Sản phẩm cũng như con người đều trải qua các giai đoạn khác nhau. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định vòng đời, từng giai đoạn sống của sản phẩm rất quan trọng để giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược marketing, nhân sự hay tài chính phù hợp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chu kỳ sống, vòng đời của một sản phẩm để hiểu rõ hơn. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích Ví dụ về Vòng đời và Chu kỳ sống của Sản phẩm.
Thế nào là vòng đời sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm hay còn gọi là vòng đời là một khái niệm được dùng trong kinh tế để mô tả sự thay đổi doanh số, lợi nhuận của sản phẩm từ khi bắt đầu được xuất hiện trên thị trường cho đến khi nó rút khỏi thị trường.
Mỗi sản phẩm đều trải qua các giai đoạn trong chu kỳ sống của mình nhưng với thời gian và những đặc điểm khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ mang đến những cơ hội, thách thức khác nhau nên các doanh nghiệm cần nắm rõ được chu kỳ sống sản phẩm của mình để kịp thời đề ra các chiến lược marketing, điều động nhân sự, kế hoạch tài chính phù hợp nhất. Vì mỗi sản phẩm sẽ trải qua những cơ hội và thách thức khác nhau nên những chiến lược này cũng khác nhau ở mỗi sản phẩm.
Những giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm đều trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn triển khai, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau để từ đó đề ra các chiến lược phù hợp. Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích rõ hơn về từng giai đoạn trong chu kỳ sống của một sản phẩm.
– Giai đoạn 1 trong chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn triển khai
Đây là giai đoạn sản phẩm bắt đầu được đưa ra thị trường nên sẽ chưa tạo được lòng tin với khách hàng, ít người biết đến, dẫn đến việc bán hàng chậm, doanh thu thấp hoặc không đủ thu hồi vốn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung các chiến lược để giới thiệu sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn, tạo được sự tin tưởng với khách hàng.
Chúng ta có thể sử dụng các chiến lược như:
+ Chiến lược giá hớt váng thị trường: chiến lược này có nghĩa chúng ta sẽ xâm nhập thị trường với mức giá cao để gây sự chú ý và định vị thương hiệu của mình. Ví dụ điển hình của thương hiệu sử dụng chiến lược này đó là Apple khi định giá cao cho tất cả các sản phẩm của mình
+ Chiến lược giá xâm nhập: với chiến lược này chúng ta sẽ định mức giá bán thấp cho sản phẩm khi tung ra thị trường để thu hút và kích thích sự mua hàng của khách hàng. Tâm lý người Việt rất thích hàng giá rẻ nên nếu thực hiện chính sách giá này chúng ta sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn vào thời gian đầu để tiếp tục đề ra các chính sách khác phát triển sản phẩm
+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng bằng các công cụ marketing như: phát tờ rơi, băng rôn, quảng cáo trên báo đài – truyền thông, sử dụng công cụ mới viral marketing, than gia hội chợ triễn lãm,…
– Giai đoạn 2 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn tăng trưởng
Đây là giai đoạn mà sản phẩm đã được nhiều người biết đến và tìm mua. Doanh nghiệp sẽ dần xây dựng được một lượng khách hàng trung thành và giúp cho doanh thu, lợi nhuận tăng lên. Ở giai đoạn này, chúng ta nên tập trung các chiến lược để đẩy mạnh thị phần, quy mô kinh doanh và sản lượng bán ra.
+ Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm: từ những sản phẩm chính ban đầu, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, nhiều công dụng hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ như Kem đánh răng PS thời gian đầu chỉ bán mỗi loại kem đánh răng giúp trắng răng bình thường, nhưng sau đó họ đã cải tiến và cho ra nhiều dòng kem đánh răng khác nhau như kem đánh răng dành cho trẻ em, kem đánh răng theo hương vị, kem đánh răng giảm ê buốt,…
+ Sử dụng các kênh online để đầy mạnh marketing online và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
+ Mở rộng kênh phân phối: xây dựng nhiều chi nhánh, đại phí phân phối sản phẩm hơn trên thị trường.
>> Làm gì khi đối thủ cạnh tranh giảm giá-Có nên giảm giá sản phẩm
– Giai đoạn 3 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn bão hòa
Sau giai đoạn tăng trưởng là lúc tốc độ tăng trưởng của sản phẩm đang trên đà tăng thì sản phẩm sẽ dần tiến vào giai đoạn bão hòa khi mà tốc độ tăng doanh số, lợi nhuận lên đến max và bắt đầu giảm dần sau đó. Ở giai đoạn này, sự cạnh tranh với các đối thủ trong ngành sẽ rất khốc liệt để quyết định ai có thể trụ vững. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược để cũng cố lòng tin với khách hàng, giữ vững thị phần. Một số chiến lược doanh nghiệp nên khai thác đó là:
+ Tập trung vào các chiến lược chăm sóc khách hàng
+ Marketing: thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tri ân khách hàng
+ Chiến lược giá: nên nghiên cứu về tình hình hoạt động, chất lượng sản phẩm, chính sách giá của đối thủ để đề ra mức giá phù hợp tăng sức cạnh tranh
+ Tạo lợi thế cạnh tranh: bằng việc nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo hơn. Hoặc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
– Giai đoạn 4 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn suy thoái
Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm khi mà doanh số bán sản phẩm bắt đầu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm. Lúc này, doanh nghiệp đã bắt đầu rút sản phẩm ra khỏi thị trường. Những chiến lược trong giai đoạn này sẽ hướng đến việc giúp doanh nghiệp bán hết số lượng sản phẩm còn lại, hàng tồn ra thị trường để rút lui an toan.
+ Chiến lược giá: giảm giá để đẩy hàng đi nhanh hơn
+ Rút dần các điểm phân phối sản phẩm trên thị trường
+ Giảm dần số lượng sản phẩm được sản xuất ra
Ví dụ thực tế về một chu kỳ sống của sản phẩm
Chúng ta sẽ lấy ví dụ về chu kỳ sống của một chiếc điện thoại để hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Ở giai đoạn triển khai của chu kỳ sống sản phẩm: điện thoại Xaomi là một thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc. Khi thâm nhập vào thị trường Việt, để thu hút sự chú ý và giúp khách hàng biết đến mình, Xaomi đã đề ra các chiến lược quảng cáo về Game thông qua các game thủ, streamer để giới thiệu tính năng vượt trội của nó là pin trâu, chơi game mượt. Ngoài ra, họ còn sử dụng chiến lược giá xâm nhập để hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và tầm trung. Ai cũng có thể mua điện thoại Xaomi
Ví dụ
Giai đoạn phát triển: hiện nay, với những tính năng vượt trội của mình đặc biệt là về lượng pin cao giúp người dùng có thể sử dụng lâu, chơi game thoải mái mà không cần phải lo về vấn đề hết pin, Xaomi đã được rất nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn mua.
Giai đoạn bão hòa của sản phẩm: Các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như Samsung, Iphone,… đều đang tích cực nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm cải tiến về mẫu mã, chức năng hơn đáp ứng được nhu cầu người dùng. Thực tế cho thấy rằng mỗi năm những thương hiệu nổi tiếng này đều cho ra mắt những dòng điện thoại mới với dung lượng, pin, cấu hình máy,…vượt trội hơn rất nhiều.
Giai đoạn suy thoái: Một thời gian trước đây, chúng ta đều biết đến những chiếc điện thoại Nokia cục gạch 1280 đáp ứng được nhu cầu nghe gọi, nhắn tin… Mặc dù vẫn còn được nhiều người sử dụng nhưng dần dần nó đã bị thay thế bằng những chiếc Smarphone hiện đại với nhiều tính năng nổi bật hơn.
5 giai đoạn của vòng đời sản phẩm
Nghiên cứu thị trường đóng một vai trò không thể thiếu trong từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm dành một khoảng thời gian khác nhau trong mỗi giai đoạn — vì vậy không có mốc thời gian cụ thể để tham khảo. Mỗi giai đoạn đều có chi phí, rủi ro và cơ hội riêng và bạn sẽ phải điều chỉnh các chiến lược của mình tùy thuộc vào vị trí của bạn trong vòng đời.
1. Phát triển thị trường
Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm là phát triển. Đây là nơi bắt đầu hành trình nghiên cứu thị trường của bạn. Trước khi sản phẩm của bạn được tung ra thị trường, bạn sẽ tinh chỉnh khái niệm, thử nghiệm sản phẩm và tạo chiến lược ra mắt. Thử nghiệm khái niệm với người dùng tiềm năng thực sự là một phần quan trọng của bước này. Với thử nghiệm khái niệm, bạn sẽ biết phản ứng của thị trường mục tiêu đối với khái niệm của bạn và thực hiện các thay đổi theo phản hồi của họ — trước khi bạn bắt đầu tạo.
Trong giai đoạn đầu này, bạn sẽ gặp phải rất nhiều chi phí mà không tạo ra thu nhập nào từ sản phẩm mới này. Bạn có thể tự tài trợ cho giai đoạn này hoặc bạn có thể đang tìm kiếm các nhà đầu tư. Dù bằng cách nào thì rủi ro cũng cao và nguồn tài trợ từ bên ngoài thường bị hạn chế. Sự phát triển thị trường có thể bao gồm bất cứ điều gì từ bản phác thảo ngắn gọn đến bản mẫu sản phẩm của bạn. Tất cả những gì bạn cần là đủ để cho các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng thấy. Xác thực tiềm năng thị trường của bạn sớm để bạn có thể bắt đầu huy động vốn để khởi chạy.
2. Giới thiệu thị trường
Khi sản phẩm của bạn ra mắt, bạn đã bước vào giai đoạn giới thiệu của vòng đời. Nhóm tiếp thị của bạn sẽ tập trung vào việc xây dựng nhận thức về sản phẩm và tiếp cận thị trường mục tiêu của bạn. Thông thường, tất cả tiếp thị nội dung và tiếp thị trong nước đều dựa trên việc quảng bá sản phẩm.
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm của bạn, sự cạnh tranh, mức độ mới và sáng tạo của nó cũng như các yếu tố khác, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn mong đợi ở giai đoạn này. Tin tốt là nếu bạn tiếp thị thành công, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Liên hệ với nhóm bán hàng của chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách tối ưu hóa sản phẩm sau khi sản phẩm của bạn được giới thiệu ra thị trường.
3. Tăng trưởng thị trường
Tại thời điểm này trong vòng đời, người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm của bạn và đang mua sản phẩm tiếp thị của bạn. Nhu cầu và lợi nhuận đang tăng lên, và sự cạnh tranh đang tìm cách làm gián đoạn thành công của bạn.
Tiếp thị trong giai đoạn này chuyển từ việc thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng sang việc thiết lập sự hiện diện của thương hiệu. Cho họ thấy lý do tại sao họ nên chọn bạn hơn đối thủ. Khi công ty của bạn phát triển, bạn có thể thêm các tính năng mới vào sản phẩm của mình, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ và mở các kênh phân phối mới. Tất cả những nỗ lực này sẽ có tác dụng vững chắc trong hoạt động tiếp thị của bạn.
4. Sự trưởng thành
Khi doanh số bán hàng bắt đầu chững lại do tăng trưởng nhanh chóng, bạn đang bước vào giai đoạn trưởng thành. Bạn có thể phải giảm giá để duy trì tính cạnh tranh.
Giờ đây, các chiến dịch tiếp thị của bạn tập trung vào sự khác biệt thay vì nhận biết, chỉ ra các tính năng sản phẩm ưu việt của bạn. Trong giai đoạn này, chi phí sản xuất giảm và doanh số bán hàng ổn định. Thật hấp dẫn khi ngồi lại và tận hưởng doanh số ổn định, nhưng bạn phải thực hiện những cải tiến liên tục cho sản phẩm của mình và cho người tiêu dùng biết rằng sản phẩm đang tiếp tục tốt hơn.
Tại thời điểm này, tình trạng bão hòa thị trường có thể xảy ra. Các đối thủ cạnh tranh đã bắt đầu chiếm một phần thị trường. Mặc dù có nhiều người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm nhưng lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng khó xử này là tập trung vào điểm mạnh của bạn — sự khác biệt, tính năng, nhận thức về thương hiệu, giá cả và dịch vụ khách hàng — để trở thành thương hiệu được lựa chọn. Nếu không, bạn sẽ từ chối.
Hãy liên hệ với nhóm bán hàng của chúng tôi nếu sản phẩm của bạn đã hoàn thiện khiến bạn phải đánh giá lại việc định giá của mình để biết độ nhạy cảm về giá và nghiên cứu của Van Westendorp.
5. Thị trường suy giảm
Nếu thương hiệu của bạn không phải là thương hiệu được yêu thích trên thị trường, bạn sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn cuối cùng. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn và họ sẽ chiếm thị phần. Doanh số bán hàng thường sẽ giảm khi đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng.