Làm sao để cạnh tranh với các cửa hàng lớn-thắng đối thủ bằng cách nào

“Các mặt hàng kinh doanh được thi nhau làm. Các mặt hàng khó kinh doanh không ai làm. Người người nhà nhà tranh đua nhau kinh doanh. Khiến việc kinh doanh kiếm tiền ngày càng khó”. Câu nói này phần nào phản ánh đúng thực trạng cạnh tranh của các cửa hàng kinh doanh hiện nay.

Các cửa hàng nhỏ làm thế nào để kinh doanh có lãi? Làm thế nào để lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh, các cửa hàng lớn? Đây là vấn đề mà hầu hết các cửa hàng kinh doanh nhỏ đều phải đối mặt và giải quyết.

Kinh tế thị trường phát triển nhanh mạnh. Cửa hàng lớn ngày càng nhiều. So với các cửa hàng nhỏ, cửa hàng lớn không những có mặt hàng đầy đủ, nội thất trang hoàng mỹ quan. Mà còn có sức thu hút người tiêu dùng tương đối lớn.

Cửa hàng nhỏ không thể không nghĩ cách cải thiện, thay đổi tình hình kinh doanh. Để có thể đủ sức cạnh tranh trong điều kiện sản phẩm đồng chất hóa. Vậy cửa hàng nhỏ làm thế nào để cạnh tranh với cửa hàng lớn? Làm thế nào để chiến thắng đối thủ?

1, Điều kiện môi trường phải mỹ quan, sạch sẽ

Cửa hàng mỹ quan sạch sẽ là tiền đề hiệu quả trong việc làm tốt công tác kinh doanh sản phẩm, hàng hóa. Sạch sẽ, đẹp mắt là nhân tố đầu tiên thu hút ánh mắt và tầm nhìn của người tiêu dùng.

Tục ngữ có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Muốn kinh doanh cửa hàng làm ăn phát đạt. “Tiền tài như nước chảy vào”, cửa hàng phải sạch sẽ, gọn gàng, rộng rãi, sáng sủa và mỹ quan.

Như vậy mới khiến khách hàng, người tiêu dùng cảm thấy vui tai vui mắt. Xây dựng hình tượng cửa hàng tốt đẹp. Nâng cao lưu lượng khách ghé thăm cửa hàng. Khiến khách hàng cảm thấy được “hưởng thụ mua sắm” thực sự.

2, Phục vụ thân thiện, nhiệt tình và đúng mực

Thái độ phục vụ hòa nhã, thân thiện là một trong những “pháp bảo” giúp cửa hàng làm tốt công tác kinh doanh, bán hàng. Là khởi đầu giúp cửa hàng làm ăn kinh doanh phát đạt. Để lại ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng.

Trong quá trình bán hàng phải luôn nhiệt thành trước trăm ngàn câu hỏi của khách hàng. Không chán nản, cáu gắt. Mỉm cười trả lời đối với tất cả mọi vấn đề khúc mắc. Dù khách hàng mua hay không mua, mua nhiều hay mua ít đều vẫn được đối xử như nhau.

Chỉ cần khách hàng, người tiêu dùng có nhu cầu, sẽ lập tức hỗ trợ chuyển hàng tới tận nhà một cách nhanh nhất. Đây là điều mà các cửa hàng lớn chưa chắc đã làm được.

Phải khiến người tiêu dùng, khách hàng cảm thấy hài lòng về mặt tinh thần. Cảm thấy được hưởng thụ trải nghiệm mua sắm trong trạng thái, điều kiện tốt nhất. Mức độ hài lòng của khách hàng chính là sự thành công của các cửa hàng nhỏ.

3, Giá cả hợp lý, bỏ số lẻ chỉ tính số chẵn

Cửa hàng nhỏ thường kinh doanh theo hộ gia đình hoặc cá nhân. Giá bán của một số mặt hàng sẽ do họ tự quyết định. Ví dụ gặp phải trường hợp người tiêu dùng thiếu một hai nghìn. Cũng nên để họ có được sản phẩm mà họ muốn.

Nếu tổng tiền thanh toán có số lẻ, hãy bỏ đi phần số lẻ. Tạo cảm giác ưu đãi cho khách hàng. Khiến họ cảm thấy mình có lợi. Về điểm này, các cửa hàng, siêu thị lớn hầu như không làm được.

Bởi nhân viên thu ngân đa phần được thuê từ bên ngoài về nên không có trường hợp nhượng lợi về mặt giá cả. Nhưng cửa hàng nhỏ lại có thể làm được điều này. Nhiều khi bớt cho khách hàng một hai nghìn sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cả giá trị mà một hai nghìn đó mang lại.

Cửa hàng nhỏ chỉ có thể làm như vậy để có được không gian sinh tồn. Không chỉ giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong quá trình mua sắm. Mà còn khiến họ cảm thấy mình có lợi. Bỏ ra ít nhưng lại nhận được nhiều.

>> Phương pháp nâng cao sức cạnh tranh cho cửa hàng kinh doanh

4, Nhanh gọn và tiện lợi

Các cửa hàng nhỏ thường ở ven đường hoặc trong khu dân cư. Người tiêu dùng sau giờ tan làm về mua đồ sẽ không bị lỡ hoặc mất quá nhiều thời gian. Còn nếu tới cửa hàng lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí thanh toán tiền có khi còn phải đợi.

Do vậy, cửa hàng nhỏ nhất định phải đáp ứng nhu cầu nhanh gọn và tiện lợi của khách hàng. Trưng bày hàng hóa, sản phẩm bằng các kệ giá hàng. Để khách hàng tự chọn tự mua. Khiến khách hàng, người tiêu dùng luôn cảm thấy thuận tiện và thoải mái nhất.

Đây sẽ là nhân tốt động lực khuyến khích khách hàng thường xuyên ghé thăm cửa hàng của bạn. Nhất là trong điều kiện nhịp sống nhanh, thời gian quý báu hơn cả vàng ròng như hiện nay.

5, Kéo dài thời gian mở cửa kinh doanh

Thời gian kinh doanh của các cửa hàng, siêu thị lớn thường là 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Mở cửa từ 9h sáng tới 9 giờ tối mới đóng cửa.

Vào dịp lễ tết, lượng người ghé thăm siêu thị, cửa hàng lớn nhiều vô kể. Lưu lượng khách vô cùng lớn. Hơn nữa, cửa hàng lớn thường có nhiều gian hàng, quầy hàng khiến khách hàng cảm thấy choáng váng đầu óc. Mua sắm rất tốn thời gian và công sức.

Ngược lại một số cửa hàng nhỏ nằm trong khu dân cư hoặc những địa điểm giao thông tiện lợi. Thời gian kinh doanh có thể tự mình sắp xếp. Có thể mở cửa hàng sớm hơn và đóng cửa hàng muộn hơn so với các cửa hàng lớn. Như vậy, cơ hội kinh doanh sẽ nhiều lớn, doanh số cũng như lợi nhuận bán hàng cũng sẽ cao hơn.

6, Chất lượng đảm bảo, thành tín

Cửa hàng nhỏ khi nhập hàng nhất định phải theo đường chính ngạch. Tuyệt đối không được kinh doanh các loại hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải xây dựng hình tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.

Thông qua khách hàng hoặc những người tiêu dùng thân thuộc để quảng bá hình tượng và xây dựng tiếng nói dư luận cửa cửa hàng. Đảm bảo chất lượng về mọi mặt để khuyến khích khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới. Từ đó để mở rộng nguồn khách hơn.

Nhiều khi, một số chủ cửa hàng vì lợi ích đồng tiền mất khôn. Cố ý nhập về một số loại mặt hàng kém chất lượng trà trộn vào trong các sản phẩm của cửa hàng. Nếu thực sự có ý làm như vậy, việc thất thoát khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

Do vậy, cửa hàng nhỏ nhất định phải tuân thủ chất lượng hàng hóa một cách nghiêm ngặt. Cạnh tranh, chiến thắng bằng chất lượng sản phẩm. Lấy lòng người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm ưu việt và uy tín hàng đầu.

7, Trực tiếp đối đầu, tấn công vào nỗi đau của đối thủ

Đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh phải bỏ công sức trong các mặt “hàng hóa, dịch vụ và hoạt động”. Đấu tranh giá với những sản phẩm đồng chất hóa.

Sử dụng các tổ hợp khuyến mãi khác nhau để nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Từng bước lôi kéo khách hàng từ cửa hàng đối thủ cạnh tranh sang cửa hàng của mình. Khiến sự sinh tồn của đối thủ cạnh tranh trở nên khó khăn hơn.

Cửa hàng nhỏ tạo dựng thêm độ dính của khách hàng nhờ dịch vụ, chất lượng phục vụ. Đả kích đối thủ bằng các hoạt động sáng tạo.

Kinh doanh buôn bán tuyệt đối không được lười. Ngược lại phải chăm động não, dám bỏ thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ và xem xét. Học hỏi điểm mạnh của những cửa hàng lớn. Đồng thời không ngừng cải thiện và khắc phục điểm yếu, điểm tồn tại của bản thân. Đó là những gì mà một cửa hàng nhỏ cần phải làm để tồn tại.

Chỉ cần khiến người tiêu dùng mua sắm vui vẻ và thoải mái trên cơ sở tiêu tốn ít tiền nhất, trong thời gian ngắn nhất và dịch vụ tối ưu nhất. Sẽ khiến cửa hàng nhỏ kinh doanh ngày càng phát triển trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt và đối thủ cạnh tranh lớn mạnh.

Trả lời