Những mô hình và câu chuyện khởi nghiệp thất bại (học hỏi nhà doanh nghiệp thất bại)

Những mô hình và câu chuyện khởi nghiệp thất bại (học hỏi nhà doanh nghiệp thất bại)

Khởi nghiệp – thành công – thất bại luôn là những chủ đề được nhiều người quan tâm. Không phải chỉ có những mô hình khởi nghiệp nhỏ mới sợ thất bại hay có thể thất bại. Mà ngay cả những mô hình kinh doanh lớn, những thương hiệu vững mạnh thành công nhất cũng rơi vào sự thất bại và để lại cho những người theo sau nhiều bài học đắt giá.

Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ về những mô hình kinh doanh đã thất bại, những bài học đằng sau đó thông qua chủ đề bài viết Những mô hình và câu chuyện khởi nghiệp thất bại (học hỏi nhà doanh nghiệp thất bại). Mời các bạn cùng đón đọc.

Câu chuyện 1: Sự thất bại của gã khổng lồ nổi tiếng Nokia và bài học đằng sau nó.

Nhắc đến thương hiệu điện thoại Nokia gần như tất cả người dùng trên thế giới đều biết đến. Nokia đã từng là một thương hiệu điện thoại nổi tiếng nhất thế giới, có thời điểm chiếm lĩnh hơn 40% thị phần điện thoại của thế giới. Những tưởng gã khổng lồ này sẽ dẫn đầu thị trường nhưng không ngờ sự thất bại của thương hiệu điện thoại nổi tiếng Nokia đã để lại nhiều sự tò mò khi họ không nghĩ rằng một thương hiệu mạnh như vậy lại có thể thất bại.

Chúng ta sẽ cùng phân tích qua những nguyên nhân dẫn đến thất bại của thương hiệu điện thoại nổi tiếng Nokia.

+ Có thể nói, các chiến lược hay kế hoạch của Nokia đều chỉ tập trung mạnh vào mảng kinh doanh, bán điện thoại. Những nhà lãnh đạo chỉ tập trung vào việc làm sao xây dựng hệ thống bán điện thoại Nokia lớn mạnh nhất để bán được nhiều điện thoại nhất, tăng doanh thu. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều đặc biệt là các thương hiệu điện thoại Smartphone – điện thoại thông minh đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường nhiều hợn như Apple, Samsung,…

Khi các đối thủ đang tìm cách cả tiến sản phẩm, giới thiệu những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường thì Nokia chỉ tập trung vào việc làm sao bán được điện thoại. Từ đó khiến cho sản phẩm của mình không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tự làm yếu mình trước đối thủ và không còn lợi thế cạnh tranh. Đây là một  trong những yếu tố khiến điện thoại Nokia không còn được nhiều khách hàng chọn mua.

+ Mặc dù đã có nhiều chiến lược kinh doanh được đưa ra để cải thiện tình hình của công ty, như tạo ra các sản phẩm theo phân khúc khách hàng khác nhau. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ sử dụng một dòng điện thoại đặc trưng chỉ dành riêng cho khách hàng đó.

Chiến lược này thời gian đầu mang lại hiệu quả lớn khi được khách hàng đón nhận. Nhưng sau đó, Nokia lại vẫn tiếp tục quan tâm đến mảng kinh doanh điện thoại mà không tập trung đầu tư vào sự sáng tạo. Dẫn đến các sản phẩm điện thoại giữa các phân khúc gần như giống nhau, chẳng tạo ra sự khác biệt, khiến khách hàng nhàm chán.

+ Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Nokia thất bại đó chính là việc không thống nhất ý kiến giữa nội bộ công ty. Nhiều người cho rằng nên tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, cạnh tranh được với các đối thủ. Thì lại có những lãnh đạo không đồng ý, chỉ muốn tập trung vào phát triển phẩn cứng và kinh doanh. Từ đó không có được tiếng nói chung để đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Chính việc không cải tiến, nghiên cứu sản phẩm hay có ý tưởng mới, nên với việc sử dụng hệ điều hành Symbian có rất nhiều bất lợi so với những hệ điều hành như IOS hay Android. Khách hàng không thể tải những ứng dụng mà họ yêu thích do hệ điều hành này không tương thích. Vì thế, họ dần bỏ Nokia để sử dụng những doàng điện thoại mới có hệ điều hành hiện đại hơn như của Apple, Samsung.

Câu chuyện 2: Câu chuyện khởi nghiệp – thành công –  thất bại của Yahoo!

Nếu như bây giờ facebook là trang mạng xã hội nối tiếng được nhiều người sử dụng thì trước đây Yahoo! cũng đã từng có thời gian ở trên đỉnh cao như vậy.

Sự thất bại của Yahoo! phải kể đến đầu tiên đó là việc xem nhẹ mảng tìm kiếm. Trong khi khách hàng muốn tìm kiếm bất kỳ thông tin gì đều cần thông qua công cụ tìm kiếm để tìm. Chính vì suy nghĩ không cần thiết đẩy mạnh mảng tìm kiếm nên Yahoo! đã từ chối mua lại công cụ Google Search của Goole. Đây là nguyên nhân thất bại đầu tiên của thương hiệu này.

Tiếp theo đó là việc Ban lãnh đạo của Yahoo! không định hướng được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp mình. Nhắc đến yahoo!, nhiều người có thể nghĩ ngay đến đây là một công ty về công nghệ, là một mạng xã hội để kết nối mọi người, hay là một công ty về truyền thông? Ngay cả chính những nhân viên làm việc trong Yahoo! cũng không biết nên nhắc về công ty mình là một công ty như thế nào.

Việc xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng đối với một công ty, một doanh nghiệp. Nhưng chính vì việc không xác định được tầm nhìn, sứ mệnh của mình, không biết mình là ai cho nên Yahoo! đã không thể đề ra các chiến lược xây dựng thương hiệu của mình tốt lên được. Thậm chí, mỗi năm tầm nhìn, sứ mệnh của công ty luôn được thay đổi khiến mọi người không biết nên chọn đâu là tâm nhìn chính.

>> Đế chế Disney để lại cho đời 8 Bài học làm giàu lừng lẫy

Câu chuyện 3: Bài học từ mô hình kinh doanh của công ty cho thuê DVD lớn nhất Blockbuster

Blockbuster là một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ truyền hình, video game và cho thuê DVD tại Mỹ. Từ một công ty nắm thị phần lớn về cho thuê băng đĩa nhưng đến năm 2010 Blockbuster cũng đã chính thức chấm dứt thời kì hoàng kim của mình.

Nguyên nhân thất bại lớn nhất của công ty này đó chính là việc không chịu thích nghi theo những thay đổi của thị trường. Khi mà thời đại công nghệ 4.0, sự bùng nổ của internet giúp khách hàng tìm kiếm được những sản phẩm, dịch vụ của mình chỉ thông qua một chiếc máy tính hay internet thì Blockbuster vẫn trung thành với việc xây dựng các cửa hàng cho thuê DVD trực tiếp.

Khách hàng dần có xu hướng mua hàng online và trải nghiệm online hơn là việc đến cửa hàng. Trong khi Blockbuster không thể đáp ứng nhu cầu đó. Dần dần thị phần của Blockbuster bị rút bởi những startup, những đối thủ mạnh trước đó đáp ứng được nhu cầu xem online, chơi game online trực tuyến… của khách hàng.

Câu chuyện 4: Sự thất bại từ mô hình hoạt động của ngân hàng lớn tại Anh – Northern Rock

Northern Rock là một trong những ngân hàng lớn tại nước Anh, chuyên cho vay thế chấp nhà đất. Sự khủng hoảng từ ngân hàng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống các ngân hàng tài chính tại nước Anh. Northern Rock đã để lại bài học cho nhiều hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới phải rút kinh nghiệm.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, sai lầm lớn nhất của ngân hàng Northern Rock chính là việc cho người dân vay cầm cố nhiều gấp hạn mức cho phép, khoảng gấp 5 lần. Vì là cho vay thế chấp nhà đất nên tiền vay sẽ liên quan đến giá bất động sản. Mặc dù biết rằng thị trường bất động sản có nhiều bất ổn nhưng ngân hang Northern Rock vẫn tiếp tục cho vay.

Khi cho vay với hạn mức cao như vậy, tiền mặt trong ngân hàng không còn đủ để tiếp tục hoạt động. Thông tin ngân hàng thiếu hụt tiền mặt, cho vay vượt quá quy định lan rộng, dẫn đến rất nhiều khách hàng đã xếp hàng trước các hệ thống của ngân hàng Northern Rock để rút tiền ngay trong ngày.

Bài học chúng ta nhận được đó chính là việc quản lý hệ thống ngân hàng cần được giám sát chặt chẽ và có những quy định rõ ràng. Việc một ngân hàng xảy ra khủng hoảng có thể làm tê liệt hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của nước đó.

Trên đây là một số Những mô hình và câu chuyện khởi nghiệp thất bại (học hỏi nhà doanh nghiệp thất bại). Hy vọng với những chia sẻ trong bài phân tích này, các bạn đã có thể tự rút ra cho mình những bài học tốt nhất nhằm giúp việc kinh doanh, quản lý tài chính hiệu quả nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài phân tích này cùng mình.

Trả lời