Hôm nay tôi sẽ gửi tới các bạn một vài ví dụ về những hành vi xảy ra trong thực tế công việc hàng ngày. Tin rằng các bạn sẽ hiểu được một điều đó là tại sao quán ăn không có phép nhân viên ăn đồ thừa mà khách để lại.
Tình huống 1: Nhân viên ăn đồ thừa bị khách hàng bắt gặp
Một vị khách nọ thường chi tiêu tương đối cao trong việc ăn uống nhà hàng, ông thường đặt phòng riêng dùng bữa nhưng có rất nhiều món ăn hầu như không hề động tới. Có thịt có hải sản đều là những món mà nhân viên hàng ngày đều nhìn thấy tại quán ăn nhưng không được ăn.
Thấy vậy, mấy người nhân viên liền xúm lại quanh và bắt đầu ăn uống. Đột nhiên ông khách qua lại lấy chiếc máy lửa bỏ quên bất ngờ bắt gặp cảnh tượng đó, thế là đám nhân viên hết sức ngượng ngùng, mà khách hàng cũng rất khó xử.
Tính huống 2: Ăn không chỉ là đồ thừa
Có những nhà hàng tuy có quy định nhưng chấp hành thực hiện không nghiêm minh, đồ ăn thừa vẫn thường được giữ lại để ăn. Thậm chí nhiều lúc còn phát hiện nhân viên ăn vụng đồ ăn mới làm trong phòng bếp.
Tình huống này tuy không thường gặp nhưng cũng không hẳn là không có.
Tình huống 3: Đồ ăn thừa anh mang về tôi cũng mang về
Có những quán ăn tuy quy định nhân viên không được ăn đồ ăn thừa, nhưng cô lao công thấy vậy cảm thấy tiếc liền mang về nhà.
Và rồi, chị mang về tôi cũng mang về. Nếu có quan hệ tốt với đầu bếp không chỉ đồ ăn thừa mà thậm chí còn mang một số những loại thực phẩm khác về.
>> Nhiều người nghĩ kinh doanh Ăn uống kiếm tiền, nhưng thực ra lại là cách đầu tư dễ mất tiền nhất
Những ví dụ trên không ít thì nhiều chắc chắn các bạn đã từng gặp trong thực tế công việc hàng ngày. Do vậy việc nhà hàng không cho phép nhân viên ăn đồ ăn thừa chủ yếu cũng vì suy nghĩ trên một số phương diện sau:
1, Về mặt quản lý
Ngành dịch vụ ăn uống cũng nên có những chế độ quy định quản lý có liên quan, nhân viên quán ăn, nhà hàng cũng phải nên tuân thủ chấp hành theo những quy định có liên quan.
Nếu cho phép nhân viên ăn đồ thừa của khách có thể sẽ tạo thói quen xấu như ăn vụng trước khi mang đồ ăn cho khách, gây ra những sự ảnh hưởng vô cùng xấu.
Ngoài ra sau khi khách hàng ra về phải dọn dẹp bàn ghế kịp thời, nếu nhân viên ăn đồ thừa sẽ gây trì trệ thời gian dọn dẹp không những ảnh hưởng tới công việc, lỡ như bị khách hàng bắt gặp sẽ rất khó xử.
Rất nhiều ví dụ thực tế được đưa trên tin tức thời sự như chị lao công vì mang đồ ăn thừa của khách về nhà bị đuổi việc, nếu như không có những quy định nghiêm cấm ăn đồ ăn thừa như vậy có thể sẽ phát sinh việc nhân viên mang các loại thực phẩm khác về nhà.
2, Về mặt vệ sinh
Khách hàng tới dùng bữa vừa đông vừa phức tạp, đồ ăn thừa cũng không được vệ sinh cho lắm. Đồ ăn gắp đi gắp lại sẽ không còn được sạch sẽ tuyệt đối. Không cho phép nhân viên ăn đồ thừa cũng là cách để tránh nguy cơ mắc các bệnh dễ lây nhiễm qua đường ăn uống.
Dịch vụ ăn uống là ngành vừa đơn giản vừa phức tạp, hiện nay rất nhiều nhà hàng đang thực hiện chính sách quản lý 4D, “đầu bếp minh bạch nhà bếp xanh sạch”. Hy vọng sẽ mang lại cho mọi người một môi trường minh bạch, vệ sinh và an toàn.