Nói thật tôi không ủng hộ việc vợ chồng cùng nhau khởi nghiệp cho lắm. Thế nhưng đã khởi nghiệp rồi, khi quy mô công ty còn rất nhỏ, không có ai giúp đỡ bạn, vậy nên vợ chồng giúp đỡ nhau làm việc cũng không phải là không thể. Nhưng khi công ty đã phát triển đến một mức độ nhất định, có một số vấn đề đặc biệt sau mà bạn cần phải hết sức lưu ý.
Thứ nhất, vợ chồng khởi nghiệp nhất định phải có giao ước sẵn.
Vợ chồng buộc phải ngồi lại với nhau để nói chuyện trao đổi về bối cảnh công ty mà cả hai cùng mong muốn, muốn làm gì? Muốn đạt được mục tiêu như thế nào? Sử dụng phương thức gì?
Muốn đạt được kết quả ra sao?… Với những nội dung công việc quan trọng liên quan tới việc phát triển công ty như thế này thì cả hai vợ chồng cần phải thống nhất với nhau, đồng nhất quan điểm là việc không thể không làm.
Ngoài việc thống nhất về những nội dung trên thì việc công ty sẽ kinh doanh theo định hướng như thế nào về văn hóa, giá trị quan cũng cần phải được thống nhất. Công ty dù lớn dù nhỏ cũng đều phải có văn hóa và giá trị quan riêng. Những điều này nhất định phải nhận được sự thống nhất từ cả hai vợ chồng.
>> Kinh doanh gì nhỏ tại nhà năm 2018 đến 2025
Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về việc hai vợ chồng không thống nhất với nhau sẽ gây ra hậu quả xấu như thế nào cho các bạn thấy.
Công ty X khi mới khởi nghiệp, người vợ quản lý tài chính, phát tiền lương ngày ấy không giống như bây giờ chuyển tiền vào tài khoản mà là phát lương bằng tiền mặt, mỗi nhân viên một phong bì tiền lương riêng. Hàng tháng khi nhân viên tới nhận lương, mặt người vợ lúc nào cũng tỏ ra rất đau khổ giống như kiểu người ta nợ bà rất nhiều tiền vậy.
Và điều này thực sự ảnh hưởng rất lớn tới chí tiến thủ cũng như văn hóa của công ty. Do vậy tôi nghĩ rằng dù là công ty nhỏ, nếu như trong công ty mà hai vợ chồng từ cách đối xử với nhân viên, bối cảnh xây dựng công ty như mong muốn, sứ mệnh, giá trị quan… mà không đồng nhất với nhau thì sẽ gây ra một vấn đề rất lớn. Bởi vậy việc thống nhất những nội dung công việc này thực sự là rất quan trọng và nhất định phải thực hiện.
Thứ 2, Nhiệm vụ và Phạm vi quản lý của hai vợ chồng đều phải được hoạch định rất rõ ràng.
Ví dụ nếu vợ là người quản lý tài chính, thu chi của công ty vậy thì chồng sẽ là CEO của cả công ty. Lúc này, người vợ với chức trách là một người quản lý tài chính sẽ không nên can dự vào mọi quyết định của CEO.
Bởi vậy người vợ trong công ty sẽ là người quản lý tài chính và nhất định phải nghe theo sự quyết định của CEO về các chính sách chiến lược đã được quyết định bao gồm cả hình thức thanh toán…
Vợ không thể lấy tư cách là vợ để đòi cầm quyền, đưa ra chủ trương được. Nếu như vậy, thì công ty sẽ không thể tiếp tục vận hành, đây là vấn đề về phạm vi chức trách. Phần trên tôi đã nói rồi, tại sao vợ chồng cần phải thống nhất các nội dung chiến lược với nhau?
Mặc dù vợ chỉ là người phụ trách tài chính, nhưng sau khi hai vợ chồng đã thống nhất với nhau thì người vợ vẫn có cảm giác như mình đang trực tiếp điều hành công ty vậy và đồng thời để vợ xác nhận và tin tưởng tuyệt đối tức là vợ nhất định phải nghe theo những gì mà chồng sắp xếp là được.
Vợ quản lý tài chính, chồng làm CEO còn được. Nếu như vợ và chồng hai người cùng hợp tác thì tôi thành thật khuyên bạn bạn hết sức chú ý tới điều này. Tức là từ việc hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược đến việc lựa chọn đường đi nước bước…cả hai vợ trồng đều phải thống nhất và đồng bộ với nhau.
Điều đáng chú ý thứ 3 đó là nếu giữa hai vợ chồng xảy ra tranh cãi trong công việc tuyệt đối không được mang về nhà.
Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống gia đình và việc giáo dục con cái…Bởi vậy về điểm này cần phải quy định rõ ràng đó là công việc ở công ty không được mang về nhà. Thực ra để làm được điều này là rất khó. Tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện cười như thế này. Vợ chồng A và B cùng nhau mở công ty kinh doanh sách.
Người vợ đã từng bày tỏ rằng có những lúc đang nằm ngủ nghĩ đến những quyết định ở công ty trong lòng bà vô cùng bức xúc và đã từng lcó suy nghĩ muốn đạp thẳng ông chồng ra khỏi giường.
Điều này thể hiện gì? Thực ra đây chính là điều mà tôi đã nói ở trên đó là cho dù đã có quy định rõ ràng và nghiêm ngặt rằng không thể mang việc công ty về nhà nhưng trên thực tế để làm được điều này là vô cùng khó.
Điều này khó là ở người vợ lúc nào cũng nói rằng họ sẽ không biến mình thành một chức vụ nào đó ở trong công ty mà họ sẽ tham gia vào việc quản lý và vận hành kinh doanh của công ty với vai trò là một người vợ. Nếu cứ như vậy, trên thực tế những chuyện mà người vợ không đồng ý sẽ rất phiền phức.
Bởi vậy người chồng hãy nói rằng nếu như anh là CEO thì em là quản lý tài chính, anh và em không có quan hệ vợ chồng, anh cần phải chi khoản này, anh có khả năng đưa ra quyết định này nên em buộc phải phối hợp với anh, đúng không. Nếu không anh sẽ không hy vọng em là người quản lý tài chính.
Bởi vậy, thật lòng mà nói, tôi không ủng hộ việc vợ chồng cùng nhau khởi nghiệp kinh doanh cho lắm, bởi vợ chồng cùng nhau khởi nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề khúc mắc lớn.