Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là một chuyện lớn. Làm thế nào để nhận được sự khẳng định của người tiêu dùng ngay từ ngày đầu tiên khai trương? Làm thế nào để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng? Việc làm tốt các công tác chuẩn bị hết sức quan trọng.
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm làm thế nào để thành công? Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm hiện nay không những chi phí ngày càng cao. Mà cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt.
Do vậy, làm thế nào để kinh doanh tốt cửa hàng mỹ phẩm trở thành một câu hỏi khó. Dưới đây, là một số kinh nghiệm và các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm mà tôi tôi chia sẻ tới các bạn.
1, Những nhân tố lớn giúp mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công
(1), Ai sẽ trả tiền cho bạn? Khách hàng
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, cần phải nghiên cứu kỹ mức thu nhập của nhóm khách hàng xung quanh cửa hàng của bạn. Điều này sẽ quyết định tới kết cấu sản phẩm thương hiệu mà bạn sẽ lựa chọn.
Bạn cần phải làm rõ ai sẽ đối tượng mua hàng của bạn? Nếu mở cửa hàng kinh doanh trong khu công nghiệp thu nhập thấp mà lại nhập về những thương hiệu sản phẩm cao cấp. Như vậy chẳng phải là tự tìm đường chết sao? Muốn bán cũng không thể bán được.
(2), Mang lại cho khách hàng những lợi ích gì? Giá trị
Chúng ta cần phải biết được rằng tại sao khách hàng lại muốn mua mỹ phẩm? Lý do là bởi khách hàng muốn cải thiện một số vấn đề nào đó về da của họ.
Khi giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, chúng ta phải nắm rõ được hai điều: một là tính an toàn của sản phẩm. Hai là hiệu quả của sản phẩm.
Nếu khách hàng mua sản phẩm về dùng nhưng lại không có được hiệu quả như họ mong muốn. Lần sau chắc chắn họ sẽ không lựa chọn cửa hàng của bạn nữa. Bởi trên thế giới này vốn không có khách hàng trung thành.
(3), Làm thế nào để khách hàng đồng ý bỏ tiền túi? Marketing
Hiện nay các cửa hàng muốn khiến khách hàng mua cả bộ sản phẩm là điều hết sức khó khăn. Nhiều khi thấy nhân viên bán hàng tư vấn cả hàng tiếng đồng hồ mà khách hàng vẫn lạnh lùng không mua. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là thiếu sự tín nhiệm.
Chúng ta luôn tìm đủ mọi cách để giảm thiểu độ khó trong việc khiến khách hàng mua hàng và tăng thêm sự tín nhiệm của khách hàng. Phương pháp thường gặp đó là cải tiến trang trí mặt bằng cửa hàng, sắp xếp hàng hóa, trưng bày quảng cáo và đồng phục thống nhất cho nhân viên….
Thực ra những điều này cũng đều rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cảm giác thân thiện và kiến thức chuyên nghiệp mà chúng ta tạo ra cho khách hàng. Khiến khách hàng có cảm giác được an toàn.
(4), Làm thế nào để truyền tải giá trị tới khách hàng? Kênh bán hàng và phương pháp
Có những cửa hàng sẽ căn cứ trực tiếp trên việc bán sản phẩm. Có những cửa hàng bán sản phẩm lại kiếm tiền từ những dịch vụ chăm sóc sau đó. Phương pháp sinh tồn của mỗi cửa hàng hoàn toàn khác nhau. Do vậy, mỗi người kinh doanh phải tự tìm cho mình một phương pháp sinh tồn cơ bản nhất.
(5), Làm như thế nào? Nhiệm vụ chủ yếu
Trách nhiệm giữa chủ cửa hàng và nhân viên cửa hàng hoàn toàn khác nhau. Do vậy phân công công việc phải rõ ràng. Mỗi người phải nắm rõ vị trí công việc và trách nhiệm của mình là gì?
(6), Bạn thiếu gì? Nguồn tài nguyên
Nguồn tài nguyên mà hầu hết những người mới khởi nghiệp đều thiếu đó chính là kiến thức chuyên môn, tiền vốn và mối quan hệ xã giao. Bạn càng hiểu sâu về ngành nghề nào đó, bạn sẽ càng dễ dàng phát hiện ra điểm lợi nhuận của nó.
(7), Ai là người có thể giúp bạn? Đối tác hợp tác
Một cây làm chẳng nên non. Một người không thể làm được quá nhiều việc cùng lúc. Do vậy, khi mới khởi nghiệp có thể tìm kiếm người trợ giúp (bạn bè, người thân, người có cùng chí hướng với bạn…). Tuy nhiên, mọi thứ cần phải được tính toán rõ ràng, hợp tác mới có thể lâu dài được.
(8), Bạn có bao nhiêu cách để kiếm tiền? Dòng sản phẩm
Có thể căn cứ trên diện tích và vị trí cửa hàng để tăng thêm các dòng sản phẩm phù hợp. Ví dụ như sản phẩm thẩm mỹ, sản phẩm giặt rửa, sản phẩm vệ sinh cá nhân, đồ ăn vặt nhập khẩu, sản phẩm chăm sóc da nhập khẩu, các nội dung chăm sóc cá nhân…
(9), Bạn cần bỏ ra bao nhiêu chi phí mới có thể kiếm được tiền? Kết cấu chi phí
Phải tính toán rõ ràng tất cả các khoản chi phí trước khi mở cửa hàng: phí chuyển nhượng hoặc thuê mặt bằng cửa hàng, phí thương hiệu, tiền lương nhân viên, phí sửa sang, trang trí cửa hàng và các loại chi phí điện nước khác…
>> Tất cả về kinh doanh mỹ phẩm
2, Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, người kinh doanh phải xem xét rất nhiều mặt. Nhất là những người trẻ tự khởi nghiệp kinh doanh. Do thiếu kinh nghiệm và nguồn vốn hạn hẹp, nên việc làm thế nào để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm ít vốn được rất nhiều người quan tâm.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh lý tưởng, cộng thêm chiến lược marketing phù hợp và sự chuẩn bị đầy đủ sẽ là khởi đầu tốt đẹp để khai trương một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm mới.
(1), Xác định mô hình kinh doanh
Khuynh hướng phát triển về kênh bán hàng mỹ phẩm trong tương lai sẽ là cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, cửa hàng bách hóa và siêu thị quy mô lớn.
Bách hóa thương mại sẽ chủ yếu kinh doanh các dòng sản phẩm thương hiệu cao cấp. Thu hút nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao. Siêu thị phát triển theo hình thức lớn và đủ. Sản phẩm đa dạng, sáng tạo doanh thu bằng việc bán hàng.
Còn cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm muốn thành công phải đi theo con đường khác biệt hóa. Nhỏ và tinh tế. Ngoài kinh doanh các sản phẩm đặc trưng, còn sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thân thiết. Như vậy mới có thể có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
(2), Lựa chọn thương hiệu
Cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm thường sẽ lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thường sẽ có hệ số an toàn tương đối cao. Thương hiệu sẽ cung cấp sản phẩm cho cửa hàng, tiết kiệm nhiều chi phí trung gian.
(3), Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Sau khi đã lựa chọn xong thương hiệu, xác nhận được mô hình kinh doanh, kênh nhập hàng. Bước tiếp theo sẽ là lựa chọn địa điểm kinh doanh. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng. Bởi nó quyết định tới 60% thành công cửa hàng.
Nên lựa chọn những khu phố thương mại sầm uất, khu phố thời trang mà chị em phụ nữ thường xuyên dạo qua hoặc mua sắm. Hoặc các khu văn phòng làm việc cao cấp, xung quanh khu trung tâm thương mại…
3, Tám cạm bẫy dễ mắc phải khi lựa chọn địa điểm kinh doanh mỹ phẩm
Một là, cẩn trọng khi lựa chọn những mặt bằng cửa hàng không bằng phẳng với mặt đường. Mặt bằng nhấp nhô, không bằng phẳng dễ ảnh hưởng tới lượng khách hàng tới cửa hàng.
Hai là, cẩn trọng khi lựa chọn những mặt bằng cửa hàng ở trên dốc. Dốc nghiêng dễ ảnh hưởng tới việc đỗ xe, gây bất tiện cho khách hàng khi muốn vào cửa hàng.
Ba là, cẩn trọng lựa chọn với những địa điểm gần đường xe nhanh. Không thể qua đường, ảnh hưởng tới việc di chuyển và đi lại của khách hàng.
Bốn là, thận trọng khi lựa chọn những khu vực ít người sinh sống. Dân số ít, tốc độ tăng trưởng chậm, sẽ không có được nguồn khách hàng cố định và ổn định.
Năm là, thận trọng khi lựa chọn những địa điểm cửa hàng có chướng ngại vật ở phía trước. Ví dụ như cây cối, công trình xây dựng… đều sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn, từ đó ảnh hưởng tới lưu lượng khách.
Sáu là, nên thận trọng khi lựa chọn những cửa hàng có diện tích hạn hẹp. Bởi những cửa hàng nhỏ hẹp thường không dễ được khách hàng để mắt tới.
Bảy là, những nơi có người đi bộ qua lại nhiều cũng nên thận trọng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh. Với đây là những cung đường mà mọi người không có thói quen lượn phố, mua sắm.
Tám là, nên thận trọng khi lựa chọn những địa điểm kinh doanh có ánh sáng âm u. Không gian u tối dễ ảnh hưởng tới nhã hứng mua sắm của khách hàng. Đồng thời những nơi u tối ảm đạm, đồng nghĩa với việc đó là những khu vực không sầm uất, nhộn nhịp.
4, Những điều tối kỵ khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
Một là, vào nghề kinh doanh một cách mù quáng.
Hai là, thiếu tinh thần kính nghề.
Ba là, không hiểu biết về quảng bá thương hiệu.
Bốn là, không nắm rõ kỹ năng bán hàng.
Năm là, không quan tâm tới lợi ích người tiêu dùng.
Sáu là, không biết cách dùng người.