Các bước và quy trình khởi nghiệp để thành công

Các bước và quy trình khởi nghiệp để thành công

Thời gian qua, khởi nghiệp là từ khóa được chúng ta nhắc đến thường xuyên và nhiều nhất. Nhưng có mấy ai biết khởi nghiệp là gì và các bước để bắt đầu khởi nghiệp thành công như thế nào. Vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn, bytuong.com xin chia sẻ với các bạn một số bước và quy trình khởi nghiệp thành công trong bài viết này.

Bước 1: Suy nghĩ, lên ý tưởng

Để có thể đi đến quyết định khởi nghiệp, đầu tiên chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ về việc bản thân có thật sự muốn và quyết tâm khởi nghiệp hay không. Có nhiều người vì thấy bạn bè mình khởi nghiệp thành công, kiếm được nhiều tiền nên nghĩ rằng: “Mọi chuyện đơn giản, mình cũng muốn khởi nghiệp làm giàu” . Đơn giản nhiều khi suy nghĩ khởi nghiệp chỉ xuất phát từ việc mong muốn được giàu có và thành công như bạn bè chứ không phải xuất phát từ đam mê, sự yêu thích và lòng quyết tâm.

Nếu sau khi bạn đã xác định được mục đích ban đầu của bản thân để đi đến quyết định khởi nghiệp thì tiếp theo – một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, độc đáo là điều không thể bỏ qua. Dựa vào đam mê, kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm bạn hãy lên một ý tưởng kinh doanh cho riêng mình với mục tiêu hướng đến là thỏa mãn nhu cầu khách hàng hiện tại và tương lai.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và đánh giá tiềm năng của ý tưởng

Có ý tưởng rồi, tiếp theo chúng ta cần làm gì? Dành thời gian nghiên cứu thị trường để biết nắm được xu hướng và nhu cầu khách hàng hiện nay là như thế nào. Có đối thủ nào cũng có cùng ý tưởng với bạn hay không? Lợi thế ý tưởng của bạn so với các sản phẩm hiện trên thị trường như thế nào? Với ý tưởng này thì nên bắt đầu từ đâu?

Nghiên cứu thị trường là một bước rất quan trọng để chúng ta có thể biết được mức độ ứng dụng thực tế và tính khả thi của sản phẩm mà mình muốn tạo ra. Ví du như bạn thích thiết kế thời trang, bạn tạo ra rất nhiều mẫu thiết kế trang phục độc đáo, gây sự chú ý cho tất cả mọi người. Nhưng khi đưa ra thị trường, tính ứng dụng thực tế của nó không có. Khách hàng mua sản phẩm của bạn và không biết nên mặc đi đâu, mặc vào dịp nào. Và kết luận rằng: nó chỉ phù hợp để nhìn chứ không phải để mặc. Do vậy, sau khi đã có ý tưởng, hãy dành thời gian nghiên cứu thêm và đánh giá tiềm năng, tính ứng dụng của nó đối với nhu cầu của khách hàng. Để từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Bước 3: Viết ý tưởng ra giấy, lên kế hoạch

Một lời nhắc nhỏ dành cho bạn đó là đừng bao giờ chỉ để ý tưởng trong đầu và suy nghĩ. Hãy viết nó ngay ra giấy khi bạn chợt nghĩ ra. Viết ra giấy sẽ giúp chúng ta dễ hình dung và suy nghĩ những vấn đề khác có liên quan dễ dàng hơn.

Lên một kế hoạch cơ bản cho ý tưởng của bạn, về: đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu, cơ hội thách thức, điểm mạnh điểm yếu, đối thủ cạnh tranh, vấn đề chi phí, những điều còn thiếu xót, vấn đề nhân sự, cách triển khai thực hiện như thế nào, Marketing, các biện pháp dự phòng rủi ro… Nghe có vẻ nhiều, mình liệt kê những ý này ra không phải để bạn phải làm một bản kế hoạch dày cộm, đầy đủ chi tiết hoàn hảo. Mà mình muốn gợi ý để bạn có thể dựa vào đây phác thảo ra những nội dung chính để chúng ta có thể biết được các bước và những gì cần chuẩn bị cho ý tưởng kinh doanh này.

Bước 4: Lựa chọn khởi nghiệp một mình hay tìm bạn đồng hành

Đây cũng là một vấn đề đau đầu mà nhiều người phải đắn đo suy nghĩ.

Chúng ta đều biết, tiền là một thứ rất nhạy cảm. Mọi mối quan hệ có thể rạn nứt chỉ vì tiền. Do vậy, nếu kinh doanh chung mà xảy ra xích mích, bất đồng quan điểm hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của nhau sẽ dẫn đến tranh chấp và đổ vỡ. Nhưng chúng ta cũng được nghe một câu nói rất hay:”Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau” Đối với kinh doanh, chắc hẳn chúng ta đều lựa chọn muốn đi xa và bền chặt. Vậy làm sao đây? Khởi nghiệp một mình hay tìm bạn đồng hành đều có những mặt lợi và khó khăn của nó. Hãy thử cân nhắc với ý tưởng và những gì bạn có ở thời điểm hiện tại để đưa ra cho bản thân một quyết định đúng nhé!

Bước 5: Huy động vốn, tìm vốn ở đâu?

Nếu bạn đã tiết kiệm được một số vốn đủ để kinh doanh thì quá tốt rồi. Nhưng nếu chỉ mới có ý tưởng còn chưa có gì thì sao bây giờ? Chỉ có một cách đó chính là huy động vốn hoặc đi vay mượn.

Nếu bạn tự tin rằng ý tưởng của mình độc đáo, hấp dẫn và sẽ thành công trong tương lai, thì hãy chuẩn bị một bản kế hoạch phân tích và chứng minh được tiềm năng của ý tưởng này. Sau đó, tìm đến các nhà đầu tư lớn để xin phép được trình bày và kêu gọi đầu tư vốn. Một cách nữa bạn có thể thực hiện đó là huy động vốn từ những người tham gia khởi nghiệp cùng. Mỗi người cùng góp vốn và bắt đầu kinh doanh. Ngoài ra, nếu những cách trên đều không được và bạn vẫn muốn khởi nghiệp, với điều kiện ý tưởng khả thi nhé, thì hãy đi vay mượn gia đình, bạn bè hoặc người thân để có thể thực hiện nó. Và cũng tương tự như việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn, bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ hoặc lời nói có thể chứng minh và thuyết phục mọi người đồng ý cho vay.

Vốn để khởi nghiệp không chỉ là tiền không. Mà nó còn bao gồm: kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, con người, cơ sở vật chất. Nên đừng chỉ mãi lo đến tiền vốn mà bỏ quên những thứ khác nhé!

>> Những người khởi nghiệp thành công ở Việt Nam

Bước 6: Thực hiện hóa ý tưởng

Khi mọi thứ đã ổn định và bạn đã có đầy đủ mọi thứ để bắt đầu phát triển ý tưởng của mình thì hãy bắt tay vào hiện thực hóa nó.

Dựa vào kế hoạch đã đề ra trước đó, những công việc và kế hoạch phân chia của mỗi người để bắt đầu từng bước khởi nghiệp. Đây là bước quan trọng quyết định sản phẩm, dịch vụ của bạn có ra đời để được khách hàng biết đến hay không. Do đó, hãy làm thật cẩn thận và chuẩn bị kỹ. Một lời khuyên dành cho bạn ở bước thứ 6 này đó là không nên vội vàng. Hãy nhớ: Chậm mà chắc!

Bước 7: Đề ra các biện pháp, chính sách Marketing để thu hút khách hàng, tạo dựng nhóm khách hàng trung thành và tiềm năng

Khi ý tưởng đã được hiện thực hóa, sản phẩm đã ra đời. Bước tiếp theo là làm sao để khách hàng biết đến nó và muốn sử dụng nó. Đây chính là lúc chúng ta cần sử dụng đến các công cụ Marketing để tạo sự thu hút và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Những biện pháp Marketing mà chúng ta có thể áp dụng như:

+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua kênh truyền thông đại chúng, mạng xã hội, báo đài, áp phích, tờ rơi

+ Tham gia các hội chợ, triễn lãm chuyên ngành, hội trợ xúc tiến thương mại để trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn.

+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, dùng thử

+ Một trong những công cụ quảng cáo hiệu quả và hiện đang được nhiều thương hiệu nổi tiếng khai thác đó chính là  Viral video. Đây là kênh giới thiệu sản phẩm giúp tạo sự gần gũi, thân thiện. sản phẩm không bị giới thiệu một cách lộ liễu gây phản cảm cho người xem.

+ Tạo điểm nhấn, thu hút bằng những hoạt động có tác động đến xã hội hoặc theo hot tren trên mạng xã hội để gây sự chú ý như chế các câu nói liên quan đến sản phẩm theo những câu nói viral trên mạng xã hội.

Bước 8: Kiên trì, không bỏ cuộc

Khi đã thực hiện được ý tưởng rồi, xây dựng , phát triển và duy trì nó tốt hơn chính là công việc quan trọng mà người khởi nghiệp cần đăc biệt quan tâm. Thời gian đầu có thể còn nhiều khó khăn, nhưng đừng vì thế bỏ cuộc. Tất cả chỉ mới bắt đầu nên hãy cố gắng và đừng chủ quan nhé! Hy vọng bạn sẽ có một ý tưởng khởi nghiệp thành công trong năm 2019 này.

 

Trả lời