Thủy hải sản là một trong những ngành nghề kinh tế chính của của Việt Nam. Đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu cũng như tổng thu nhập GDP của cả nước. Có rất nhiều hộ dân kiếm sống và làm giàu nhờ nuôi trồng thủy hải sản. Đó có thể là nuôi trồng thủy hải sản nước mặn hoặc nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt. Những loại thủy hải sản thường được nhiều hộ dân quan tâm và lựa chọn nuôi trồng như tôm nước ngọt, nước mặn; các loại cá như ba sa, da trơn, cá chim, cá diêu hồng,….
Nuôi trồng thủy hải sản không phải là điều dễ dàng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ rất dễ lây lan bệnh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng thu hoạch hải sản của các hộ dân. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thú y thủy hải sản rất được bà con quan tâm và tìm hiểu kỹ. Mở một tiệm thuốc thú y chuyên về thủy hải sản sẽ là một lựa chọn tốt. Nhưng cần những điều kiện gì để có thể kinh doanh, mở một tiệm bán thuốc thú y thủy hải sản đảm bảo quy định? Chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!
Với nội dung phân tích về các điều kiện để kinh doanh thuốc thú ý thủy hải sản, mọi điều kiện, yêu cầu sẽ được quy định tại Thông tư 51 – 2009 – TT – BNNPTNT, Thông tư 56 – 2011 – TT – BNNPTNT và nghị định 33/2005/NĐ-CP
Điều kiện kinh doanh thuốc thú y nói chung và thú y thủy hải sản nói riêng
Những quy đinh về điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản đối với những cửa hàng bán buôn, bán lẻ được quy định ở điều 8, Thông tư 51 – 2009 – TT – BNNPTNT như sau:
– Các cửa hàng phải có địa chỉ cụ thể, cố định tại một địa điểm. Cửa hàng có biển hiệu, tên cửa hàng, hoặc tên cơ sở kinh doanh. Có mã số kinh doanh được cấp phép và bảng niêm yết đăng ký kinh doanh
– Diện tích cửa hàng đủ rộng để đảm bảo việc bảo quản và trưng bày sản phẩm: diện tích tối thiếu 10 m2
– Cửa hàng phải đảm bảo có đủ các phương tiện cần thiết để bán hàng như kệ, tủ kính. Hàng hóa phải được sắp xếp khoa học và đảm bảo vệ sinh trong cửa hàng.
– Vì là sản phẩm có thời hạn sử dụng nên cần theo dõi việc xuất nhập hàng hóa để đảm bảo sản phẩm còn hạn sử dụng và có nguồn gốc rõ ràng.
– Thuốc thú y thủy hải sản trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng thủy hải sản, và yêu cầu về bảo quản rất khắt khe. Cho nên cần bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, như:
+ Thuốc được bảo quản ở điều kiện bình thường nhiệt độ thường từ 15 ͦC – 30 ͦC
+ Bảo quản mát ở nhiệt độ từ 8 ͦC – 15 ͦC
+ Thuốc bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 ͦC – 8 ͦC
+ Ngoài ra còn có bảo quản đông lạnh: nhiệt độ dưới -10 ͦC
– Nếu chủ cửa hàng chỉ đăng ký kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản thì chỉ được phép bán mỗi sản phẩm thuốc thú y. Không được phép bán thêm các loại sản phẩm khác như thức ăn chăn nuôi… Nếu muốn kinh doanh thêm, phải xin đăng ký thêm mặt hàng, sản phẩm kinh doanh và bày bán ở khu vực tách biệt.
– Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
– Đối với những cửa hàng kinh doanh vắc xin thì bắt buộc phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học nếu lỡ xảy ra sự cố mất điện; Trong khu bảo quản phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và luôn ghi chép hằng ngày để theo dõi.
– Người đứng ra kinh doanh bán thuốc, chủ cửa hàng phải được cấp Chứng chỉ hành nghề theo quy định từ Cơ quan thú y có thẩm quyền tại địa phương
Yêu cầu đối với cá nhân là chủ cửa hàng, người bán thuốc
Những nội dung yêu cầu này được quy định ở điều 9, thông tư 56 – 2011 – TT – BNNPTNT và điều 63, 64, 65 tại Nghị Định 33/2005/NĐ/CP
Điều 9, Thông tu 56 – 2011 – TT – BNNPTNT: Quy định về hành nghề thú y thủy sản
– Các cá nhân hành nghề khám chữa bệnh, xét nghiệm thủy hải sản, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản buộc phải có chúng chỉ hành nghề.
– Thẩm quyền được phép cấp chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản được quy định và giao cho Cục thú y
– Điều kiện và trình từ các thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện và quy định theo điều 63, 64, 65 tại Nghị định 33/2005/NĐ – CP
>> Xu hướng kinh doanh năm 2019 nên đầu tư gì bây giờ?
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ gồm những gì?
Để xin cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc thú y thủy hải sản, chủ cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và mang đến nộp tại cơ quan Nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề thú y
– Bản sao các chứng chỉ và bằng cấp có liên quan đến nghề thú y
– Sơ yếu lý lịch
– Giấy chứng nhận sức khỏe đảm bảo
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản bao gồm:
– Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y theo quy định tại thông tư 51 – 2009 – TT – BNNPTNT
– Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y được quy định tại thông tư 51 – 2009 – TT – BNNPTNT
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Chứng chỉ hành nghề được cấp phép.
Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày nộp. Nếu hồ sơ còn thiếu xót thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ phản hôi. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì Cơ quản thẩm quyền về thú y sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận lại các thông tin trong hồ sơ đăng ký. Sau khi hoàn thành các thủ tục và đảm bảo việc kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản sẽ được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh.
Những lưu ý khi kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản
Ngoài những quy định cần được tuân phủ theo quy định của pháp luật, chủ cơ sở kinh doanh cần chú ý đến việc tìm kiếm nguồn hàng. Các loại thuốc cần được nhập ở những công ty hoặc đối tác uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo đúng tiêu chuẩn sản xuất thuốc thú y thủy hải sản theo quy định của Nhà nước.
Trong quá trình kinh doanh sẽ thường xuyên có các đơn vị thanh tra đến kiểm tra chất lượng và nguồn gốc hàng hóa. Do vậy, việc tìm kiếm nguồn hàng uy tín và thường xuyên theo dõi hạn sử dụng, cách bảo quản sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Cửa hàng nên mở gần vùng nuôi trồng thủy hải sản của bà con. Khi bà con đến mua thuốc phải hướng dẫn và tư vấn kỹ để tránh việc lạm dụng quá nhiều hóa chất gây ảnh hưởng đến chất lượng con giống và ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy hải sản khác.
Kinh doanh thuốc thú y thủy hải sản đòi hỏi rất nhiều quy định và tuân phủ pháp luật. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh một cửa hàng thuốc thú y thủy hải sản thì hãy thử tham khảo những thông tin trong bài viết này nhé!