43 nguyên tắc và kinh nghiệm hợp tác kinh doanh, khởi nghiệp

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người khởi nghiệp rất khó để có được thành công, nên luôn cần phải có sự hợp tác.

Tuy nhiên hợp tác cần phải có nguyên tắc quy định rõ ràng nếu không sẽ khó lòng đáp ứng lợi nhuận đôi bên, dễ nảy sinh tranh chấp và khó có thể hợp tác lâu dài và bền vững.

Dưới đây là những nguyên tắc hợp tác kinh doanh mà những người khởi nghiệp kinh doanh cần phải nắm bắt được để mang lại lợi ích lâu dài cho người và cho mình.

1, Nguyên tắc góp vốn đầu tư và phân chia trách nhiệm

1, Nguyên tắc góp vốn: Mỗi người cần phải góp bao nhiêu tiền? Cân bằng số tiền chênh lệch như thế nào? Phân chia cổ phần ra sao?

2, Nguyên tắc góp sức lực: Phân công như thế nào? Ai làm gì? Trách nhiệm ra sao?

3, Nguyên tắc kiếm tiền: Kiếm tiền của ai? Lấy gì để kiếm tiền? Cách kiếm tiền như thế nào?

4, Nguyên tắc chấp hành và thực hiện: Ai thực hiện? Thực hiện như thế nào? Có trách nhiệm ra sao?

5, Nguyên tắc chỉ đạo: Ai là người chỉ đạo? Chỉ đạo vốn? Chỉ đạo kỹ thuật? Chỉ đạo bán hàng? Khi người bỏ tiền đầu tư và người kiếm tiền là hai nhân vật khác nhau thì ai là người chỉ đạo? Quyền chỉ đạo lớn như thế nào? Quyền bỏ phiếu tập thể lớn ra sao?

6, Nguyên tắc bãi miễn/cách chức: Nếu người lãnh đạo có vấn đề phải làm như thế nào? Chiến lược bất ổn phải xử lý ra sao? Phát sinh những sự kiện như thế nào mới có thể khởi động quy trình bãi miễn hoặc cách chức?

7, Nguyên tắc rút lui: Rút lui như thế nào để giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột? Rút lui lấy lại nguyên số cổ phần gốc hay thảo luận lại giá? Tiêu chuẩn để tính toán chi phí tổn thất là gì?

Đây là những cam kết cộng sự chung mà những người hợp tác trong kinh doanh cần phải nắm được.

2, Nguyên tắc xử lý sai phạm

(Nguyên tắc nghị sự về các đề nghị, kiến nghị, tán thành, bỏ phiếu trắng, biểu quyết…)

1, Nguyên tắc xử lý sai xót trong chiến thuật (Thay đổi người lãnh đạo, người cầm quân hay phương pháp chiến thuật, chiến lược?)

2, Nguyên tắc xử lý sai xót trong chiến lược (Đổi tướng soái hay đổi chiến lược?)

3, Nguyên tắc xử lý xung đột về quan điểm (Bỏ phiếu xoa dịu hay nhờ chuyên gia tư vấn?)

4, Nguyên tắc xử lý xung đột về nhân cách (Giải quyết bằng nắm đấm hay nhờ toà án làm trọng tài?)

5, Nguyên tắc xử lý mâu thuẫn phát sinh (Kìm chế cảm xúc hay tìm ra vấn đề?)

6, Nguyên tắc xử lý mâu thuẫn leo thang (Đấu đá tập thể hay quyết đấu một mình?)

7, Nguyên tắc xử lý tranh chấp công khai, không nể mặt (Trục xuất cả hai hay giải tán tập thể?)

8, Nguyên tắc xử lý khi cả hai bên cùng động chân động tay (Nhanh chóng báo cảnh sát can thiệp).

Trên đây là những nguyên tắc nghị sự, xử lý trước khi hai bên trở mặt với nhau.

>> 3 kiểu người không nên hợp tác cùng kinh doanh

3, Nguyên tắc về những đối tượng tuyệt đối không nên hợp tác cùng

1, Không nên hợp tác với những người đã từng lừa đảo người khác.

2, Không hợp tác với những người nói năng không đáng tin cậy.

3, Không hợp tác với những người bất hiếu với cha mẹ.

5, Không hợp tác với những người kéo bè kéo cánh.

6, Không hợp tác với những người thường xuyên thách thức nguyên tắc và đạo đức chung của xã hội.

7, Không hợp tác với những người hay đùn đẩy, hay lừa dối hay phủ định…

8, Không hợp tác với những người có khuynh hướng chính trị cực đoan nghiêm trọng (Làm gì thì làm tuyệt đối đừng dính líu tới chính trị, làm kinh doanh không ai có thể đùa được với chính trị).

4, Nguyên tắc bắt buộc phải có một

1, Tốt nhất nên có một người tuổi tác cao một chút nhưng chưa chắc đã nhiều tiền.

2, Tốt nhất nên có một người tư duy hoạt bát, dám đột phá.

3, Tốt nhất nên có một người chín chắn vững vàng, biết chừng mực và phanh dừng đúng lúc.

4, Tốt nhất nên có một người cần kiệm, biết cách tính toán chi phí.

5, Tốt nhất nên có một người biết ăn nói và đáng tin cậy.

6, Tốt nhất nên có một người hiểu biết về mạng xã hội.

7, Tốt nhất nên có một người có 3 năm kinh nghiệm kinh doanh, bán hàng trở nên.

5, Nguyên tắc phân chia lợi nhuận, hoa hồng

1, Nguyên tắc chia hoa hồng ưu tiền người bỏ vốn đầu tư.

2, Nguyên tắc chia hoa hồng ưu tiên người bỏ vốn kỹ thuật.

3, Nguyên tắc chia hoa hồng ưu tiên người bỏ công sức.

4, Nguyên tắc chia hoa hồng ưu tiên người bán sức lao động.

5, Lấy 50% lợi nhuận năm để chia hoa hồng, 50% còn lại xung quỹ phát triển.

6, Nguyên tắc chia hoa hồng giữa các nhân viên.

7, Nguyên tắc quyền lựa chọn giữa các nhân viên.

8, Nguyên tắc khen thưởng giữa các nhân viên.

9, Nguyên tắc xử lý không thể phân chia tiền vốn công ích.

Đây là những nguyên tắc dạy bạn cách “ăn vụng phải biết chùi mép”, biết cách phân chia lợi nhuận, hoa hồng công bằng để hợp tác bền vững và lâu dài.

6, Nguyên tắc giải tán tập thể

1, Nguyên tắc giải thể hợp tác trên danh nghĩa anh em họ hàng (Hủy bỏ tất cả những món nợ cũ, bắt đầu lại từ đầu)

2, Nguyên tắc giải thể hợp tác trên danh nghĩa anh em thân thiết (Khóc lóc một hồi rồi ai có nhà người ấy về).

3, Nguyên tắc giải thể hợp tác trên danh nghĩa bạn bè (Nâng chén rượu quen, mỗi người một ngả).

4, Nguyên tắc giải thể hợp tác trên danh nghĩa kinh doanh (Một tờ phán quyết, tan đàn xẻ nghé).

Trả lời