Nhiều năm gần đây, kinh doanh chuỗi nhượng quyền không ngừng phát triển mạnh. Tạo ra không ít bá chủ chuỗi nhượng quyền. Nhưng cũng không ít hệ thống nhượng quyền đến nhanh mà ra đi cũng nhanh. Vẻ vang một thời rồi đột nhiên vụt tắt hoặc bặt vô âm tín.
Nhưng có những chuỗi nhượng quyền không ngừng phát triển. Sừng sững không gì có thể lật đổ được. Vậy nhân tố thành bại là do đâu? Kinh doanh chuỗi nhượng quyền như thế nào để có được hiệu quả cao?
Trong vòng 10 ngày chuẩn bị trước khi tham gia chuỗi cửa hàng nhượng quyền thành công. Phải luôn giữ được đầu óc tỉnh táo. Xác định rõ ràng hình thái tổ chức (dự kiến bao nhiêu người), tên tổ chức (tên cửa hàng), số lượng cổ đông, nội dung kinh doanh và vốn kinh doanh.
Khởi nghiệp, mở cửa hàng, làm ông chủ luôn là ước mơ của nhiều người. Nhất là những người đã quá chán ghét cảnh làm thuê sáng 8 giờ đi làm, chiều 5 giờ tan ca. Họ càng khát vọng có được sự nghiệp riêng của mình hơn.
Bởi vậy, mở một cửa hàng nhỏ, làm một ông chủ nhỏ trở thành khát khao cháy bỏng trong trái tim của những người có ý khởi nghiệp.
Mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền ngày càng thịnh hành. Rất nhiều ông chủ sau khi đã mở đến 2, 3 cửa hàng kinh doanh phát đạt. Liền có không ít người khởi nghiệp chủ động tìm đến xin nhượng quyền kinh doanh.
Đồng ý nhượng quyền kinh doanh vừa giúp mở rộng thương hiệu, vừa lại được thu phí nhượng quyền. Vậy thì tại sao lại không làm chứ? Nhưng có thể thành công hay không lại là con số chưa thể biết trước. Vậy làm thế nào để kinh doanh chuỗi nhượng quyền hiệu quả cao?
1, Thao tác cửa hàng đơn giản hóa
Khái niệm cơ bản về nhượng quyền đó là truyền thụ thương hiệu và bí quyết. Người tham gia nhượng quyền do không hiểu kỹ thuật kỹ doanh nên mới muốn kinh doanh nhượng quyền.
Nói một cách đơn giản khác đó là giúp người ngoại ngành nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và bí quyết kinh doanh trong thời gian đào tạo ngắn. Muốn khiến người ngoại ngành nhanh chóng thành thạo trong thời gian ngắn, kỹ thuật thao tác cửa hàng bắt buộc phải đơn giản hóa.
Giống như cửa hàng tiện lợi, sở dĩ có thể triển khai với số lượng cửa hàng lớn là do thao tác đơn giản. Nhân viên cửa hàng chỉ cần biết sử dụng máy thu ngân, trả lại tiền, nhập hàng, sắp xếp hàng hóa lên giá để hàng là được. Thao tác vô cùng đơn giản, nhân viên mới dễ dàng nắm bắt thành thạo trong thời gian ngắn.
2, Sản phẩm phải là những sản phẩm tiêu dùng đại chúng
Rất nhiều người cho rằng, mở cửa hàng muốn kinh doanh tốt, sản phẩm phải hết sức độc đáo. Phải đặc biệt và khác người. Quan niệm này không hề sai. Nhưng tiền đề là nó chỉ phù hợp với số lượng cửa hàng trong một quy mô nhất định.
Một khi không ngừng nhân bản, triển khai cửa hàng số lượng lớn. Sản phẩm kinh doanh sẽ không thể chỉ nhấn mạnh tính độc đáo theo phân khúc thị trường. mà phải thay đổi theo hướng tiêu dùng đại chúng hóa.
Số lượng cửa hàng phải đạt quy mô kinh tế. Bởi một khi mở rộng nhượng quyền phải đạt đến quy mô kinh tế của chuỗi cửa hàng. Tức phải có số lượng cửa hàng nhượng quyền đủ nhiều. Hơn nữa, chi phí nhượng quyền của tổng bộ đối với các cửa hàng không được quá cao. Do vậy, cửa hàng nhượng quyền nhất định phải đủ nhiều.
Lấy ví dụ một cửa hàng đồ ăn chay của Nhật. Đây là một điển hình của phân khúc thị trường. Cửa hàng đồ ăn Nhật vốn đã có sự hạn chế về tầng lớp khách hàng. Đối tượng tiêu dùng không đủ rộng. Cộng thêm lại là đồ ăn chay nên số lượng khách hàng sẽ càng ít hơn.
Thế nhưng, một khi mở rộng nhượng quyền, chuỗi cửa hàng nhượng quyền càng mở cách nhiều. Có thể lên tới 30 cửa hàng. Phạm vi kinh doanh của mỗi cửa hàng ắt sẽ bị thu hẹp. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cũng sẽ ít đi.
Số lượng người cạnh tranh tăng lên, nhưng thị trường tiêu dùng tổng thể liệu có tăng trưởng theo số lượng cửa hàng không? Nếu như không, miếng bánh ngọt mà mỗi chi nhánh cửa hàng có được sẽ ngày càng bé. Doanh số ngày càng giảm.
Thực ra marketing cửa hàng và marketing sản phẩm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng rất nhiều người thường mang khái niệm marketing sản phẩm đánh đồng với marketing cửa hàng. Dẫn đến sự thất bại của chuỗi cửa hàng.
Về marketing sản phẩm, phải nhấn mạnh đặc sắc và tính độc đáo của sản phẩm. Trước hết phải xem xét nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm thuộc tầng lớp nào. Tức là nhấn mạnh khái niệm phân khúc thị trường. Ngoài ra marketing sản phẩm không chịu sự hạn chế bởi phạm vi kinh doanh.
Nhưng marketing cửa hàng do mở cửa hàng kinh doanh nên chịu sự hạn chế bởi phạm vi kinh doanh. Đối tượng tiêu dùng của cửa hàng không thể giống như sản phẩm không chịu sự hạn chế bở khu vực. Nhóm tiêu dùng của chuỗi cửa hàng chỉ có thể nhằm vào những người xung quanh cửa hàng.
Bởi vậy, đối với những cửa hàng có tính độc đáo quá lớn sẽ không thích hợp để mở quá nhiều cửa hàng. Nếu muốn mở nhiều cửa hàng, đối tượng tiêu dùng nhất định phải theo thị trường đại chúng. Sản phẩm phải hết sức phổ cập.
>> Kinh nghiệm mở thẩm mỹ viện, kinh doanh thẩm mỹ (nhượng quyền)
3, Muốn phù hợp với vùng kinh doanh phải phổ cập hóa
Việc lựa chọn địa điểm khi mở cửa hàng kinh doanh là điều hết sức quan trọng. 3 nhân tố quan trọng để mở cửa hàng thành công đó là địa điểm, địa điểm và địa điểm. Nếu cửa hàng quá khắt khe khi sàng lọc các điều kiện. Sẽ đồng nghĩa với việc không mở được nhiều cửa hàng cho chuỗi.
Lựa chọn đúng, chuẩn địa chỉ kinh doanh tức là đã thành công đến một nửa. Bởi khái niệm cơ bản của chuỗi cửa hàng đó là mở rộng không gian thương hiệu. Bất kể thuộc tính kinh doanh là gì, chỉ cần ở nơi đông người, nhu cầu mua bán sẽ nhiều. Số lượng cửa hàng tự nhiên cũng sẽ nhiều.
Ngược lại, nếu yêu cầu về điều kiện tương đối khắt khe. Sẽ khó lòng tìm thấy những khu kinh doanh phù hợp. Số lượng cửa hàng tự nhiên sẽ không được nhiều.
4, Kênh thương hiệu phải mạnh hơn sản phẩm thương hiệu
Thương hiệu được chia thành kênh thương hiệu và sản phẩm thương hiệu. Kênh thương hiệu tức là bảng hiệu treo bên ngoài cửa hàng. Cũng chính là dấu mốc phục vụ của cửa hàng. Do vậy phải xây dựng sức hút kênh thương hiệu.
Lý do rất đơn giản, bởi hầu hết mọi sản phẩm đều đã có sức hút thương hiệu quá lớn. Người tiêu dùng khi mua sắm thường có yêu cầu quá cao đối với mức độ nổi tiếng của sản phẩm. Trong khi đó tầm quan trọng đối với kênh thương hiệu lại tương đối thấp.
Giống như rất nhiều chủ doanh nghiệp thích mua xe Mercedes-Benz. Họ thường chỉ quan tâm tới ký hiệu Mercedes-Benz. Mà không quan tâm nhiều tới việc mua ở đâu.
Khi sức hút sản phẩm quá cao, sức hút kênh thương hiệu sẽ tương đối thấp. Sức hút chuỗi thương hiệu sẽ không thể xây dựng được. Ngược lại nếu muốn xây dựng sức hút chuỗi thương hiệu, sức hút sản phẩm tự nhiên sẽ không thể quá lớn.
Chuỗi nhượng quyền phải xây dựng kênh thương hiệu chứ không phải sản phẩm thương hiệu. Chỉ khi gây dựng được tấm biển chữ vàng cho chuỗi thương hiệu. Cửa hàng nhượng quyền sẽ mới ngoan ngoãn đi theo sự chỉ đạo của tấm biển vàng đó mà không dám tách rời.
Bởi một khi đã xác lập được sức hút của kênh thương hiệu, cửa hàng nhượng quyền mặc dù có sản phẩm tương đồng nhưng nếu đổi bảng hiệu sẽ không được người tiêu dùng tiếp nhận. Doanh số tự nhiên sẽ sụt giảm. Đó mới là sức hút của chuỗi nhượng quyền.
Kinh doanh chuỗi nhượng quyền, nói là mới nhưng không hề mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, kinh doanh chuỗi nhượng quyền đang dần trở thành một xu thế. Dù thế nào đi chăng nữa, muốn kinh doanh tốt và hiệu quả chỉ có một con đường duy nhất đó là không ngừng thử, trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm.