Những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại và cách khắc phục khi đầu tư

Những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại và cách khắc phục

Trong một vài năm trở lại đây, mức độ phổ biến của điện thoại đã tăng lên rất nhiều. Hầu như ai cũng sử dụng điện thoại, kể cả học sinh mới cấp 1, 2. Mỗi người có thể có 2 đến 3 chiếc điện thoại thông minh. Điện thoại đã trở thành vật bất ly thân và gần như không ai có thể thiếu.

Điện thoại giúp hỗ trợ con người có thể liên lạc với nhau, giải trí, xem tin tức, chơi game và kết nối mọi người với nhau. Nhu cầu khách hàng nhiều và thường xuyên là một lợi thế. Nhưng đó có phải là lý do các cửa hàng điện thoại sẽ kinh doanh thuận lợi hay không? Thị trường điện thoại cũng là một trong những thị trường có mức độ cạnh tranh khốc liệt và thường xuyên. Những khó khăn mà các cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ phải gặp là gì? Cách khắc phục để cải thiện hoạt động kinh doanh? Hãy cùng bytuong.com tìm hiểu những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại và các khắc phục qua bài viết này nhé!

Những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại

Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó chính mà mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Những ông lớn như Viettel, mobiphone hay các trung tâm điện máy, siêu thị, doanh nghiệp  lớn cũng tham gia vào thị trường này. Việc các ông lớn tham gia đã tạo ra không ít khó khăn cho những cửa hàng điện loại bán lẻ có quy mô nhỏ như:

+ Quy mô lớn, chi phí đầu tư nhiều nên các ông lớn dễ dàng mở rộng hệ thống các cửa hàng, đại lý của mình về tận dưới nông thôn, cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng điện thoại bán lẻ.

+ Tâm lý khách hàng ngày nay sẽ ưu tiên tìm mua những sản phẩm ở những cửa hàng, trung tâm có thương hiệu, uy tín và chất lượng hơn. Việc họ lựa chọn đến các cửa hàng điện thoại của FPT, hay thế giới di động sẽ là hiển nhiên so với việc lựa chọn mua điện thoại ở các cửa hàng bán lẻ

+ Các ông lớn sẽ có chi phí và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Ví dụ như các cửa hàng lớn sẽ cs các chính sách giảm giá, tặng kèm, mua trả góp… để thu hút khách hàng đến với mình đông hơn. Ngoài ra, việc đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên rất được các ông lớn quan tâm. Chất lượng phục vụ tăng cao, khách hàng cảm thấy được tôn trọng, phục vụ và đáp ứng nhu cầu tốt hơn nên sẽ lựa chọn đến với các ông lớn. Đối với các cửa hàng bán lẻ, vì vốn và chi phí đầu tư kinh doanh không nhiều nên không thể thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút hay lôi kéo khách hàng được. Ngoài ra, với quy mô là một cửa hàng điện thoại nhỏ, nên họ cũng không thể thuê nhân viên và đào tạo để phục vụ khách hàng. Thường chủ cửa hàng sẽ kiêm luôn vị trí nhân viên bán hàng.

+ Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các ông lớn như siêu thị điện máy, thế giới di động, cửa hàng điện thoại của FPT, viễn thông A,… đều đặt cửa hàng điện thoại của mình ở những vị trí thuận lợi, đông khu dân cư qua lại, khả năng tiếp cận khách hàng lớn. Trong khi đó, các cửa hàng điện thoại bán lẻ chỉ chọn mặt bằng ở những vị trí rẻ, khả năng tiếp cận khách hàng không cao do chi phí thuê mặt bằng quá lớn. Đó cũng chính là một khó khăn và yếu tố cạnh tranh cho các cửa hàng điện thoại bán lẻ.

+ Các hệ thống cửa hàng của các ông lớn kinh doanh các sản phẩm chính hãng, có thương hiệu nên tạo được lòng tin và uy tín với khách hàng. Đó cũng là một lợi thế để những ông lớn có thể cạnh tranh với nhau và với các cửa hàng điện thoại bán lẻ.

+ Thu nhập, lợi nhuận từ việc kinh doanh điện thoại thật sự rất thấp. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ và các ông lớn luôn thực hiện chính sách công khai giá trên các website, kênh thông tin đại chúng nên việc tăng giá để bán là không thể. Điều đó làm cho các cửa hàng bán lẻ không biết phải làm cách nào để bán được hàng với giá cao nhằm bù đắp những chi phí khác.

+ Ngoài ra, ở các hệ thống cửa hàng lớn chính hãng còn có các chính sách đổi trả, bảo hành, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng rất tốt. Trong khi đó, tại các cửa hàng bán lẻ những dịch vụ như đổi trả, bảo hành, hỗ trợ gần như rất hạn chế và không được đảm bảo. Điều này gây khó chịu và không mấy thiện cảm cho khách hàng, dẫn đến nhiều cửa hàng bị mất uy tín và không thể tiếp tục hoạt động.

+ Tại các hệ thống cửa hàng cửa FPT, viễn thông A, thế giới di động,… có rất nhiều mẫu mã, kiểu dạng, thương hiệu và giá sản phẩm khác nhau để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Còn tại các cửa hàng bán lẻ điện thoại, vì nhu cầu vốn không cho phép nên họ không thể nhập về một lần rất nhiều mẫu mã, thương hiệu điện thoại khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng được. Đây cũng là một trong những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại bán lẻ.

+ Nếu đầu tư nhập nhiều mẫu và thương hiệu về để đáp ứng nhu cầu khách hàng, khi không bán được hàng sẽ dẫn đến tồn kho. Hằng ngày luôn có những mẫu điện thoại mới ra đời nên việc nhập một lần nhiều mẫu và thương hiệu điện thoại sẽ có rủi ro rất lớn.

+ Với sự phát triển của công nghệ, sự hỗ trợ của máy móc, có rất nhiều mẫu điện thoại giá rẻ ra đời. Dẫn đến giá sửa chữa của giảm xuống, và vì điện thoại rất rẻ và nhu cầu muốn sử dụng những dòng điện thoại mới luôn xuất hiện nên khách hàng sẽ lựa chọn mua điện thoại mới thay vì mang đi sửa.

>> Mở shop phụ kiện điện thoại với số vốn 70 triệu

Cách khắc phục những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại

Đầu tư chi phí, lựa chọn những vị trí mặt bằng thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Có thể chọn mặt bằng ở gần khu dân cư, giao thông thuận lợi và tránh xa xác cửa hàng điện thoại của các thương hiệu lớn để giảm mức độ cạnh tranh.

Trước khi mở cửa hàng điện thoại, phải chuẩn bị một số vốn đủ lớn để trang trải các chi phí và một số vốn dự phòng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Có vốn có thể thực hiện các chính sách khuyến mãi giảm giá để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hơn.

Nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn hàng đảm bảo chất lượng uy tin và giá cả phù hợp.

Vừa mở cửa hàng điện thoại kết hợp với việc kinh doanh các sản phẩm phụ kiện cho điện  thoại như tai phone, ốp lưng, pin,… Thực tế cho thấy rằng, các cửa hàng điện thoại thực chất thu được doanh thu từ việc kinh doanh thêm các sản phẩm phụ kiện điện thoại chứ không phải trực tiếp từ điện thoại.

Chúng ta có thể tạo hệ thống khách quen để giữ mối và duy trì hoạt động của cửa hàng. Việc duy trì mối quan hệ với khách quen sẽ giúp chúng ta có một lượng khách nhất định và sẽ có thêm những người khách mới nhờ những người khách quen giới thiệu.

Kinh doanh điện thoại cũng là một lĩnh vực cần am hiểu và kiến thức. Chúng ta cần phải đầu tư học hỏi, bổ sung kiến thức về những vấn đề kỹ thuật của điện thoại, thông tin về những thương hiệu điện thoại lớn, chức năng cấu tạo của điện thoại,… để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Trang trí và thiết kế cửa hàng thoáng mát, sạch sẽ, hiện đại và chuyên nghiệp. Vè bề ngoài chính là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với người đối diện nên việc trang trí và thiết kế cửa hàng rất quan trọng.

Với sự mở rộng quy mô của các ông lớn trong ngành, thị trường điện thoại không phải là một thị trường dễ kinh doanh. Nếu bạn có dự định mở một cửa hàng điện thoại thì hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ nhé! Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có quyết định chính xác cho việc kinh doanh của mình.

Trả lời