Kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa tư nhân (thực chiến)

Kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa tư nhân (thực chiến)

Khởi nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những khó khăn và rủi ro nhất định.

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất nhiều và thường xuyên. Nhưng với số lượng nhu cầu khám chữa bệnh nhiều như vậy đã dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viên lớn, bệnh viện tỉnh hoặc thành phố. Chính vì vậy đã có rất nhiều phòng khám tư nhân được mở ra để giảm bớt tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn đó.

Có rất nhiều vị bác sĩ hoặc các nhà đầu tư quyết định tham gia đầu tư làm giàu vào lĩnh vực này. Đây là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người cho nên việc đầu tư kinh doanh sẽ có những ràng buộc nhất định về mặt Pháp Luật. Phương án kinh doanh phòng khám đa khoa gồm những gì? Kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa tư nhân là gì? Chúng ta hãy cũng bytuong.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài phân tích ngày hôm nay nhé!

Kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa tư nhân – Thủ tục mở phòng khám đa khoa, hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp lý theo quy định của Pháp luật.

Mở một phòng khám đa khoa tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ về khám chữa bệnh cho bệnh nhân, đây là lĩnh vực liên quan đến vấn đề sức khỏe và tính mạng con người. Nên nếu muốn đầu tư mở một phòng khám tư nhân thì việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là dành thời gian tìm hiểu về các quy định của Pháp luật đối với lĩnh vực này.

Có những cơ sở pháp lý chúng ta cần tham khảo có liên quan đến việc lập kế hoạch mở phòng khám đa khoa tư nhân như là:

+ Điều 24 mục I chương III của Thông tư 41/2011/ TT – Bộ Y tế quy định về các nội dung như: cơ sở vật chất phòng khám chữa bệnh; quy mô của phòng khám; chất lượng và nguồn gốc các thiết bị, máy móc y tế phục vụ cho khám chữa bệnh; Chất lượng đội ngũ cán bộ y bác sĩ làm việc tại phòng khám; phạm vi hoạt động…

+ Theo điều 39 mục II chương III của Thông tư 41/2011/ TT – Bộ Y tế quy định về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để mở phòng khám

+ Nghị định 109/2016/ NĐ – CP quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các y bác sĩ làm việc tại phòng khám.

Sau khi hoàn thành các giấy tờ và thủ tục liên quan đến chuyên ngành y, để có thể bắt đầu xây dựng và đi vào hoạt động, chúng ta cần cin thêm Giấy phép hoạt động kinh doanh.

Đây là điều kiện cần và là cơ sở để chúng ta có thể mở được một phòng khám đa khoa tư nhân. Nếu mọi vấn đề về pháp lý đã được giải quyết ổn thỏa chúng ta có thể an tâm hoạt động.

Và một diều nữa mà bạn cần phải nhớ đó chính là: phòng khám chỉ được gọi là phòng khám đa khoa khi có 2/4 phòng khám chuyên khoa về nội, ngoại, nhi và sản.

Xây dựng đội ngũ cán bộ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao

Y bác sĩ là những người sẽ trực tiếp khám chữa bệnh và giúp cho bệnh nhân cải thiện sức khỏe của mình. Liên quan đến y học trên cơ thể người đòi hỏi phải có những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định.

Đây cũng là một trong những quy định của Pháp luật về việc mở phòng khám đa khoa tư nhân mà chúng ta cần tuân thủ. Các y bác sĩ tại phòng khám phải có chứng chỉ, bằng cấp chứng minh đã được đào tạo kiến thức y học qua trường lớp; được cấp chứng chỉ hành nghề; Có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về lĩnh vực mình đảm nhận.

Thông thường, tại các phòng khám tư nhân đa số là các bác sĩ trẻ đã có kinh nghiệm vài năm hoặc mới ra trường. Đây cũng là một trong những điểm khó khăn đối với một phòng khám tư nhân mới thành lập. Vì nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy không được tin tưởng và không muốn khám chữa bệnh tại đây.

Nên việc xây dựng cho riêng mình một đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao, có tay nghề sẽ giúp tạo được lòng tin tốt nơi bệnh nhân, từ đó xây dựng được thương hiệu phòng khám hơn.

Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của các bệnh nhân

Một phòng khám đa khoa sẽ cần có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ để hỗ trợ cho các chuyên khoa khác nhau. Đây cũng là một trong những quy định và điều kiện của Nhà nước về việc được phép mở phòng khám đa khoa tư nhân hay không.

Tùy theo số vốn đầu tư mà quyết định diện tích của phòng khám là bao nhiêu. Nhưng nó phải đảm bảo đủ phòng khám bệnh cho từng chuyên khoa, phòng xét nghiệm, quầy lễ tân, nhà vệ sinh, phòng chụp X-quang…

Phòng khám nên trang trí tối giản, sử dụng tông màu ấm để khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất khi đến sử dụng các dịch vụ tại đây. Trước quầy lễ tân và phòng khám bệnh, phòng xét nghiệm nên để thêm ghế để bệnh nhân có thể ngồi trong khi chờ đợi.

Ngoài ra, nên xây dựng thêm hầm giữ xe hoặc phải có chổ giữ xe cho bệnh nhân đến khám tại đây.

>> Ở gần Bệnh viện nên kinh doanh gì đầu tư sinh lãi lớn

Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân – lựa chọn địa điểm đặt phòng khám

Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa tư nhân mà bạn cần lưu ý. Phòng khám nên đặt xa các bệnh viện lớn, gần khu đông dân cư, ngoài mặt tiền, nơi dễ nhìn thấy và không bị chắn tầm nhìn, giao thông thuận lợi.

Thường thì các phòng khám sẽ được đặt ở trung tâm thành phố nên chi phí thuê mặt bằng hoặc đầu tư mua mặt bằng sẽ cực kỳ đắt. Vì vậy, hãy cân nhắc về nội dung này thật kỹ lưỡng trong kế hoạch mở phòng khám của mình nhé!

Máy móc, dụng cụ – Tìm nhà cung cấp uy tín, chất lượng

Là vấn đề liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên máy móc, dụng cụ, thiết bị y tế,… phải đảm bảo chất lượng để hỗ trợ tốt trong công tác khám chữa bệnh của bệnh nhân.

Các loại máy thường cần trong phòng khám bệnh đa khoa như: máy siêu âm, máy xét nghiệm huyết học, máy chụp X –quang, máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm nước tiều, máy xét nghiệm máu, máy nội soi tiêu hóa, máy nội soi tai mũi họng, may đo nhịp tim, ghế nha khoa…

Tùy theo chuyên khoa mà phòng khám lựa chọn để mua những loại thiết bị, máy móc, dụng cụ hỗ trợ theo đúng chuyên môn. Cần tìm nhà cung cấp uy tín, chất lượng  và có thương hiệu trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Thường thì các dụng cụ, máy móc hay thiết bị trong ngành y sẽ được nhập từ nước ngoài về. Nên chi phí đầu tư cũng khá lớn.

Nguồn vốn cần để mở phòng khám đa khoa tư nhân là bao nhiêu?

Để mở một phòng khám đa khoa tư nhân thì cần bao nhiêu tiền?

Tùy theo quy mô, diện tích của phòng khám và chất lượng, xuất sứ của các trang thiết bị máy móc, chi phí nhân viên,… để biết được cần có kinh phí bao nhiêu cho đầu tư.

Với một phòng khám đa khoa tư nhân nhỏ, chi phí vốn tối thiểu cần có khoảng 1,3 tỷ đồng. Với phòng khám lớn hơn thì chi phí rơi vào khoảng 2,5 tỷ. Đây là một chi phí đầu tư lớn, nên hãy tính toán và cân nhắc thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện nhé!

Trả lời