Kinh doanh bán lẻ, mở nhiều chuỗi cửa hàng kinh doanh để mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận là mô hình kinh doanh được nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp thực hiện. Nhưng không phải ai cũng có thể điều hành, quản lý và thu lại được nhiều lợi nhuận từ hệ thống kinh doanh bán lẻ của mình. Trong bài viết Kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ mang lại siêu lợi nhuận, bytuong.com sẽ gợi ý một số lời khuyên đến các bạn đọc giả để có thể quản lý và kinh doanh bán lẻ hiệu quả nhất.
Hệ thống bán lẻ Việt Nam rất lớn. Hơn 90% của hàng bán lẻ là của các hộ gia đình cá nhân. Mặc dù đối tượng sở hữu khác nhau nhưng những kiến thức về kinh doanh bán lẻ vẫn có thể được áp dụng.
Kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ mang lại siêu lợi nhuận: Quản trị tài chính
Khi bạn quyết định mở rộng quy mô, xây dựng và phát triển thêm nhiều hệ thống cửa hàng bán lẻ. Vấn đề cần quan tâm đầu tiên đó chính là tài chính. Sẽ có những mục tài chính nào mà các chủ cửa hàng cần lưu ý và kiểm tra thường xuyên?
+ Thường xuyên quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Hệ thống cửa hàng bán lẻ càng lớn, việc kiểm soát mọi hoạt động trong cửa hàng sẽ trở nên khó khăn hơn. Chủ cửa hàng cần thường xuyên kiểm tra số liệu và nắm bắt rõ các thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận để biết được tình hình kinh doanh buôn bán tại các cửa hàng như thế nào, số liệu có chính xác cụ thể. Dựa vào số liệu, chủ cửa hàng có thể biết được trong tháng vừa qua những chi phí nào được chi và do ai chi, số lượng hàng bán ra, mặt hàng bán chạy….
+ Quản lý tồn kho, công nợ: Một trong những số liệu mà chủ cửa hàng cần quan tâm nữa đó chính là tồn kho. Quản lý tồn kho để biết được mặt hàng nào không thể tiêu thụ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân khắc phục và hạn chế lại số lượng hàng hóa sản phẩm đó khi nhập về. Quản lý công nợ với khách hàng, nhà cung cấp để đảm bảo chủ cửa hàng đã thanh toán hết các khoản nợ và thu được hết nợ từ khách hàng để tổng kết doanh thu. Nợ không nên để lâu vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc tổng kết số liệu và hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ không được đảm bảo.
+ Quản lý dòng vận động của tiền: chủ cửa hàng phải thường xuyên kiểm tra số tiền dự phòng cho hoạt động của cửa hàng và sự luân chuyển, vận động của dòng tiền để biết được mình sử dụng tiền vào mục đích gì, nó có mang lại hiệu quả hay không và tiền dự phòng có còn đủ để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác hay không?
Quản lý nhân viên bán hàng: Kinh nghiệm bán lẻ đáng lưu tâm
Hệ thống cửa hàng bán lẻ càng lớn, số lượng nhân viên bán hàng càng nhiều. Chủ cửa hàng sẽ không thể lúc nào cũng ở tại cửa hàng 24/24. Vì vậy rất khó để quản lý nhân viên, kiểm tra và tránh thất thoát hàng hóa cũng như tiền hàng. Để có thể quản lý nhân viên bán hàng thuận lợi, các chủ cửa hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tại các chi nhánh cửa hàng và lắp đặt camera để quan sát mọi hoạt động diễn ra tại cửa hàng.
Chọn địa điểm và tiền thuê mặt bằng
Khi mở nhiều cửa hàng, chi phí kinh doanh sẽ tăng lên rất nhiều. Một trong những chi phí cần quan tâm đó là chi phí thuê mặt bằng. Thay vì lựa chọn những địa điểm tại trung tâm thành phố, chi phí thuê mặt bằng sẽ rất đắt. Các chủ cửu hàng có thể chọn địa điểm kinh doanh ở những mặt bằng gần khu đông dân cư, giao thông thuận lợi, lượng xe cộ qua lại nhiều. Ở những địa điểm xa trung tâm nhưng vẫn tiếp cận được với đối tượng khách hàng chi phí thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Mở càng nhiều cửa hàng, chi phí thuê mặt bằng lại nhiều. Nếu cửa hàng nào cũng đặt ở vị trí trung tâm thành phố nhưng hoạt động kinh doanh không ổn định sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro và có thể thua lỗ. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ mà các chủ cửa hàng cần cân nhắc đó chính là lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng và tiền thuê.
>> Cách quản lý chuỗi nhiều Cửa hàng bán lẻ
Chú ý đến sự vận chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng
Vị trí các cửa hàng thường cách xa nhau, một lần vận chuyển sẽ tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, chủ cửa hàng cần quản lý và nắm rõ thông tin về số lượng hàng hóa ở mỗi cửa hàng để biết được cửa hàng nào thiếu sản phẩm nào để có phương án vận chuyển phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển tại mỗi cửa hàng. Các chủ cửa hàng có thể sử dụng phần mềm bán hàng để hỗ trợ việc kiểm tra công tác hàng tồn và số lượng hàng hóa bán ra, nhằm biết được số lượng hàng hóa ở mỗi cửa hàng, giúp ích cho việc vận chuyển và kinh doanh tốt hơn.
Sử dụng nguồn vốn hợp lý
Hãy phân chia nguồn vốn tại mỗi cửa hàng rõ rệt. Không nên sử dụng chung cho tất cả các cửa hàng. Vì khi cần đánh giá, sẽ rất khó khăn. Kinh doanh không phải ngày một ngày hai, số tiền cần đầu tư sẽ rất nhiều. Vì vậy, các chủ cửa hàng cần lên kế hoạch chi tiêu và sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả nhất.
Xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện với khách hàng
Để có thể mở rộng quy mô và xây dựng nhiều hệ thống cửa hàng bán lẻ con, chúng ta cần có một thương hiệu kinh doanh vững mạnh và được nhiều người biết đến. Nếu cửa hàng có thương hiệu, khi mở ra sẽ dễ dàng kinh doanh và hoạt động hơn. Vì đã có một lượng khách hàng ổn định biết đến thương hiệu của mình. Nhưng không vì thế mà các chủ cửa hàng chủ quan trong việc xây dựng thương hiệu tốt hơn. Phải thường xuyên đẩy mạnh hoạt động Marketing để định vị và phát triển thương hiệu. Một số hoạt động mà các chủ cửa hàng có thể sử dụng để phát triển thương hiệu của mình như quảng cáo, truyền thông, các dự án viral marketing tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội, tung ra các sản phẩm mới, tạo điểm nhấn thu hút khách hàng bằng các đợt sale khủng + tặng quà + đổi sản phẩm,…
Quản lý khách hàng
Một kinh nghiệm bán lẻ hiệu quả nữa mà bytuong.com muốn gợi ý cho các bạn đọc giả đó chính là quản lý thông tin và dữ liệu khách hàng. Việc nắm được thông tin khách hàng sẽ giúp chúng ta mở rộng hoạt động kinh doanh hơn bằng cách tri ân những khách hàng thường xuyên ghé đến, thông báo cho khách hàng về những chương trình khuyến mãi của cửa hàng ở từng thời điểm,… Nếu chăm sóc khách hàng tốt, chúng ta sẽ để lại ấn tượng tốt và khách hàng sẽ muốn quay lại cửa hàng vào những lần sau đó. Ngoài ra, hình thức marketing truyền miệng sẽ giúp chúng ta lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới đến với cửa hàng.
Kinh doanh bán lẻ không phải là một chuyện đơn giản. Chúng ta cần có những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để duy trì và đảm bảo việc kinh doanh thuận lợi nhất. Với những chia sẻ trong bài viết này hy vọng sẽ có thể giúp ích được cho bạn trong việc kinh doanh nhé!