Hầu như ai cũng muốn chính bản thân có thể tự làm chủ tài chính, tự lập nghiệp cho chính bản thân. Vậy lý do chính mà những mầm non này vẫn chỉ là hạt mầm là gì đây? Khó khăn lớn nhất của họ chính là vốn và các phương pháp. Chính phủ đã đang và sẽ hỗ trợ giải quyết những khó khăn này ra sao?
- 1, Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trong đó chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa và áp dụng chi phí ưu đãi khai thác cơ sở hạ tần sẵn có. Ưu tiên khu vực gần trường Đại Học, các tổ chức kinh tế tài chính. Hỗ trợ chi phí lắp đặt hạ tầng, công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo.
- 2, Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo.
Hỗ trợ kinh phí mua bản quyền chương trình đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, chuyển giap, hỗ trợ phổ biến quá trình khởi nghiệp, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp tại cơ sở giáo dục.
- Khuyến khích sử dụng quỹ của ccas cơ quan để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp.
Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- 4, Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp sạch.
Thứ nhất: Chính phủ quyết định hỗ trợ về vốn, các ngân hàng thương mại dành ít nhất 100.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất thấp.
Thứ hai: Về chính sách, chính phủ giao các bộ phải rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô.
Thứ ba: Chính phủ giao việc hướng dẫn công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm tài sản hình thành trên đất của dự án nông nghiệp công nghệ cao để doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo vay vốn ngân hàng.
Chính phủ xem xét sửa đổi chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Tích cực đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
- 5, Hỗ trợ trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công nghệ cao[the_ad id=”382″]
Bộ công thương đã phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cùng các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan trực tiếp triển khai nhiều chương trình, đề án nhằm phát triển, ứng dụng công nghệ một số ngành, lĩnh vực về công nghiệp và thương mại vào sản xuất nông nghiệp.
Bộ cũng chủ động phối hợp, đàm phán thành công nội dung liên quan đến mở cửa thị trường sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Theo đó các sản phẩm công nghệ cao nói riêng đã có thêm nhiều cơ hội để thâm nhập các thị trường xuất khẩu mục tiêu và tiềm năng đồng thời các doanh nghiệp và hộ nông dân có thêm thời gian nâng cao n ăng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
- 6, Cải thiện môi trường kinh doanh
Theo đánh giá của Phòng Thương Mại Công Nghiệp VN, đa số các địa phương đã có chương trình hành động thực hiện nhưng hầu hết lại giao Sở kế hoạc và đâu tư làm đấu mối thực hiện và thiếu sự phối hợp cùng các nghành khác.
Chính vì thế chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp quyết tâm đổi mới môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thúc đẩy phát triển kinh tế giai đoạn mới.
7, Hỗ trợ vốn, chính sách thuế
Chính sách tiền tệ chỉ cần điều chỉnh lãi suất ngân hàng bằng với các nước trong khu vực để doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng.
Hiện có 2 văn bản Ngân hàng Nhà nước vừa mới ban hành, có hiệu lực từ 15/3/2017 là Thông tư 39/TT-NHNN quy định về cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Thông tư 43/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mới về cho vay của các tổ chức tín dụng.
Theo thông tư các thủ tục cho vay đơn giản hơn, đảm bảo minh bạch trong cho vay và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Ngoài ra cũng khắc cũng các điểm bất cập của các văn bản trước đây như về mục đích vay vốn cụ thể hơn về những nhu cầu vốn không được cho vay, phí liên quan đến hoạt động cho vay, về thứ tự thu hồi nợ, thời điểm cơ cấu lại nợ và thời hạn chuyển nợ quá hạn…