Các hoạt động đóng gói, sắp xếp hàng hóa trong kho là nhằm để nâng cao hiệu quả bốc xếp hàng hóa. Hoạt động quản lý kho hợp lý và chính xác sẽ giúp giảm thiểu số lần thao tác trong việc bốc dỡ, vận chuyển hàng.
Làm tốt công tác quản lý kho, giúp bảo quản và bảo vệ hàng hóa một cách có hiệu quả. Giúp kiểm soát số lượng một cách chính xác. Từ đó giảm thiểu nhiều rủi ro lớn trong hoạt động quản lý và sắp xếp kho hàng. Vậy có những cách bảo quản và sắp xếp hàng hóa nào có hiệu quả?
I, Các cách bảo quản và sắp xếp hàng hóa hiệu quả
1, Bảo quản hướng về lối đi lại
Điều kiện cơ bản giúp hàng hóa ra vào kho một cách thuận lợi, di chuyển dễ dàng đó là đặt hàng hóa hướng ra lối đi lại.
2, Cố gắng bảo quản hàng hóa ở những nơi cao ráo để nâng cao hiệu quả bảo quản
Cố gắng tận dụng diện tích nhà kho một cách có hiệu quả. Đồng thời sắp xếp hàng hóa tại những nơi cao ráo để tránh hư hỏng, đảm bảo an toàn hàng hóa. Ngoài ra nên sử dụng thêm các thiết bị hộ trợ bảo quản ví dụ như pallet, giá đỡ…
3, Định vị sắp xếp nơi để hàng hóa căn cứ theo tỷ lệ xuất kho
Những loại hàng hóa có tần suất xuất kho, nhập kho nhiều nên đặt gần khu vực vị trí cửa ra vào. Hoặc những vị trí dễ thao tác. Những loại hàng hóa có tính lưu động kém có thể đặt ở vị trí xa cửa ra vào. Các loại hàng hóa mang tính mùa vụ nên căn cứ theo đặc tính mùa vụ của chúng để lựa chọn vị trí bảo quản.
4, Cùng một loại hàng sẽ bảo quản ở cùng một vị trí
Nhằm nâng cao hiệu suất thao tác và bảo quản. Các mặt hàng cùng loại nên được bảo quản ở cùng một vị trí giống nhau. Mức độ quen thuộc của nhân viên kho đối với vị trị để hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thời gian xuất nhập kho. Các loại hàng hóa giống nhau đặt gần nhau là phương pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
5, Sắp xếp bảo quản hàng hóa theo trọng lượng
Khi sắp xếp hàng hóa trong kho, những hàng hóa nặng sẽ phải được đặt ở dưới. Các loại hàng hóa nhẹ sẽ được đặt ở phía trên. Đối với những hàng hóa loại lớn cần tới sự vận chuyển của con người phải chú ý an toàn. Nâng cao hiệu quả, bảo đảm an toàn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý kho.
6, Sắp xếp bảo quản theo hình dạng
Việc sắp xếp bảo quản hàng hóa theo hình dạng cũng rất quan trọng. Đối với những hàng hóa tiêu chuẩn nên được bảo quản trong khay hoặc giá để hàng.
7, Bảo quản hàng hóa theo nguyên tắc nhập trước xuất trước
Một điều hết sức quan trọng trong quản lý tồn kho đó là đối với các mặt hàng, sản phẩm dễ biến chất, dễ hư tổn, dễ hao mòn, chức năng dễ bị thoái hóa nên theo nguyên tắc nhập trước xuất trước. Tăng nhanh chu kỳ lưu chuyển.
II, Về nguyên tắc lưu trữ và bảo quản hàng hóa
1, Bảo quản nguyên vật liệu phải phân loại rõ ràng. Sắp xếp theo nguyên tắc nhập trước xuất trước. Điền đầy đủ thông tin vào bảng nhận biết nguyên liệu. Nếu là số lẻ phải dán tem lẻ đánh dấu, ghi chú số lượng rõ ràng.
2, Đối với những lô hàng nguyên liệu có quy định đặc biệt về màu sắc hoặc số lô phải sắp xếp bảo quản riêng. Tuyệt đối không được để chung hoặc để lẫn.
3, Sắp xếp bảo quản hàng hóa theo nguyên tắc trên nhỏ dưới to. Trên nhẹ dưới nặng. Tuyệt đối không được vượt quá độ cao an toàn theo tiêu chuẩn.
4, Nguyên liệu hàng hóa tuyệt đối không được đặt để trực tiếp dưới nền đất. Phải có tấm đệm, pallet để bảo quản, lưu trữ.
5, Bất cứ nguyên vật liệu hay hàng hóa nào cũng không được để tại lối đi lại của nhà kho. Tránh ảnh hưởng hoặc gây bất tiện cho việc đi lại, di chuyển hoặc vận chuyển hàng hóa.
6, Về công tác kiểm kê số lượng hàng hóa: tùy theo quy mô và mức độ cần thiết nên kiểm kê tồn kho thường xuyên theo tuần hoặc theo tháng.
Phải có sổ sách quản lý ghi chép số lượng đầy đủ. Bao gồm ngày giờ xuất nhập kho, chủng loại, số lượng, người giao, người nhận… phải có chữ ký xác nhận đầy đủ.
Ngoài ra trên các thùng, kiện hàng, pallet hàng phải có tem ghi chú số lượng đầy đủ. Nếu là kiện hàng lẻ phải có đánh dấu số lượng riêng biệt. Tránh tình trạng ghi sai, ghi thiếu số lượng. Để tiện cho công tác kiểm kê tồn kho định kỳ.
7, Để tiện cho việc quản lý và nhận biết hàng hóa. Có thể sắp xếp hàng hóa theo tên gọi chủng loại. Các loại hàng hóa cùng loại cố gắng bảo quản chung trong một khu vực nhất định. Dán layout chỉ thị và khu biệt.
Những loại hàng hóa đặc biệt cần phải khu biệt riêng. Nhất định phải bảo quản riêng theo quy định. Đồng thời đánh dấu rõ ràng, tránh tình trạng để lẫn hoặc bảo quản không đúng theo quy định.
>> Kinh nghiệm và cách quản lý Hàng Hóa hiệu quả (Thực chiến)
III, Những điều cần lưu ý trong công tác bảo quản và sắp xếp kho
1, Hàng hóa tồn kho phải quản lý định vị. Nó giống như việc thiết kế biểu đồ quản lý hàng hóa. Quản lý sắp xếp theo nguyên tắc phân loại hàng hóa, phân chia khu vực quản lý. Đồng thời sử dụng giá để hàng, pallet để bảo quản.
Nhà kho ít nhất phải chia thành 3 khu vực: một là khu vực lưu trữ với số lượng lớn. Tức lưu trữ bảo quản bằng thùng hàng hoặc pallet. Hai là khu vực lưu trữ số lượng nhỏ. Tức là những loại hàng hóa đã bóc lẻ được sắp xếp trên các giá để hàng. Ba là khu vực hàng trả lại tức là những giá để hàng chuyên lưu trữ các loại hàng đổi trả.
2, Sau khi đã định vị phân chia rõ từng khu vực. Nên thiết kế thành một tấm bản đồ rồi treo bên ngoài khu vực cửa kho. Để ai cũng có thể xem và nắm rõ từng khu vực để hàng.
3, Khu vực lưu trữ bảo quản các loại hàng hóa với số lượng ít nên cố gắng cố định. Khu vực bảo quản thùng hàng lớn có thể thay đổi linh hoạt hơn. Nếu không gian lưu trữ bảo quản quá nhỏ hoặc thuộc loại hình kho đông lạnh. Có thể không cần cố định vị trí khu vực. Mà nên thay đổi linh hoạt tùy theo điều kiện.
4, Không đặt để hàng hóa trực tiếp dưới nền đất. Một là tránh ẩm ướt, hai là để sắp xếp hàng hóa được gọn gàng hơn. Tiện cho việc di chuyển khi sử dụng xe nâng hoặc cẩu hàng.
5, Phải luôn chú ý tới nhiệt độ, độ ẩm của kho bảo quản. Đảm bảo nhà kho có độ thông gió tốt. Khô thoáng, sạch sẽ không ẩm ướt.
6, Trong nhà kho phải có các thiết bị phòng cháy chữa cháy, chống ẩm mốc theo quy định. Nhằm đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa.
7, Giá lưu trữ, bảo quản hàng hóa phải có thẻ ghi chú chủng loại, số lượng. Nguyên vật liệu hàng hóa phải chú ý tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc nhập trước xuất trước. Có thể sử dụng phương pháp quản lý bằng màu sắc. Đánh dấu tuần hoặc tháng bằng các màu sắc khác nhau. Nhằm phân biệt ngày tháng nhập kho của hàng hóa.
8, Nhân viên quản lý nhà kho phải luôn trao đổi kịp thời với nhân viên đặt hàng. Nhằm tiện cho việc lưu trữ bảo quản hàng hóa. Ngoài nhà, sẵn sàng đưa ra cảnh báo tồn kho không đủ bất cứ lúc nào. Tránh tình trạng thiếu hàng.
9, Về việc lưu trữ và lấy hàng tại kho nên được thực hiện theo nguyên tắc lấy hàng khi cần, bảo quản khi hàng về. Nhưng phải xem xét hiệu quả và an toàn. Cần thiết phải xây dựng quy định về thời gian thao tác.
10, Hàng hóa ra vào kho phải làm tốt công tác đăng ký chủng loại và số lượng. Nhằm xác minh rõ trách nhiệm bảo quản. Trên mỗi giá hàng, thùng hàng, kiện hàng phải ghi rõ chủng loại và số lượng. Để tiện cho công tác kiểm kê và xác minh số lượng khi cần.
11, Ngoài ra, nhà kho cần phải làm tốt công tác quản lý người ra vào. Không được tự ý ra vào một cách tùy tiện.