lực. Có động lực mới sẽ tự giác sáng tạo của cải cho doanh nghiệp.
16, Trong quản lý nhà hàng, nhiều người thường nói khách hàng luôn luôn đúng. Nhưng trên thực tế không phải lần nào cũng đúng 100%.
Nhưng vấn đề là khi nội dung mà khách hàng khiếu nại với sự thực có sự khác biệt. Chúng ta có thể nhường lại phần đúng cho khách hàng hay không?
“Nhường nhịn” là tố chất của nhân viên nhà hàng. Thể hiện trình độ chính sách của nhà hàng. Vừa không đắc tội với khách hàng vừa bảo vệ được lợi ích của nhà hàng, doanh nghiệp.
17, Con mắt của người quản lý phải biết phát hiện vấn đề. Có tác dụng kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, người quản lý còn nên là người nói nhiều. Bởi có như vậy, lâu dần, nhân viên sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì?
18, Chất lượng phục vụ là cơ sở nền tảng của cạnh tranh. Là điều kiện sinh tồn căn bản nhất của doanh nghiệp.
Đẳng cấp cao thấp của nhà hàng được quyết định bởi khách hàng. Số lần khiếu nại của khách hàng sẽ là tiêu chuẩn cân bằng trình độ quản lý của nhà hàng.
19, Tác phong, dáng vẻ của mỗi nhân viên đều là đại diện bộ mặt cho nhà hàng. Phải luôn ý thức được rằng, biểu hiện của mỗi người nhân viên trong nhà hàng không đơn thuần chỉ là bộ mặt cá nhân. Mà là bộ mặt của cả nhà hàng.
Nhà hàng giống như một cỗ máy. Mỗi bộ phận giống như những phần linh kiện trong cỗ máy đó. Chỉ khi các chi tiết, bộ phận linh kiện ăn khớp, kết hợp nhịp nhàng với nhau. Nhà hàng mới vận hành trơn tru 24/24 giờ đồng hồ được.
20, Đừng bao giờ đắc tội với khách hàng. Đó là nguyên tắc thép trong ngành dịch vụ. Bất cứ vẻ mặt, nụ cười, câu nói hay hành động nhỏ nào cũng đều phải phù hợp với đạo đức nghề nghiệp.
Thái độ của người quản lý đối với công việc cũng luôn phải lấy mốc “hoàn thành” làm chuẩn. Chứ không chỉ tính theo tiếng đồng hồ.
Với tư cách là người quản lý, bạn cần phải: có đạo đức xã hội, hiểu đạo lý làm người. Hiểu pháp chế doanh nghiệp, nắm rõ tình hình chung của nhà hàng. Tuyệt đối không được đẩy mình ra khỏi vòng pháp quy.