Bí quyết kinh doanh kiếm tiền: mở công ty nhỏ nhưng lợi nhuận lớn (Phần 1)

Nhiều năm gần đây, điều kiện kinh tế thị trường không được tốt, nhất là trong năm nay, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, sản phẩm hàng hóa dư thừa quá nhiều.

Hàng hóa và Marketing đồng hóa nghiêm trọng, khiến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng nhanh ngày càng khó khăn, thậm chí không đủ điều kiện để tiếp tục kinh doanh.

Trong lúc chúng ta đang thảo luận về điều kiện không tốt của nền kinh tế trước mắt, đồng thời cũng phải thổn thức trước tình thế mà các doanh nghiệp kinh doanh đang phải đối mặt.

Đối mặt trước nghịch cảnh thị trường hiện thực khách quan như hiện nay thì nửa cuối năm 2018 các doanh nghiệp kinh doanh nên phải làm như thế nào?

“Kinh doanh không vì mục đích kiếm tiền đều là lưu manh cả”, công ty quy mô nhỏ, gọn nhẹ có thể tập trung tới một kênh phân phối hoặc chủng loại sản phẩm sở trường nào đó để được phát triển và đột phá lâu dài.

Trên cơ sở khách hàng và kênh phân phối, có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề kinh phí và cạnh tranh giá, xây dựng sức cạnh tranh bền vững.

Làm thế nào để có được công ty quy mô nhỏ, gọn nhẹ

Trường hợp 1

Tôi đã từng tiếp xúc với một doanh nghiệp kinh doanh có doanh thu năm hơn 300 tỷ. Hơn chục năm trước, hai vợ chồng họ bằng sự phấn đấu và ý thức kinh doanh vượt bậc, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Cách đây mấy năm, doanh thu đạt mức quy mô hơn 300 tỷ mỗi năm, đứng số 1, số 2 trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Dưới chướng còn có hơn 30 đại lý thương hiệu và hơn 3000 sản phẩm đơn chiếc.

Cách đây không lâu, trong một lần may mắn, tôi lại có cơ hội được tiếp xúc với doanh nghiệp lớn đó. Khi hỏi về tình hình, thì họ vẫn là những thương hiệu đó, về cơ bản không có bất cứ sự thay đổi lớn nào.

Trong quá trình nói chuyện với họ tôi mới biết, kinh doanh của họ gần đây không khởi sắc, các loại chi phí tăng cao mà doanh thu thì vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí còn bị sụt giảm.

Doanh nghiệp của họ tới mức khó lòng bám trụ như hiện nay khiến tôi bất giác suy nghĩ tới một vấn đề: tư duy kinh doanh cầu lớn cầu toàn trong điều kiện thị trường hiện nay liệu còn phù hợp nữa hay không?

Ham lớn, cầu toàn là hiện tượng phổ biến của nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiện nay, nguyên nhân là ở việc họ luôn không ngừng tìm kiếm các cơ hội, cái gì có thể làm là họ sẽ làm, thương hiệu nào kiếm được tiền là họ xoay thương hiệu đó, phía Đông không sáng thì phía Tây sẽ sáng.

Thế nhưng họ lại không biết được rằng, sức cạnh tranh thị trường ngày càng dâng cao, không gian trưởng thành và lợi thế gần như kiệt quệ, doanh nghiệp bắt đầu xuống dốc không phanh. Đây chính là hoàn cảnh khó khăn mà đại đa số các doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Trong điều kiện thị trường hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh cần phải học cách thu nhỏ quy mô doanh nghiệp, chú trọng phần chất hơn phần lượng. Để tạo dựng được sức cạnh tranh lâu dài và bền vững trong kênh phân phối và sản phẩm lợi thế của mình.

Trường hợp 2

“Tập trung” là cụm từ tương đối hot gần đây, được nhiều người khẳng định. Nhưng khi nó được đưa vào trong những thao tác kinh doanh thực tế thì lại chẳng mấy ai làm được.

Tôi có người bạn thân tên Nam làm kinh doanh đã nhiều năm. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Nam là đại lý kinh doanh các loại sản phẩm rời rạc. Doanh nghiệp của Nam cũng được đánh giá là đàn anh đàn chị trong lĩnh vực ngành nghề và khu vực kinh doanh.

Năm ngoái, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của Nam, Nam hỏi tôi về một thương hiệu lớn nào đó có thể kinh doanh được không? Nhân viên kinh doanh của thương hiệu đã từng tới gặp Nam vài lần, điều kiện đại lý mà họ đưa ra nhiều ưu đãi và khá hấp dẫn.

Lời khuyên mà tôi đưa ra cho Nam lúc bấy giờ là: chưa nói gì tới nguyên nhân hậu quả của thương hiệu tại địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân doanh nghiệp này, do kênh phân phối và thao tác kinh nghiệm, đội ngũ kinh doanh…đều không phù hợp, nên tốt nhất tập trung vào phần “chất” sẽ tốt hơn. Thế là các dự án sản phẩm của họ không mở rộng mà thu hẹp lại.

Kết quả cuối cùng là, dự án sản phẩm ít đi nhưng lượng bán và lợi nhuận lại tăng cao. Đồng thời giảm thiểu không ít sức lực vào việc kinh doanh, chỉ tập trung vào một lĩnh vực sản phẩm nhất định nào đó.

Thế nhưng sau này Nam vẫn không thể thoát khỏi sự mê hoặc của thương hiệu lớn đó, kết quả họ bắt đầu với nhau bằng những ly rượu thắm và với cái kết xích mích trở thành kẻ thù của nhau.

>> Làm gì để có tiền và thu nhập tăng gấp bội?

Căn cứ vào hai trường hợp thực tế trên, sau đây chúng ta sẽ chúng nhau thảo luận làm thế nào để có được công ty quy mô nhỏ, lợi nhuận lớn

1, Coi trọng quản lý, xem nhẹ quy mô

Cách đơn giản nhất để phán đoán tư chất của một doanh nghiệp nào đó một cách trực quan đó là xem quy mô của họ. Do vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh mà nói, để đánh giá thực lực của họ đầu tiên phải xem xét quy mô công ty có lớn hay không?

Rất ít doanh nghiệp thực sự quan tâm tới việc quản lý đội ngũ kinh doanh, nhân tài kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đồng ý bỏ ra cả tỷ đồng để xây nhà kho mà không dám bỏ tiền để nhập vào một số công cụ hay tư duy quản lý tiên tiến hiện đại.

Tháng trước trong một lần hội nghị thị trường cấp huyện, tôi có cơ hội nói chuyện với một nhà kinh doanh cao tuổi, kinh doanh một số sản phẩm bánh nướng tại địa phương.

Quy mô doanh thu hiện tại của ông đạt mức hơn 40 tỷ mỗi năm, hiện tại công việc kinh doanh về cơ bản đều do con trai ông tiếp quản.

Trong lúc trò chuyện, ông bày tỏ rõ sự lo lắng của mình, sợ rằng con trai ông không thể tiếp nhận và quản lý tốt. Sự lo lắng của ông không sai, bởi nhiều doanh nghiệp vẫn đang sống trong lối tư duy truyền thống. Quy mô không nhỏ nhưng quản lý hết sức buông lỏng.

2, Coi trọng nhân tài, xem nhẹ vốn tài sản

Đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thì vấn đề bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đều thực sự rất quan trọng.

Đối với những người kinh doanh mà nói, do thuộc tính và quy mô doanh nghiệp thì một loạt các vấn đề như bồi dưỡng, phổ cập, quản lý chính quy đội ngũ kinh doanh và nhân tài kinh doanh thường không được coi trọng.

Có một số doanh nghiệp kinh doanh thà thay cho mình một chiếc xe hơi xịn chứ cũng không bao giờ bỏ tiền thuê giám đốc chuyên nghiệp hoặc đào tạo nhân viên một cách quy mô.

Thực ta nhân tài ưu tú mới là linh hồn của tập thể.

3, Coi trọng hiệu suất, xem nhẹ lượng bán

Quy mô nhỏ muốn thành công thì phải có hiệu suất cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nếu không bạn sẽ bị đào thải.

Ví dụ, bạn phải phục vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tốc độ vận chuyển nhanh hơn đối thủ cạnh tranh, nắm bắt thông tin và tốc độ phản ứng nhanh nhạy hơn đối thủ cạnh tranh, chỉ có như vậy thì công ty nhỏ mới có thể tồn tại bền vững và lâu dài.

4, Coi trọng phục vụ, xem nhẹ mở rộng

Lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng nhanh hiện nay không còn là thị trường người bán như vài năm trước, số lượng hàng hóa dư thừa trầm trọng.

Doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm đồng hóa trong tay doanh nghiệp đầu ra cuối nhiều không kể xiết.

Những đối sách Marketing và thủ đoạn kinh doanh dù cao siêu đến mấy thì nay cũng đều vô dụng đối với các đại lý đầu ra cuối. Giờ đây chúng ta đã bước ra khỏi thời đại sản phẩm hàng hóa làm chủ thiên hạ.

Do vậy, sức cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp bán hàng với khách hàng ở đây là gì? Đó chính là phục vụ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp bán hàng sẽ không thông qua sản phẩm mà thông qua phục vụ để liên kết với các đại lý phân phối đầu ra cuối, như vậy mới càng bền vững hơn.

Trả lời