Bí quyết thành công trong kinh doanh bán lẻ hiệu quả

Tại sao có những doanh nghiệp cường thịnh không suy thoái? Một số doanh nghiệp lại chỉ hiển hách nhất thời? Tại sao có những doanh nghiệp mặc dù có chiến lược nhưng vẫn khó thoát khỏi số hẩm hiu? Nhưng lại có những doanh nghiệp không có chiến lược những lại có được thành công rực rỡ?

Tác dụng quan trọng của chiến lược là nắm bắt cơ hội trong tương lai. Do vậy, cần phải suy nghĩ, xem xét tới nhiều mặt và nhân tố. Sau đó xây dựng ưu thế khác biệt hóa đơn chiều. Thứ nhất là cải thiện chi phí và hiệu suất. Hai là cải thiện trải nghiệm tiêu dùng và giá trị.

Nếu trải nghiệm đã được cải thiện, giá trị tiêu dùng được nâng cấp. Nhưng chi phí lại leo thang, hiệu suất chưa được nâng cao. Thì đó vẫn là mô hình không thể tiếp tục được. Do vậy, bất cứ một mô hình bán lẻ thành công nào đều được quyết định bởi sự cân bằng về 2 phương diện này.

Vậy các yếu tố chiến lược trong bán lẻ là gì?

1, Nhân tố bên ngoài

1.1 Giá trị (Value)

Nhân tố đầu tiên trong bán lẻ đó là lựa chọn địa điểm. Trong bố cảnh mạng di động hóa toàn cầu như hiện nay, lựa chọn địa điểm mặc dù vẫn quan trọng. Nhưng nhu cầu giá trị của người tiêu dùng đã phát sinh sự biến đổi lớn. Nhân tố giá cả (Price) trong bán lẻ truyền thống đã thay đổi thành nhân tố “giá trị”.

Người tiêu dùng không những tình nguyện trả tiền cho giá trị sử dụng của sản phẩm. Mà cũng đồng ý chi trả cho một loại trải nghiệm hoặc cảm giác nào đó.

Giá trị văn hóa và giá trị tinh thần ẩn chứa trong sản phẩm luôn quan trọng hơn giá trị sử dụng của bản thân sản phẩm. Do vậy, sản phẩm giá thấp hoặc giá cao chưa chắc đã bán được.

Quan trọng nhất là để người dùng cảm nhận được giá trị mà sản phẩm sở hữu. Việc mang lại cho sản phẩm những giá trị tượng trưng ngày càng quan trọng.

1.2 Giao tiếp (Communication)

Giao tiếp trong bán lẻ truyền thống chủ yếu là để truyền tải thông tin và ý kiến phản hồi của khách hàng. Nhưng trong bán lẻ hiện đại, giao tiếp không đơn thuần chỉ là truyền tải thông tin và phản hồi ý kiến nữa. Mà là một phương thức giải trí giao lưu và tương tác lẫn nhau.

Khách hàng phải thực sự gia nhập vào trong các hoạt động bán lẻ. Có như vậy, bán lẻ mới có sức sống. Bán lẻ truyền thống truyền tải thông tin tới khách hàng chủ yếu bằng quảng cáo. Đó là kiểu truyền tải một chiều.

Doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và người tiêu dùng đang ở trong môi trường tương tác thông tin. Các diễn đàn mạng xã hội ngày càng hoàn thiện. Cung cấp điều kiện tương tác online giữa doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Những doanh nghiệp bán lẻ có thể tương tác với khách hàng sẽ càng có sức cạnh tranh hơn.

Công nghệ thông tin và sự phát triển của ngành bán lẻ điện tử đang nhanh chóng thay đổi mô hình tiêu dùng và phương thức truyền thông. Mô hình tiếp thị truyền thống AIDMA đang dần được thay thế bằng mô hình mới.

Tức Attention (Gây sự chú ý) → Interest (Tạo sự quan tâm) → Desire (Gia tăng ham muốn) → Memory (Ghi nhớ) → Action (Thúc đẩy hành động) → Search (Tìm kiếm). Trở thành bước quan trọng trong việc thu thập kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và quyết định mua sắm.

Người tiêu dùng trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Thường sẽ tìm kiếm “ý kiến phản hồi” của những người tiêu dùng khác. Sau khi mua sắm xong thường sẽ chia sẻ trải nghiệm mua sắm của mình tới những người tiêu dùng khác.

Đây chính là mô hình giao tiếp trong thời đại mới. Mô hình AISAS: Attention (Gây sự chú ý) → Interest (Tạo sự quan tâm) → Search (Tìm kiếm) → Action (Thúc đẩy hành động) → Share – Thúc giục chia sẻ.

1.3 Sản phẩm (Product)

Sản phẩm là nội dung, cơ sở thậm chí là hạt nhân. Nó luôn là yếu tố cơ bản nòng cốt trong bán lẻ. Dịch vụ cơ bản nhất của bán lẻ đó là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị tối ưu.

Đến công tác sản phẩm, hàng hóa cũng không thể làm tốt được. Thì nói gì đến dịch vụ. Trong bối cảnh nâng cấp tiêu dùng có thể thay đổi phương thức sống như hiện nay. Những sản phẩm mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống càng sẽ được người tiêu dùng để mắt đến nhiều hơn.

Trong giai đoạn tiêu dùng ấm no, việc mua sắm các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu là một hành vi xa xỉ. Thường là kiểu tiêu dùng mang tính khoe khoang hoặc lễ nghi.

Nhưng trong giai đoạn nâng cấp cả về trình độ lẫn năng lực tiêu dùng như hiện nay. Việc mua sắm các sản phẩm nhập khẩu trở thành một thường thái tiêu dùng mới. Chất lượng sản phẩm buộc phải thay đổi từ quan niệm sản phẩm sang quan niệm thương phẩm.

Sản phẩm được quyết định bởi quá trình sản xuất. Nhưng thương phẩm phải nhận được sự khẳng định của người tiêu dùng trên thị trường. Người tiêu dùng mới là trọng tài phán định cuối cùng.

1.4 Địa điểm (Location)

Tầm quan trọng của địa điểm trong ngành bán lẻ không có gì phải nghi ngờ. Nhưng yêu cầu về địa điểm không ngừng thay đổi. Một số ngành nghề đặt địa điểm tại những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn kinh doanh khá tốt.

Đối với ngành bán lẻ, địa điểm xa xôi hẻo lánh đồng nghĩa với việc chi phí thuê mặt bằng thấp. Đối với người tiêu dùng, nếu địa điểm xa xôi hẻo lánh nhưng giao thông và đỗ xe thuận tiện vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Kể từ khi di động hóa trở thành nhu cầu tiêu dùng mới. Bán lẻ càng quan tâm nhiều hơn tới vị trí hoạt động của khách hàng. Bán lẻ hiện đại phải đáp ứng nhu cầu di động của khách hàng.

Do vậy cần phải có sự kết hợp hiệu quả giữa bán lẻ ngoại tuyến và trực tuyến. Như vậy mới có hy vọng phát triển hơn.

1.5 Con người (People)

Phục vụ là nhân tốt cơ bản quyết định bán lẻ thành công. Sự phát triển của ngành bán lẻ khiến người kinh doanh hiểu rõ một đạo lý cơ bản đó là:

Đội ngũ chuyên nghiệp và trạng thái hoạt động của những người nhân viên mũi nhọn sẽ trực tiếp quyết định khả năng phục vụ và mức độ hài lòng của khách hàng.

Do vậy, những người kinh doanh bán lẻ có tầm nhìn không những chú trọng tới nhóm khách hàng mục tiêu. Mà còn quan tâm tới nhân viên trong nội bộ. Bồi dưỡng đào tạo, cổ vũ khích lệ và đáp ứng nhu cầu nhân viên. Khiến đội ngũ chuyên nghiệp càng chuyên nghiệp hơn.

Để họ có thể biểu đạt, thể hiện văn hóa doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Để những người nhân viên hài lòng phục vụ khách hàng. Từ đó giành được sự hài lòng của khách hàng.

>> Cách quản lý chuỗi nhiều Cửa hàng bán lẻ

2, Nhân tố bên trong

2.1 Hệ thống (System)

Doanh nghiệp vốn là một hệ thống. Trước kia thường sử dụng kết hợp giữa nhân lực và chế độ để quản lý. Xu hướng phát triển của quản lý đó là gánh vác bằng công nghệ thông tin. Thực hiện quản lý số hóa.

Người quản lý người, chế độ quản lý người, hệ thống quản lý người đó là 3 giai đoạn phát triển quản lý. Cửa hàng bán lẻ và phục vụ mũi nhọn mặc dù rất quan trọng. Nhưng nếu không xây dựng một hệ thống kiện toàn doanh nghiệp sẽ không thể phát triển liên tục, bền vững và quy mô hóa được.

Do vậy, tầm quan trọng của hệ thống luôn tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Quy mô càng lớn, hệ thống sẽ càng quan trọng. Nếu doanh nghiệp quy mô rất nhỏ, sẽ tồn tại những nhân tốt quan trọng hơn cả hệ thống.

2.2 Chuỗi cung ứng (Supplier)

Thực chất của chuỗi cung ứng là sự phân công hợp tác giữa thượng hạ nguồn, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các khâu với nhau.

Về chuỗi cung ứng phải đặc biệt chú trọng tới 5 vấn đề sau:

Một là làm thế nào để xây dựng quan hệ lâu dài và bền vững giữa doanh nghiệp bán lẻ và chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả? Thực hiện hợp tác phát triển cùng có lợi.

Hai là làm thế nào để bảo đảm chuỗi cung ứng cung cấp hàng hóa kịp thời? Bảo đảm nguồn hàng. Ba là làm thế nào để doanh nghiệp bán lẻ kịp thời cung cấp các thông tin có liên quan tới tình hình bán hàng và thông tin tồn kho cho chuỗi cung ứng?

Bốn là làm thế nào để bảo đảm sự hài hòa của chuỗi cung ứng trong nội bộ doanh nghiệp? Năm là làm thế nào để đảm bảo sự ăn khớp hài hòa giữa cửa hàng bán lẻ và chuỗi cung ứng?

Công tác mở rộng thị trường cần phải thực hiện từng bước từng bước một. Nhưng chuỗi cung ứng phải tương đối ổn định. Nếu mỗi khu vực đều xây dựng một hệ thống cung cấp hàng độc lập. Sẽ cản trở nghiêm trọng tới việc mở rộng doanh nghiệp bán lẻ.

2.3 Lưu chuyển hàng hóa (Logistics)

Dòng chảy thương mại và dịch vụ lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp bán lẻ ngày càng phân tách rõ rệt. Điều này hết sức phổ biến trong ngành bán lẻ điện tử.

Sau khi dòng chảy thương mại và dịch vụ lưu chuyển hàng hóa có sự phân tách. Làm thế nào để dung hòa dòng chảy thương mại và dịch vụ lưu chuyển hàng hóa một cách nhanh gọn và chi phí thấp tại đầu khách hàng. Đó mới là vấn đề quan trọng nhất.

Ngoài ra, nếu hệ thống lưu chuyển hàng hóa của công ty bán lẻ, doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp cung ứng vật tư hoạt động riêng lẻ. Sẽ khó lòng thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa chia sẻ và sử dụng chung. Vậy thì sẽ rất khó có thể giảm hiểu chi phí lưu chuyển hàng hóa.

Cùng với sự phát triển và mở rộng của dịch vụ chuyển hàng tận nhà. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa truyền thống đang chuyển đổi theo hứng hiện đại. Chỉ khi các mô hình vận chuyển lớn nhỏ ăn khớp nhau. Vận chuyển hàng hóa mới càng có hiệu quả hơn.

Tóm lại, củng cố 5 nhân tố bên ngoài giúp doanh nghiệp phát triển có lợi. Hoàn thiện 3 nhân tố bên trong giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Trả lời