Ngành dịch vụ ăn uống ngày càng khó kinh doanh nhưng vẫn nhiều người làm. Tại sao nhiều người lại có suy nghĩ kinh doanh dịch vụ ăn uống khó? Nhiều lúc có thể là do hướng đi sai nên thất bại là điều tất yếu.
Ngành dịch vụ ăn uống với những thuộc tính vốn có như: là ngành có mức rào cản kinh doanh tương đối thấp, vốn đầu tư nhỏ và hệ số bảo hiểm tương đối cao…nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người kinh doanh khởi nghiệp ít vốn.
Kinh doanh quán ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ đóng cửa hàng cao, phần lớn họ sống không quá 1 năm, nhiều cửa hàng thậm chí chỉ trong 3-6 tháng hết vốn liền phải đóng cửa.
Khi được trao đổi với những người khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, tôi phát hiện ra rằng rất nhiều người trong số họ có nhận thức sai về ngành dịch vụ ăn uống, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ thất bại.
1, Cho rằng dịch vụ ăn uống rất đơn giản, chỉ cần làm là sẽ có khách ăn
Khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống thực ra không hề đơn giản. Trên cả nước có rất nhiều nhà hàng nhưng tại sao rất ít trong số họ trở thành thương hiệu? Lý do là bởi, ngành dịch vụ ăn uống trông thì rất đơn giản nhưng trên thực tế lại là một môn kỹ năng sống khó nhằn.
Muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống phải vượt qua được ba cửa ải sau:
Một là cửa ải tâm lý :
Phải có trái tim kiên cường thì mới chịu được nỗi khổ, nỗi phiền muộn và nỗi cô đơn khi kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ví dụ đơn giản như mở cửa quán bán đồ ăn vặt, bạn phải thức khuya dậy sớm để mua sắm chuẩn bị nguyên liệu, dọn dẹp, bưng bê, rửa bát đĩa…Bạn còn phải tuyển người quản lý, phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Có khách hàng đến ăn uống tuy hơi bận rộn một chút nhưng còn có hy vọng, ngược lại nếu vắng khách bạn chắc chắn sẽ rất buồn phiền.
Do vậy, trước khi kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn nhất định phải xây dựng được tâm lý vững vàng.
Hai là cửa ải kỹ năng:
Làm thế nào để đột phá về hương vị món ăn? Làm thế nào để giữ được chân khách hàng?
Điều này phụ thuộc rất lớn và tay nghề của bạn, tay nghề qua quýt không thể kinh doanh một cách chắc chắn được. Bản chất của dịch vụ ăn uống đều phải dựa vào sản phẩm tức là nguyên liệu trong các món ăn của bạn có tươi ngon hay không? Khẩu vị món ăn có được khách hàng chấp thuận và khẳng định hay không?…Tất cả những điều này đều liên qua tới sự tồn vong của nhà hàng.
Rất nhiều anh hùng hảo hán liên kết với một số thương hiệu đồ ăn nhanh, vừa mới đào tạo được vài ngày chưa thèm chạy kinh doanh thử đã lập tức khai trương cửa hàng, kết quả món ăn rất tệ, mùi vị không mặn thì nhạt, kết quả là khai trương chỉ để đợi ngày đóng cửa.
Ba là cửa ải thị trường:
Làm thế nào để khách hàng biết đến bạn, khẳng định bạn? Điều này đòi hỏi bạn phải một trình độ cao hơn nữa.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống điều quan trọng nhất là tiếng nói dư luận, bạn phải có tiếng nói dư luận tốt thì mới nhận được sự khẳng định của khách hàng. Bạn không hiểu gì về Marketing, không hiểu gì về sản phẩm, phục vụ không tốt vậy thì bạn chắc chắn sẽ bị đào thải.
>> Chú trọng đến Họ lượng bán tăng 70%, nhưng 95% doanh nghiệp chưa chú ý đến
Đối với người trong ngành mà nói mỗi ngưỡng cửa lại là một yêu cầu cao hơn nữa, dĩ nhiên có rất nhiều người thất bại không qua được cửa nhưng cũng có không ít người qua cửa thành công.
2, Tự tin thái quá, cho rằng người khác kinh doanh kém là do họ không có đầu óc
Những người khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống trước khi mở nhà hàng đều tự tin một cách mê muội. Tác hại lớn nhất của việc này đó là tinh thần tê liệt, làm việc thiếu suy nghĩ.
Ví dụ, rất nhiều người khởi nghiệp khi tìm mặt bằng mở nhà hàng thường lựa chọn những nhà hàng sang tay chuyển nhượng. Họ cho rằng, những nhà hàng sang tay chuyển nhượng này thường có sẵn trang thiết bị, sửa sang lại sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Ngay cả những người đã từng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng có cùng quan điểm nhận định. Thế nhưng họ đều quên việc hỏi lý do vì sao những nhà hàng cũ trước đó lại kinh doanh không tốt, là do chủ cũ làm không tốt hay là do bản thân khu đất có vấn đề.
Chưa tìm hiểu kỹ càng mà lại tự cho rằng mình có thể làm được, thì sớm muộn gì cũng sẽ phải chịu thiệt thòi.
Trên thực tế, trước khi khởi nghiệp kinh doanh, chúng ta phải suy nghĩ hết sức kỹ càng, càng cụ thể, càng tỉ mỉ càng tốt. Lựa chọn địa điểm phải phù hợp với định hướng kinh doanh, điều tra thị trường cần phải làm rõ nhóm khách hàng mục tiêu. Ví dụ nếu như bạn muốn mở nhà hàng cao cấp thì không thể chỉ quan sát địa điểm cửa hàng vào ban ngày mà còn phải xem lưu lượng người và thói quen tiêu dùng vào ban đêm của địa điểm đó nữa.
Tóm lại, khởi nghiệp cần phải tính toán trước rồi mới hành động.
3, Tâm lý chơi cổ phiếu, lần đầu kinh doanh dịch vụ ăn uống xem như để thử tay nghề, dù thất bại cũng không vấn đề gì
Những người có suy nghĩ này về cơ bản đều phải nói tạm biệt với thành công sớm, khởi nghiệp kinh doanh với mục đích thử tay nghề đầu tiên sẽ khiến bạn hạ thấp yêu cầu. Vì mục đích thử tay nghề nên lựa chọn địa điểm qua loa, vì mục đích thử tay nghề nên mọi thứ đều tạm bợ. Trên thực tế nếu như hạ thấp yêu cầu về địa điểm cửa hàng và chất lượng sản phẩm thì nguy cơ thất bại lên tới 90%.
Tôi có một người bạn hợp tác mở quán ăn vặt với bạn đồng nghiệp của anh ấy. Cả hai đều không có kinh nghiệm và không hiểu gì cả, mọi người đều khuyên bảo họ phải nghĩ thật kỹ rồi mới quyết định, kết quả họ phủi tay và nói rằng không sao cả, nếu thất bại coi như là bài học kinh nghiệm. Và thế là hai người họ mang theo tâm lý thất bại cũng không sao ấy để mở quán kinh doanh, mở cửa hàng theo hứng, cái gì hot thì bán cái đó, thích mở cửa lúc nào thì mở, có việc thì đóng cửa đi chơi. Kết quả có lẽ không cần nói các bạn đều rõ, kinh doanh chưa được 1 năm liền phải đóng cửa sập tiện, số tiền kiếm được không đủ để trả tiền thuê mặt bằng.
Nếu như có ý định thử cho vui thì tôi khuyên bạn chớ nên nhẹ dạ mà lựa chọn ngành dịch vụ ăn uống.
4, Chủ nghĩa sản phẩm là số 1, mùi vị thơm ngon ắt sẽ thành công
Hương vị món ăn quả đúng là điểm mấu chốt trong ngành dịch vụ ăn uống, nhưng nó không phải là tất cả.
Trên thị trường có không ít những nhà hàng, quán ăn hương vị bình thường nhưng vẫn rất đắt khách, ngược lại có những quán ăn nhà hàng hương vị thơm ngon đặc sắc nhưng lại không đông khách.Tại sao vậy? Điều này đề cập tới các vấn đề mang tính tổng hợp.
Khi mở cửa hàng, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, không chỉ chú trọng tới hương vị món ăn mà còn cần phải chú trọng tới địa điểm, định giá bán, nhu cầu và thói quen của khách hàng…Chỉ khi bạn bạn suy nghĩ tất cả các vấn đề trên một cách đầy đủ và toàn diện, tìm thấy điểm thâm nhập thì mới có thể thành công.
5, Không hiểu gì về quản lý tài chính, tự cho rằng lượng bán cao ắt sẽ có lãi
Trong kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống tồn tại rất nhiều trường hợp được đánh giá rất cao nhưng kinh doanh lại lẹt đẹt. Kinh doanh khá ổn, lượng bán khá cao nhưng tính ra cả tháng lại không lãi bằng người bán hàng rong bên đường. Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân là bởi rất nhiều người chỉ nhìn thấy việc bán được bao nhiêu hàng mà không nghĩ tới chi phí. Điểm dừng chân sau khai trương đó chính là lợi nhuận, thế nhưng lượng bán cao lại không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
Khi đánh giá một cửa hàng nào đó, vừa phải tính toán doanh thu bán hàng vừa phải tính toán được chi phí để có được lượng doanh thu bán hàng đó, bao gồm và không giới hạn bởi tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, tiền nhân công…Cần phải xuất phát từ suy nghĩ và lối tư duy này thì mới có được bước khởi đầu thành công.
Rất nhiều người khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống không có thói quen ghi sổ sách hoặc làm sổ sách giấy tờ rất đơn giản. Suy nghĩ của họ cũng hết sức đơn giản, tiền đều chui vào túi họ cả nên không ghi lại sổ sách cũng chẳng sao.
Trên thực tế, bạn cần phải nắm được rằng bạn lãi ở đâu và lỗ ở đâu. Ngày nào cũng phải ghi sổ sách, đối chiếu hoá đơn, ngày nào cũng phải đánh dấu phân loại thu chi một cách cụ thể, cuối tháng phải tổng hợp lại, làm như vậy bạn mới có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng.
Nếu như ngay cả việc lãi lỗ hàng ngày như thế nào mà bản thân bạn cũng không rõ thì cửa hàng của bạn làm sao có thể tiếp tục kinh doanh được đây?
6, Cắt xén nguyên liệu và công đoạn, cho rằng nguyên liệu kém hơn một chút khách hàng khó lòng phát hiện ra được
Có một hiện tượng như thế này trong ngành dịch vụ ăn uống: Đầu bếp đi làm thuê cho người khác rất đông khách nhưng đến khi tự mình mở nhà hàng thì lại không có nhiều khách như lúc còn đi làm thuê. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do sau khi thay đổi thân phận, lối tư suy và cách suy nghĩa sẽ thay đổi từ theo đuổi chất lượng thành theo đuổi lợi nhuận.
Lợi nhuận đến từ việc tăng thu giảm chi, mà đại đa số các đầu bếp truyền thống do thói quen nghề nghiệp họ rất giỏi trong việc giảm chi nhưng tăng thu thì lại không giỏi. Thế là họ quyết định sử dụng những nguyên liệu chất lượng kém hơn một chút và cảm giác không ảnh hưởng nhiều lắm tới việc kinh doanh nhưng họ lại không phát hiện ra rằng khách hàng ngày càng ít đi. Ngày một ngày hai chưa thể thấy, đợi đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn.
Do vậy, với những người mới khởi nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống, dù trong bất cứ trạng thái hay điều kiện nào cũng phải luôn đề cao chất lượng sản phẩm và coi đó là những nguyên tắc cao nhất. Nếu bạn cố tình coi khách hàng là những kẻ ngốc thì ắt phải lãnh hậu quả xấu do mình tự gieo trồng.
Dịch vụ ăn uống là một ngành mang tính rủi ro cao và cũng là một ngành có yêu cầu kỹ thuật cao. Nếu như bạn không hiểu gì về việc lựa chọn địa điểm, không hiểu gì về Marketing, không hiểu gì về các món ăn và phục vụ mà muốn mở cửa hàng một cách dễ dàng là điều vô cùng khó. Càng hiểu càng kính nể, càng làm càng lạ đây chính là đặc trưng độc đáo của ngành dịch vụ ăn uống.