Trong một số bài viết mà Lương hướng dẫn bạn cách chọn người sáng lập sự nghiệp, công ty. Nhưng nếu bạn chỉ làm 1 mình, liệu chúng ta có thể đi được trên con đường dài không ?
Thực ra nếu bạn mời thêm 1 người cùng thực hiện dự án khởi nghiệp, người ta có thể làm được rất nhiều việc, tuy nhiên đổi lại bạn phải trả cho người ta những khoản lợi ích kinh doanh ngang bằng với bạn.
Cá nhân Lương thì Lương cho rằng, không nhất thiết cần thêm người để khởi nghiệp, trong trường hợp bạn có năng lực và khả năng thực sự để hoàn thành công việc, vậy thì bạn không cần phải tìm người đồng sáng lập công ty, bạn cũng vẫn sẽ làm tốt.
Bản thân Lương khi sáng tạo, Lương không thích làm việc chung với người khác, bởi vì Lương nhận thấy rõ rệt khi Lương sáng tạo cùng 1 ai khác, hiệu suất công việc giảm xuống rất lớn. Không phải họ không đóng góp ý kiến cho Lương, mà Lương thấy trong quá trình tư duy thì các sự việc không mạch lạc, bị tác động bởi người khác trong khi đó tư duy họ thì Lương đã suy nghĩ qua rồi.
Bây giờ Lương sẽ nêu ra 1 số lý do bạn có thể không cần người đồng sáng lập:
1, Dự án khởi nghiệp nằm trong năng lực giải quyết của bạn
Một dự án khởi nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, tương tự bài toán cần bạn giải quyết. Bài dễ thì làm nhanh, bài khó thì làm lâu. Nếu bài toán khởi nghiệp thuộc tầm tay, vậy thì bạn chẳng có lý do nào cần thêm người sáng lập để rồi phải chia lợi ích cho họ. Những người kinh doanh như chúng ta có lòng tham mà, chúng ta nên lấy hết về cho bản thân nếu có thể.
>> 10 Việc mà người lập nghiệp nên hạ quyết tâm thực hiện
2, Tư duy của người đồng sáng lập hầu hết đều giống với bạn
Nếu người đồng sáng lập được bạn ướm chọn, họ có tư duy quá giống với mình, họ sẽ không mang lại sự sáng tạo nào tốt đẹp hơn. Đây là 1 sai lầm nhiều người vấp phải trong quá trình khởi nghiệp, bởi vì người ta xu hướng thích những người giống với mình, mà nếu càng giống thì càng không có lợi trong kinh doanh.
Nếu bạn vẫn quyết định chọn 1 người để cùng sáng lập sự nghiệp, bạn chỉ nên chọn người có một phần tư duy trùng với chúng ta, đồng thời người đó phải có tư duy khác lạ hơn bạn. Trong trường hợp người đó và bạn không trùng tư duy nào, vậy chắc chắn bạn và họ không chung chí hướng.
3, Bạn đã thực hiện dự án khởi nghiệp được 1 phần, và chỉ còn 1 phần nữa
Giai đoạn ban đầu của khởi nghiệp quan trọng hơn tất cả các giai đoạn sau, nếu bạn có thể làm 0 thành 1, vậy thì từ 1 đến 100 chắc chắn sẽ nằm trong khả năng của bạn. Nếu có quá nhiều công việc, bạn có thể thuê giám đốc, thuê người quản lý, không nhất thiết cần người đống sáng lập.
Giám đốc đi làm thuê và người đồng sáng lập là 2 người khác nhau, nếu là giám đốc thì bạn có thể kiếm soát, giao quyền cho họ theo cách mình muốn. Nhưng người đồng sáng lập có quyền tương đương bạn, bạn không thể kiểm soát họ cho dù mình là người đã gây dựng sự nghiệp từ 0 đến 1.
4, Bạn và người đó lúc nào cũng xảy ra mâu thuẫn trong quá trình làm việc
5, Người đó không có am hiểu trong ngành nghề
6, Người đó thiếu ý trí và nghị lực
Tuy nhiên cũng có một số lý do bắt buộc bạn phải cần người đồng sáng lập, Lương sẽ nêu ở đây luôn cho bạn:
1, Dự án khởi nghiệp vượt xa khả năng giải quyết của bạn
2, Tư duy và cách làm việc của bạn không chu toàn
Nếu bạn thấy bản thân mình ở trong trường hợp này, bạn phải thừa nhận rằng bạn làm việc không chu toàn, đôi lúc có sai sót. Nếu bạn thấy tư duy của mình tương đối hoàn hảo, vậy chắc chắn bạn không cần người đồng sáng lập.
3, Người đó bổ sung cho bạn một số mặt yếu kém của mình
4, Bạn thiếu tiền vốn, và người đó vừa có vốn vừa có năng lực
Còn nhiều lý do khác, nhưng trong chủ đề này thì Lương chỉ tập trung nói về câu chuyện: Có nên mời người khác cùng lập nghiệp không.
Câu trả lời của Lương: Không nhất thiết cần thêm người sáng lập, lý do thì Lương cũng đã nêu rồi. Okay, gặp lại bạn trong những chủ đề khác về khởi nghiệp kinh doanh.