Trong nhiều năm trở lại đây, xu hướng chuộng hàng ngoại hơn hàng nội vẫn luôn tồn tại. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước và Nhà nước đã có nhiều chính sách và chương trình để kích thích việc tiêu dùng những sản phẩm nội địa nhưng nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập vẫn không hề giảm. Đây chính là mảnh đất tiềm năng mà nhiều người lựa chọn để đầu tư kinh doanh, bằng việc nhập hàng ngoại về bán trong nước.
Khi chúng ta vào các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và nhìn thấy có rất nhiều sản phẩm ngoại nhập là điều không còn xa lạ. Có rất nhiều mặt hàng, lĩnh vực được nhập từ nước ngoài về kinh doanh tại thị trường Việt Nam như thực phẩm, mỹ phẩm, dầu nhớt, ô tô, phụ kiện lắp ráp cơ khí,… Việc kinh doanh hàng ngoại nhập đòi hỏi người kinh doanh phải đầu tư một số vốn khá lớn và hoàn thành các thủ tục giấy tờ hợp pháp thì mới được phép kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề kinh doanh, buôn bán hàng ngoại nhập và những giấy tờ cần có để bán hàng nhập khẩu là gì? Hãy cùng bytuong.com tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!
Giấy tờ đầu tiên cần quan tâm đó là giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đó.
Để có thể kinh doanh, buôn bán hàng nhập khẩu chúng ta cần có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng, sản phẩm đó.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu bao gồm:
+ Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu: chúng ta cần tìm hiểu xem những yêu cầu và nội dung cần chuẩn bị để làm hồ sơ gồm những gì, loại hình doanh nghiệp phù hợp; các điều kiện để thành lập; hồ sơ cần đảm bảo những giấy tờ gì,….
+ Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu: chúng ta sẽ nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Theo dõi và nhận hồ sơ kết quả: sau khi nộp hồ sơ, chúng ta sẽ chờ kết quả từ cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ bị trả về và có kèm theo văn bản nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ. Khi hoàn chỉnh hồ sơ và nộp lên lại cơ quan đăng ký, sau 3 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, chúng ta sẽ được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh nhập khẩu: chúng ta cần thông báo công khai trên cổng thông tin Quốc gia theo trình tự và thủ tục có trả phí. Đăng ký khia thuế, và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của mình
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Để có thể thuận lợi kinh doanh, chúng ta cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để chứng minh nguồn gốc của hàng hóa đến từ đâu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Các hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu
Hóa đơn chứng từ và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp chúng ta chứng minh rằng mình không buôn bán hàng lậu và mọi hàng hóa đều được nhập về kinh doanh một cách hợp pháp.
Các thông tin, quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường được quy định trong Thông tư Liên Tịch số 64 do Liên Bộ Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015.
Chúng ta cần nắm rõ các quy định được ban hành trong Thông tư Liên tịch để có thể xác định các loại giấy tờ, hóa đơn, chứng từ đi kèm trong từng trường hợp, xác định hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ và những quy định cần nắm rõ khác.
>> Muốn mở công ty nhập khẩu hoa hồng Ecuador
Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho mặt hàng, sản phẩm kinh doanh
Giấy chứng nhận lưu hành tự do, hay còn được gọi tắt là CFS là một trong những giấy tờ đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh xuất – nhập khẩu. Nó chính là giấy phép thông hành cho phéo sản phẩm của cơ sở sản xuất hay cơ sở kinh doanh có thể tiến ra thị trường một cách thuận lợi và tự do mà không bị rào cản nào. Ngoài ra, CFS còn là công cụ để khi hàng hóa được nhập vào một quốc gia, họ có thể kiểm tra và đánh giá được chất lượng của sản phẩm đó. CFS giúp gia tăng độ tin cậy, tạo lòng tin nơi khách hàng và là giấy tờ pháp lý quan trọng để chúng ta có xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sau này.
Để có thể xin được giấy chứng nhận lưu hành tự do, chúng ta cần:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
+ Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký tên và con dấu
+ Danh mục các cơ sở sản xuất nếu có
+ Giấy ủy quyền cho người sẽ đại diện thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở, đơn vị sản xuất.
+ Giấy tiếp nhận công bố hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và hồ sơ công bố cho từng sản phẩm muốn xuất khẩu hoặc kinh doanh.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do có thời hạn sử dụng 2 năm. Sau 2 năm chúng ta phải làm thủ tục để đề nghị cấp lại giấy chứng nhận lưu thông mới
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm mà chúng ta kinh doanh
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa kinh doanh viết tắt là C/Q (Certificate of Quality) là loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Để có thể bắt đầu kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về, chúng ta cần xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa để công bố ra thị trường chất lượng sản phẩm của mình là đảm bảo an toàn và đúng theo suy định. Đây là thủ tục bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện để có thể kinh doanh.
Khi đã có giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, chúng ta có thể chứng minh được hàng hóa của mình đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn được công bố. Đồng thời, việc chứng minh hàng hóa đảm bảo chất lượng giúp chúng ta tạo dựng được niềm tin với khách hàng hơn, từ đó thu hút và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh.
Thị trường hàng nhập khẩu là một mảnh đất để chúng ta có thể khai thác, đầu tư kinh doanh. Nhưng kinh doanh, buôn bán các mặt hàng, sản phẩm nhập khẩu không phải là đơn giản. Có rất nhiều thủ tục, giấy tờ chúng ta cần lưu ý và chuẩn bị đầy đủ để có thể thuận lợi vận chuyển hàng hóa về nước và lưu thông trên thị trường một cách tự do và hợp pháp, đúng với các quy định của Nhà nước. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh, buôn bán một sản phẩm nhập khẩu, hãy thử tham khảo một số thông tin trong bài viết này để chuẩn bị cho mình những loại giấy tờ cần thiết nhất nhé!. Hy vọng những chia sẻ trên thật sự có ích với bạn.