Cách chia lợi nhuận trong kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chậu, giàn trồng cây

Em chào anh/chị

Em tên Hường. Hiện tại em đang có ý tưởng thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm. Sản phẩm là các dạng chậu, giàn để trồng cây. Vì em không có vốn nên em kêu gọi vốn hoàn toàn. Có nghĩa là em có y tưởng, và một người khác đầu tư tiền để sản xuất. Trong trường hợp này thì sẽ chia tỷ lệ lợi nhuận như thế nào ạ.

Ban đầu em hợp tác có vốn nhỏ rồi thuê gia công sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Khi thị trường chấp nhận em sẽ tính tiếp theo 2 hướng: hoặc là em quản lý, điều hành và đối tác bỏ vốn vào, hoặc là em cùng góp vốn chung.

Mong anh chị giúp đỡ em trong vấn đề này với ạ. Em xin chân thành cám ơn

[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh

Chào bạn Thu Hường! Đối với vấn đề chia lợi nhuận trong kinh doanh, bạn cần bàn bạc và thương thảo với đối tác của mình để đưa ra phương án thống nhất ngay từ đầu. Bạn nên cân nhắc về những vấn đề như: thời gian, công sức, ý tưởng… của ban bỏ vào dự án kinh doanh để đưa đề xuất với nhà đầu tư của mình.

Chia lợi nhuận như thế nào? 

Thông thường đối với một công ty cổ phần lợi nhuận sẽ được chia dựa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần mà cổ đông nắm giữ trong công ty. Bạn thử suy nghĩ và quy đổi những ý tưởng kinh doanh, những công sức mà bạn bỏ ra thành cổ phần sau đó đàm phán với đối tác của mình để thống nhất phương án chia lợi nhuận.

Ở giai đoạn đầu, có thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề sản xuất, gia công và tìm đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy ở giai đoạn này, bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, tìm tòi, suy nghĩ đến những ý tưởng kinh doanh để thu hút khách hàng, điều này không phải dễ dàng.

Trong kinh doanh, người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm là người hiểu rõ về hoạt động của công ty. Tùy thuộc vào mức độ đóng góp cổ phần bạn có thể thương lượng chia tỷ lệ lợi nhuận:

  • 50 %-50% nếu số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra tương ứng với công sức và thời gian của bạn.
  • 60% cho nhà đầu tư  40% cho bạn nếu nhà đầu tư vừa bỏ vốn vừa bỏ công. Tỷ lệ có thể thay đổi dựa vào những cống hiến của nhà đầu tư và bạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 60% cho bạn 40 % cho nhà đầu tư: nếu bạn bỏ nhiều thời gian, công sức hơn

Bạn cần phải cân nhắc đến thương lượng với nhà đầu tư sao cho cả hai người cùng có lợi và vui vẻ trong hợp tác làm ăn. Bởi lẽ, trong kinh doanh ai cũng muốn đồng tiền mà mình bỏ ra mang lại khả năng sinh lợi lớn. Thế nhưng, bạn cần phải đảm bảo rằng mình nhận lại được lợi nhuận xứng đáng với tâm huyết và thời gian mình bỏ ra đồng thời mức lợi nhuận cũng là động lực để bạn có gắng phấn đấu vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu bạn hiểu về hoạt động sản xuất, bạn nhìn thấy được tương lai của doanh nghiệp. Để giảm bớt những tranh chấp trong kinh doanh, bạn có thể vay vốn đầu tư và làm chủ doanh nghiệp. Thay vì phải suy nghĩ đến vấn đề chia lãi trong kinh doanh, hằng năm bạn sẽ trả một số tiền lãi/ khoản vay của mình.

>> Kinh doanh mặt hàng ăn uống với bạn: Người bỏ vốn, người bỏ công

Cách chia cổ phần và lợi nhuận không chỉ dựa vào số vốn đầu tư ban đầu mà còn dựa vào những ý tưởng, những công sức và thời gian mà bạn bỏ ra. Thế nhưng, bạn cũng cần phải hết sức tỉnh táo, khôn khéo trong việc đàm phán, thương lượng với đối tác kinh doanh của mình để tìm ra được phương án tốt nhất. Trong kinh doanh bạn nên thống nhất với đối tác của mình ngay từ đầu, tránh trường hợp xảy ra những mâu thuẫn những tranh chấp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể đặt ra những KPI những chỉ số đánh giá về hoạt động kinh doanh. Nếu như trong một thời gian là 6 tháng hoặc 1 năm bạn được được KPI đó, bạn có quyền thương lượng lại số tiền lãi với nhà đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp tại thời điểm đó mà cả 2 sẽ bàn bạc và đưa ra phương án thống nhất chung. Tất cả những bàn bạc, những quyết định cần được ghi rõ trong hợp đồng hoặc biên bản kinh doanh để làm bằng chứng. Chưa kể trong trường hợp mở rộng sản xuất, bạn phải tìm kiếm thêm nhà đầu tư, đối tác kinh doanh.

Thực ra đối tác kinh doanh của bạn cũng có những quyền lựa chọn khác của họ: Họ có thể bỏ vốn để mua ý tưởng kinh doanh của bạn, thuê bạn vận hành sản xuất sản phẩm và bán sản phẩm cho họ. Trên thực tế ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cách thức này để trưng cầu những ý tưởng mới, tuyển dụng người tài. Chính vì vậy, bạn nên khéo léo để đảm bảo rằng, những ý tưởng kinh doanh, những công sức của bạn bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.

Chúc bạn thành công!

Trả lời