Hợp tác kinh doanh thường diễn ra khi đối tác là người quen, đối tác đáp ứng lợi ích chúng ta, khả năng thuyết phục tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là người hợp tác thuận lợi, trong đó có 4 kiểu người, mà nếu bạn hợp tác sáng lập với họ tỷ lệ rủi ro tăng lên cao nhất.
Mục đích của hợp tác sáng lập là Win-Win
Song trong nhiều trường hợp, dù bạn nhìn thấy tiềm lực và các lợi ích rất rõ ràng, nhưng nếu bới lông tìm vết bạn sẽ thấy một vài điểm bất hợp lý, đó là những điều không thể chấp nhận ở đối tác, bạn muốn họ thay đổi nhưng họ không thể làm điều đó.
Khi bạn thấy nguy cơ xảy ra, rủi ro tăng lên, thương vụ Win-Win sẽ không thể đi đến kết quả tích cực, và những nguồn lực bạn bỏ ra trước đó thậm chí là mất trắng.
Trong chủ đề này, Lương muốn share với người khởi nghiệp 4 đối tượng hợp tác mà chúng ta nên tránh trong quá trình kinh doanh, bởi vì nguy cơ những người này có thể gây tổn thất cho bạn rất lớn.
4 Kiểu đổi tác dễ rủi ro nhất
① Người “suốt đời” đi làm thuê để sống
Những người này được chứng minh bởi CV năng lực của họ dày cộp thời kỳ làm thuê cho các công ty khác, và đây là lần đầu tiên họ làm ông chủ. Thậm chí dù làm Boss, nhưng họ vẫn giữ thói quen tan sở trước 7h tối, và về nhà ăn cơm với gia đình đúng giờ đều đặn mỗi ngày.
Đối với người có tư tưởng đi là thuê, họ không thể tự mình khởi xướng và quản lý độc lập 1 công ty. Bạn sẽ là người “đơn phương độc mã” làm ông chủ, quản lý doanh nghiệp, “cầm tay chỉ việc” đối phương làm những việc mà anh ta chưa từng làm và cũng rất khó để tự làm.
Trong trường hợp rủi ro, kế hoạch đầu tư của bạn chưa thể sinh lời ngay lập tức, người hợp tác này có thể sẵn sàng đi tìm kiếm những công việc thực dụng, tạo ra tiền tức thì. Những tổn thất và chi phí dạy học cho “trẻ con” như thế này, không đáng để Boss như chúng ta phải trả.
Lời khuyên: Những người không có mục tiêu thống nhất, không thích rủi ro, anh ta khó có thể trở thành một đối tác tin cậy, anh ta nên tiếp tục “sự nghiệp làm thuê” của mình, hơn là trở thành nhà sáng lập công ty.[the_ad id=”382″]
② Người theo chủ nghĩa hoàn mỹ
Ngay cả sát ngày ra mắt sản phẩm, anh ta cũng vẫn rất cẩn thận và tỉ mỉ nghiên cứu lại sản phẩm của mình, phân tích sản phẩm/dịch vụ đối thủ cạnh tranh, ngành hàng. Mục đích của anh ta chỉ là để hoàn thiện bản thân mình, để anh cảm nhận rằng bản thân không thua kém người khác.
Những người theo chủ nghĩa hoàn mỹ luôn biết bản thân cần làm gì, tuy nhiên anh ta lại quá lạc lõng trong thế giới hoàn hảo, vì vậy trong những thời điểm quyết định anh ta không thể đưa ra 1 lựa chọn phù hợp, nhanh chóng, thậm chí anh ta bỏ lỡ cơ hội.
Lời khuyên: Mọi kết quả của sự việc đều không thể hoàn mỹ, vì vậy những người cầu toàn rất ít khi có thể đạt được kết quả tốt nhất. Họ ảo tưởng rằng bản thân vượt trội hơn người khác, Boss cần tránh lựa chọn những người này là đối tác sáng lập công ty.
③ Bạn bè Đại học
Những người là bạn học đều có với nhau kỷ niệm đẹp, trên bàn nhậu và những cuộc cafe có thể bạn phát hiện ra gần đây họ có những tiến triển, và đưa ra 1 sáng kiến phát triển sự nghiệp mới, bạn khá đồng tình và được mời tham dự chung dự án.
Tuy nhiên hãy tránh xa những người này, bởi một ý tưởng léo sáng mà không được bảo đảm với những quá trình và kế hoạch làm nền tảng, sáng kiến ngay lập tức trở thành khoảng không hư vô, lời nói sẽ vẫn chỉ là lời nói. Nếu đi đến thực hiện, cả 2 thậm chí phải gánh chịu rủi ro vì những lời nói không chắc chắn.
Lời khuyên: Bạn nên kết giao và tận dụng các mối quan hệ bạn bè để hỗ trợ kinh doanh theo dự án ngắn hạn, nhưng để đi với nhau lâu dài bạn nên chọn những người khác chắc chắn hơn, có bản lĩnh vượt trội thực sự, và ít ra cũng không chỉ dừng lại ở lời nói bên ly cafe, cuộc nhậu.
>> 7 Nguyên tắc hùn vốn làm ăn để được lâu dài
④ Nhà phát minh, nhà sáng kiến
Những người làm sáng tạo và phát minh thường cho rằng sáng kiến họ nghĩ ra, có thể phát triển trở thành sản phẩm lớn lao, vỹ đại.
Họ có thể dành hàng giờ đồng hồ, để nói với với bạn(bạn là người có tiền đầu tư) về các đặc điểm công trình nghiên cứu, những công năng mà anh ta cho rằng đó là thành công, nhưng phần lớn những gì anh ta nói đều dựa theo trực giác và kịch bản phỏng đoán của mình, thay vì bằng chứng xác thực.
Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn chủ đề về 4 kiểu người hợp tác sáng lập dễ rủi ro nhất. Kỳ vọng, trong quá trình khởi nghiệp sắp tới nếu bạn gặp một trong 4 những người này, bạn có thể đánh giá khách quan hơn trước khi đến quyết định cùng nhau sáng lập công ty. Gặp lại bạn trong các chủ đề khác về định hướng và kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh. Câu hỏi và vấn đề liên quan, bạn comment trong phần bình luận.