Tỷ lệ khởi nghiệp thành công của một người chỉ rơi vào khoảng 3-5%, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những lý do để bạn có thể tránh trên con đường khởi nghiệp của mình. Và điều quan trọng hơn đó nâng cao tỷ lệ thành công của bạn.
Một người bạn của tôi có ý định mở xưởng sản xuất đồ chơi, đồ chuyên dùng cho trẻ em. Vốn đầu tư thì đã có , tôi hỏi cậu bạn của mình bao giờ dự tính bắt đầu, cậu nói “ 2 tháng nữa”. Vài tháng sau tôi hỏi “ Khởi nghiệp sao rồi”, cậu bạn bảo “ chả ra sao, vẫn chưa làm gì”.
Tôi có người bạn là phụ nữ, người này đặc biệt thích kinh doanh. Năm 2014 có hợp tác tham gia kinh doanh trong ngành điện dân dụng, vì vốn đầu tư lớn nên gọi thêm 2 người khác cùng làm. Kinh doanh vẫn cứ bình thường, nhưng 2 năm sau thì tan rã, đường ai nấy đi. Hỏi ra thì thấy người bạn bảo bất đồng quan điểm.
Một vài người khác tôi biết, họ bán hàng online, cũng có tổ chức nhiều hoạt động để thu hút sự quan tâm từ khách hàng, nhưng cũng chẳng hiệu quả. Lần lượt người này bán được thời gian thì lại thôi, đến lượt người khác cũng thế, chỉ hiếm lắm mới bắt gặp 1 người kinh doanh online tạm ổn.
Mỗi câu chuyện kinh doanh đều là một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có chung điểm đó là muốn mình trở thành một trong 3-5 người kia. Tuy nhiền khi nhìn lại các câu chuyện khởi nghiệp của những người bạn bè xung quanh mình, bạn có phát hiện ra những lý do khiến họ thất bại ?
>> 9 kinh nghiệm cho người kinh doanh nhỏ
Họ không có kế hoạch
Một số người cho rằng kinh doanh không cần có quy tắc, kiến thức, cứ làm thôi rồi sẽ thành công. Vì thế có rất nhiều người tốt nghiệp cấp 3 mà không muốn đi học đại học, thế là ở nhà mở tiệm kinh doanh, hoặc đi làm thuê 1-2 năm rồi cũng kinh doanh.
Kinh doanh trở thành lý do bất đắc dĩ khi họ không có gì để làm, nên họ mới kinh doanh, cứ thử đi biết đâu sẽ thành công. Đó là lý do vì sao cậu bạn thứ nhất dự định kinh doanh đồ chơi/đồ dùng trẻ em không thể làm kinh doanh, mỗi lần gặp tôi thì cậu ta đều nói rồi chia sẻ các thứ, nhưng lại không có 1 kế hoạch rõ ràng, và vì thế bị thất bại ngay tư bước đầu.
Không có năng lực
Nghiệp vụ kinh doanh khó hơn nhiều lần so với công việc của 1 bác sĩ trong bệnh viện. Là vì đối với những bệnh lý phổ thông thì nghiệp vụ của bác sĩ lặp đi lặp lại theo 1 tiêu chuẩn đã quy định, tuy nhiên người làm kinh doanh không được phép lặp đi lặp lại, thay vào đó là sự sáng tạo liên tục.
Người chưa có năng lực, chưa đủ khả năng nghiệp vụ dĩ nhiên không thể làm kinh doanh. Cố tình làm thất bại là điều dễ hiểu.
Không có tinh thần vững chắc
Để bước đến thành công, mỗi người thành công bắt buộc phải vượt qua tất cả chông gai, nếu một người kinh doanh dừng chân ở 1 trở ngại bất kỳ, vậy chắc chắn họ không thể tiến bước đến đài vinh quang. Tinh thần vững chắc không liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh, tuy nhiên nó đóng góp lớn vào động lực thúc đẩy con người hành động.
Làm việc không hiệu quả
Khi hiệu quả công việc của bạn không tích vực, đối thủ sẽ vượt mặt bạn và chiếm lĩnh thị trường kinh doanh. Đương nhiên bạn không có thị trường thì bạn sẽ thất bại.
Quan tâm đến sự ổn định mà không chú trọng sự bền vững
Phần lớn mọi người đều thích sự ổn định, tuy nhiên đối với người kinh doanh không được phép cầu mong sự ổn định, thay vào đó hãy làm việc cho sự bền vững. Bởi vì sự ổn định sẽ hạ gục những sáng tạo, các động thái đổi mới, khi thị trường thay đổi người kinh doanh lập tức bị thất bại.
Tuy nhiên một người kinh doanh tư duy theo lối bền vững, có thể nắm chắc các công việc doanh nghiệp cần thực hiện, nhằm mang đến sự phồn vinh cho công ty trong tương lai.
Sản phẩm/dịch vụ thiếu sức cạnh tranh
Thấy 1 người bán hàng Trung Quốc lãi cao, nên bạn nhập hàng Trung Quốc bán, người khác nhập hàng Trung Quốc, và nhiều người khác cũng sẽ nhập hàng Trung Quốc, thế nên tất cả mọi người đều bán hàng Trung Quốc giống nhau, vậy thất bại là đúng với quy luật thị trường.
Một sản phẩm tồn tại được nhờ vào giá trị mang lại cho khách hàng, người mua không có lý do nào để mua hàng của bạn khi mà giá trị sản phẩm của bạn cũng tương tự với đối thủ. Do vậy đặc điểm cạnh tranh của sản phẩm quan trọng tương đương sự tồn vong của doanh nghiệp.
Áp dụng các công cụ kinh doanh không phù hợp
Có chiến lược, có kế hoạch, có các công cụ kinh doanh, tuy nhiên lại không phù hợp với điều kiện thực tế cũng có thể khiến doanh nghiệp của bạn thất bại. Đối với những người Lương từng gặp thì có khoảng 60% người thất bại vì lý do này, đó là họ sử dụng những công cụ như Marketing, quy trình quản lý kinh doanh, phương thức chiếm lĩnh thị trường không phù hợp với nhu cầu khách hàng.
hay