Nghiệp vụ kinh doanh siêu thị được triển khai xung quanh hạt nhân là sản phẩm hàng hóa. Do vậy, những nguyên tắc quản lý hàng hóa trong siêu thị luôn là những vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi người kinh doanh, quản lý siêu thị đều phải tìm hiểu và nắm bắt.
1, Nguyên tắc ưu tiên hàng hóa
Thế nào là nguyên tắc ưu tiên hàng hóa? Nói một cách đơn giản đó là đi theo hàng hóa, xoay quanh hàng hóa và thay đổi theo hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc siêu thị cần phải định vị theo xu hướng của hàng hóa. Chuyển hóa và thay đổi theo sự định vị và biến đổi của hàng hóa.
Ví dụ như việc nâng cấp thay thế hàng hóa, đào thải hàng hóa kém bán chạy, triển khai hàng hóa xanh…Đều được hiểu là cách vận hành dựa trên nguyên tắc ưu tiên hàng hóa.
2, Nguyên tắc chuyển hóa
Dù là mặt hàng gì cũng đều phải thương phẩm hóa mới được người tiêu dùng tiếp nhận một cách có hiệu quả. Thương phẩm hóa ở đây là quá trình chuyển hóa sản phẩm từ nhà cung cấp thành sản phẩm hàng hóa của nhà kinh doanh. Mục đích là để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa.
Việc áp dụng nguyên tắc chuyển hóa trong kinh doanh hàng hóa tại siêu thị hết sức quan trọng. Ai có thể nắm bắt một cách chuẩn sắc nội hàm phong phú của việc chuyển hóa hàng hóa. Đồng thời chú trọng vận dụng thực tiễn. Người đó sẽ nắm được quyền chủ động trong kinh doanh siêu thị.
Quá trình chuyển hóa của sản phẩm hàng hóa:
Mức độ tươi mới của sản phẩm, gia vị à Trọng lượng của sản phẩm, dạng hạt à Sản phẩm thành hình à Sản phẩm, hàng hóa được trưng bày trên kệ hàng.
3, Nguyên tắc hàng hóa đầy đủ
Theo số liệu điều tra có liên quan trong kinh doanh siêu thị. 70% người tiêu dùng cho rằng vấn đề đầu tiên phải được cải thiện tại các siêu thị đó là gia tăng chủng loại hàng hóa. Từ đó có thể thấy, hàng hóa đầy đủ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của siêu thị.
Chỉ khi sản phẩm, hàng hóa đầy đủ mới có thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng. Do vậy, siêu thị phải luôn cố gắng mở rộng chủng loại hàng hóa kinh doanh.
Đồng thời người kinh doanh siêu thị phải quan tâm mật thiết những thông tin thay đổi có liên quan tới trào lưu và xu hướng tiêu dùng. Không ngừng điều chỉnh kết cấu hàng hóa, cung cấp đầu tư sản phẩm mới…
Thực phẩm: các loại rau quả, các loại dầu thực vật, hải sản, các loại thịt, các loại thực phẩm đông lạnh, các loại sữa, các loại bánh kẹo, các loại đồ uống, các loại rượu thuốc, các loại gia vị…
Tạp hóa thường dùng: đồ dùng nhà bếp, đồ dùng nhà vệ sinh, đồ dùng phòng ngủ. Các mặt hàng siêu thị cần có: các sản phẩm giặt rửa, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, đồ gia dụng, dụng cụ ăn uống…
Một điều đáng phải chú ý đó là, rất nhiều người kinh doanh siêu thị chỉ theo đuổi số lượng hàng hóa đầy đủ một cách phiến diện. Mà không chú trọng khai thác ý nghĩa thực sự của việc cung cấp đầy đủ hàng hóa. Đó là phân khúc.
Do vậy, trong quá trình kinh doanh còn cần phải nắm bắt được những nhân tố quan trọng sau: một là thương hiệu hàng hóa. Hai là chất lượng hàng hóa và ba là kết cấu hàng hóa. Phải chú trọng, bỏ công sức vào việc khai thác phân khúc và chiều sâu của sản phẩm, hàng hóa.
4, Nguyên tắc ưu tiên lựa chọn hàng hóa
Trong kinh doanh siêu thị, đại đa số doanh thu chỉ đến từ một bộ phận hàng hóa nhỏ. Tỷ lệ này nằm trong khoảng 80% và 20%. Do vậy, người kinh doanh siêu thị luôn phải kiên trì theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn hàng hóa.
- Không ngừng khai thác, tìm kiếm và phát hiện những hàng hóa chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có lợi nhuận lớn.
- Cẩn trọng hướng người tiêu dùng tới những mặt hàng sản sinh lợi nhuận.
- Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm, hàng hóa có hạn trong những sản phẩm, hàng hóa vô hạn.
- Tổ hợp, kết hợp một cách chính xác và hợp lý đối với những hàng hóa được ưu tiên lựa chọn.
- Xác định tỷ lệ kết cấu hàng hóa hoàn hảo nhất dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của siêu thị.
- Lý giải một cách linh hoạt đồng thời ứng dụng một cách thực tiễn các quy luật tỷ lệ kết cấu đã được tổng kết.
- Tối kỵ việc chỉ kinh doanh đơn thuần 20% hoặc 30% sản phẩm, hàng hóa có doanh thu cao.
>> Kinh nghiệm và cách quản lý Hàng Hóa hiệu quả (Thực chiến)
5, Nguyên tắc nhóm hàng hóa đặc sắc
Nhóm hàng hóa là đơn vị cơ bản trong kinh doanh, quản lý hàng hóa siêu thị. Phương pháp truyền thống đó là phân loại hàng hóa theo thuộc tính. Nhược điểm của các làm này đó là rất khó nổi bật đặc điểm kinh doanh.
Do vậy, phương pháp hữu hiệu hiện nay đó là phân loại theo nhu cầu của người tiêu dùng dựa trên thuộc tính hàng hóa. Cách làm như sau:
Bước 1: Phân chia nhóm hàng hóa. Phân khúc nhóm hàng hóa cùng loại. Ví dụ như nhóm hàng hóa quà tặng, nhóm thực phẩm nóng, nhóm nguyên liệu lẩu, nhóm rau quả…
Bước 2: Đặt cho nhóm hàng hóa những nội dung khái niệm mới. Ví dụ nhóm hàng hóa quà tặng có thể phân loại thành: quà tặng sinh nhật vợ, quà tặng sinh nhật chồng, quà tặng tết thiếu nhi…
Bước 3: sáng tạo mới kết cấu tổ hợp nhóm sản phẩm. Phân loại kinh doanh thực phẩm theo phương pháp chế biến: hấp, nướng, luộc, ăn sống…
6, Nguyên tắc thay cũ đổi mới hàng hóa
Người kinh doanh siêu thị nước ngoài gọi sản phẩm kém bán chạy là những khối u ác tính trong kinh doanh thị trường. Để trả lại cho siêu thị một thể phách khỏe mạnh và cường tráng. Họ thường áp dụng các phương pháp đào thải sau:
(1), Phương pháp đào thải theo bảng xếp hạng
Thích hợp với tất cả các loại hàng hóa. Xác lập bảng xếp hạng đối với tất cả các loại hàng hóa kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. 200 loại mặt hàng cuối cùng hoặc 5-10% sẽ là đối tượng bị đào thải.
(2), Phương pháp đào thải theo lượng bán
Thích hợp với những loại hàng hóa chủ lực. Trong một khoảng thời gian nhất định (3 tháng), thiết lập mức doanh thu tiêu chuẩn. Những hàng hóa không đạt mức doanh thu tiêu chuẩn sẽ bị đào thải.
(3), Phương pháp đào thải chất lượng
Phù hợp với tất cả các loại hàng hóa. Tất cả các mặt hàng bị cơ quan chính phủ hoặc bộ y tế tuyên bố không đạt tiêu chuẩn đều sẽ bị đào thải.
7, Nguyên tắc quản lý hàng hóa đơn lẻ
Thế nào là quản lý hàng hóa đơn lẻ? Tức quản lý trên đơn vị hàng hóa đã được phân khúc nhỏ nhất. Quản lý bằng hệ thống máy tính. Tính năng quan trọng nhất của cách quản lý này đó là thu thập thông tin kinh doanh sản phẩm một cách tức thời nhất.
Ưu điểm của phương pháp này đó là: kiểm soát tồn kho, chỉ đạo thu mua, nâng cao hiệu suất, giảm thiểu sai xót và phổ cập mã vạch…
8, Nguyên tắc trưng bày hàng hóa nghệ thuật
Trưng bày hàng hóa cũng là một môn nghệ thuật. Nếu trưng bày hợp lý, đẹp mắt không những giúp thúc đẩy kinh doanh bán hàng. Mà còn sẽ mang lại cảm giác thưởng thức nghệ thuật cho người tiêu dùng.
Thông thường có 2 cách trưng bày thể hiện:
(1), Trưng bày động thái:
Khi trưng bày hàng hóa lên kệ hàng, tạo cảm giác sinh động cho người tiêu dùng. Có tác dụng khuấy động khát khao mua sắm trong lòng khách hàng.
(2), Trưng bày lượng cảm
Phương pháp trưng bày này không câu nệ số lượng hàng hóa ít nhiều. Mà chỉ chú trọng vào trực giác khiến khách hàng cảm thấy hàng hóa tràn đầy. Sắp xếp từ các góc độ và góc nghiêng khác nhau của hàng hóa.
9, Nguyên tắc giá trị hàng hóa
Trước khi định giá sản phẩm hàng hóa. Người kinh doanh phải đứng trên góc độ của người tiêu dùng để xem xét giá trị hàng hóa. Đồng thời phải để khách hàng hiểu rõ về giá trị của nó.
Căn cứ trên mối quan hệ giữa giá cả và giá trị. Siêu thị khi định giá hàng hóa phải nhận định từng sản phẩm đơn nhất dựa trên kết cấu hàng hóa: Những mặt hàng nào có lợi nhuận cao? Những mặt hàng nào được người tiêu dùng ưa thích…
Tóm lại, định giá trên nguyên tắc cơ bản đó là lời ít bán nhiều, định giá bằng số lượng. Mỗi sản phẩm hàng hóa đều có những giá trị nhất định. Theo đuổi lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu cuối cùng của các siêu thị kinh doanh.