Khởi nghiệp là mất mát, bạn chắc chắn mất đi nhiều thứ trong đời. Làm thế nào để giảm thiểu những tổn hại đến cuộc sống trên hành trình khởi nghiệp ?
Tôi đã từng chứng kiến sự thăng trầm của rất nhiều công ty và doanh nghiệp. 90% các công ty khởi nghiệp dù có thành công hay không thì sớm hay muộn cũng sẽ phải trải qua thung lũng đau thương dài dặc. Tất cả những thứ gì không thể khiến bạn chết đi, cuối cùng sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Điều duy nhất mà bạn cần phải làm đó là tĩnh tâm và suy nghĩ để tìm ra cội nguồn vấn đề, rồi tìm ra phương pháp để giúp bạn điều chỉnh đường đi giúp bạn tiến gần tới mục tiêu hơn. Kiên trì là một đức tính tốt đẹp, trải qua càng nhiều khó khăn bạn sẽ càng thấy rõ hơn ý nghĩa của việc kiên trì đối với tương lai, những người thực sự kiên trì sẽ được đền đáp, đơn giản chỉ là việc kiên trì đọc hết bài viết này thôi, nó sẽ mang lại cho bạn nhiều gợi ý hay và kinh nghiệm quý báu.
Làm thế nào để vượt qua “thung lũng đau thương”?
Từ kinh nghiệm cá nhân và một số những người đã từng đi qua thung lũng đau khổ tôi tổng kết lại thành một số lời khuyên dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng “thung lũng đau thương” ở đây vừa là trên cơ sở tình cảm, vừa là trên cơ sở phân tích.
1, Giải quyết các vấn đề về cảm xúc
Chúng ta hãy bắt đầu từ thung lũng cảm xúc, đầu tiên bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau:
Giành được mục tiêu sản phẩm/thị trường phù hợp là điều vô cùng khó khăn
Dù bạn nghĩ rằng mình là người duy nhất thất bại nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải trải qua giai đoạn này và không phải bất cứ cá nhân hay công ty khởi nghiệp nào cũng có thể sống sót được.
Người khởi nghiệp thất bại luôn tự đổ lỗi cho mình, không sao cả, điều này vốn rất khó khăn, tất cả các quá trình khởi nghiệp đều phải bắt đầu từ sự thất bại, điều mà bạn cần phải làm đó là dự kiến mình sẽ phải đối mặt với những thung lũng như vậy bởi nó rất khó tránh khỏi hoặc đi vòng qua được.
Bỏ cuộc, bắt đầu lại hay thực hiện một sự thay đổi lớn nào đó và thậm chí là áp dụng cả tá những biện pháp né tránh cũng khó lòng đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp phải những nỗi đau này, nó có thể chậm lại chứ không thể tránh được. Do vậy, thay bằng việc tìm đủ mọi cách để né tránh những vấn đề không thể né tránh này thì thà rằng tìm cách để khắc phục nó còn hơn.
Dự kiến bạn và người đồng sáng lập nảy sinh mâu thuẫn
Khi mọi việc thuận buồm xuôi gió, người đồng sáng lập sẽ luôn tán thành với quyết định của bạn, bởi vấn đề mũi nhọn lúc này là duy trì thế đi lên.
Nhưng khi sự việc trở nên phức tạp thậm chí là trở nên tồi tệ, quyết sách về đường đi nước bước tiếp theo như thế nào thường sẽ xảy ra bất đồng, những điểm bất đồng này thường rất có ý nghĩa.
Bỏ cuộc hay không là ở bạn
Có một lượng lớn các loại công cụ để bạn sửa chữa những thứ đồ vỡ vụn. Đối với doanh nghiệp hay công ty cũng vậy, bạn có thể thay đổi sản phẩm, thay đổi nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời bạn còn có thể tổ chức lại công ty, thiết lập lại đội nhóm làm việc, thậm chí là cho người đồng sáng lập nghỉ việc.
Chỉ cần bạn vẫn còn muốn tiếp tục thì bạn hoàn toàn tìm thấy con đường tiếp theo để đi. Bạn muốn bỏ cuộc hay tiếp tục là ở bạn, thế nhưng bạn đừng bao giờ ngây thơ nghĩ rằng bỏ cuộc hoặc bắt đầu lại bằng một sản phẩm mới là có thể giúp bạn tránh khỏi thung lũng khó khăn này.
Người tiêu dùng, nhân viên thậm chỉ cả người đồng sáng lập đều bỏ bạn mà đi nhưng không có nghĩa là bạn sẽ thất bại
Khi bạn thay đổi từ cái này sang cái khác, nhiều người sẽ rơi rớt khỏi đội ngũ của bạn, đây là chuyện hết sức bình thường nên không sao cả.
Đây chỉ là một phần trong tất cả những chuyện sẽ xảy ra, dù điều đó khiến bạn cảm thất bại nhưng tuyệt đối không thể để nó đánh gục bạn. Điều mà bạn cần phải suy nghĩ ở đây đó là chiến lược mới sẽ có ý nghĩa hơn chiến lược cũ không? Nếu như câu trả lời là không thì mới là thất bại.
2, Giải quyết những vấn đề của bản thân
Chúng ta coi việc vượt qua thung lũng đau thương là một cuộc chạy đường dài, nếu như bạn có thể trù tính được tất cả mọi việc và luôn duy trì được sức sản xuất để vượt qua được quãng đường dài này, thì ở đây sẽ có một số những lời khuyên không căn cứ, thực sự rất khó để khái quát và thâu tóm lại nhưng hãy cố gắng thử thách và trải nghiệm.
Tìm ra nguyên nhân vấn đề
Sản phẩm có hiệu quả hay không? Đào tạo nhân viên mới có quá tệ hay không? Mức độ thực hiện tăng trưởng đã thực sự đủ hay chưa?…Bạn có thể thông qua việc tìm hiểu những khâu nào có hiệu quả những khâu nào không có hiệu quả để tìm ra nút thắt chính của vấn đề.
Nếu sản phẩm có mức độ tham dự cao, tỉ lệ bảo lưu cao nhưng số lượng người dùng lại không nhiều thì bạn cần phải chú tâm tới vấn đề Marketing; Nếu như sản phẩm của bạn có mức độ tham dự thấp, tỷ lệ bảo lưu cũng thấp thì phải xử lý ngay từ khâu sản phẩm, bởi nếu không dù Marketing rộng quảng bá sâu thì cũng chỉ là những việc thừa thãi mà thôi.
Rủi ro của các công ty khởi nghiệp chủ yếu đến từ sản phẩm, đây chính là nguyên nhân mấu chốt khiến họ không khởi sắc.
Đại đa số những sản phẩm mới mà tôi đã từng gặp đều không nằm tình trạng sản phẩm và thị trường phù hợp, vậy thì chỉ cần tăng cường thêm giai đoạn người dùng là được.
Ngược lại, đa số sản phẩm ngay từ khi bắt đầu đã bị lệch khỏi quỹ đạo. Họ yêu cầu khách hàng phải tiếp nhận sự vật mới, ở trong một thị trường mới không có đối thủ cạnh tranh, do vậy, rất khó có thể phán đoán được hành vi của khách hàng có đang ủng hộ sản phẩm của họ không.
Ngược lại, nếu như áp dụng một số loại công việc đã biết và thử phát minh thêm 20% (không phải là 90%), có thể sẽ có hiệu quả hơn. Ví dụ, Apple không phát minh ra điện thoại thông minh, MP3, máy tính nhưng họ lại là những người sáng tạo và thành công vượt trội.
Do vậy, bạn buộc phải phát minh ra một loại sản phẩm hoàn toàn mới, khi bạn đã có những đối thủ cạnh tranh cơ bản để tiến hành so sánh thì sẽ càng dễ dàng nhận được sự ăn khớp với sản phẩm và thị trường hơn.
Kiềm chế khát vọng bắt đầu lại
Con người ta thường sẽ nghĩ rằng nếu như bắt đầu lại thì họ sẽ có những phương thức nào đó để tránh khỏi thung lũng đau thương, nhưng thực ra không phải vậy.
Bạn cần phải tin vào trực giác đầu tiên của bạn đối với sản phẩm và thị trường và tìm cách để làm thế nào dẫn dắt nó tới những vị trí thích ứng. Nếu như có người thông minh đầu tư cho bạn hoặc thị trường mà bạn thấy có tiềm năng, vậy thì bên trong nó chắc chắn sẽ có thứ đáng để đầu tư và việc mà bạn cần phải làm đó là tìm kiếm và khai thác nó.
Hãy phân tích sản phẩm của bạn để nó được chú ý và dể hiểu hơn
Nghe có vẻ như sẽ khiến sản phẩm trở nên vô vị, nhưng đây không phải là việc bạn tìm đủ mọi cách để lay động một nhà thiết kế nào đó mà chỉ là dùng những thuật ngữ đơn giản và chuyên tâm để truyền tải chủ trương giá trị của sản phẩm. Bạn càng tiến gần tới cảnh giới đó thì sản phẩm của bạn sẽ càng vô vị nhưng đây lại là một việc làm tốt.
Tiền dùng để mua thời gian, còn thời gian dùng để mua sự thay đổi của sản phẩm
Đây là lý do vì sao mà có nhà học phái tư tưởng đã nói rằng: Cần phải cố gắng tập trung nguồn vốn hết sức có thể ở một khâu nào đó trước khi sản phẩm/thị trường phù hợp. Hùn vốn nhiều hết mức có thể để bạn có nhiều thời gian thay đổi hơn nữa và để bảo đảm rằng bạn có thể đạt được mục tiêu sản phẩm/thị trường phù hợp.
Sau khi sản phẩm và thị trường đã phù hợp, bạn cần phải tập trung dồn vốn nhiều nhất có thể để thực hiện việc nâng mức định giá lên cao hết mức có thể, thực ra nhiều lúc chỉ cần bạn không quá cực đoan cũng sẽ là một biện pháp tốt.
Trân trọng mỗi lần thành công dù là nhỏ nhất
Dù khi mới bắt đầu bạn chỉ triển khai sản phẩm với quy mô nhỏ nhưng nó vẫn rất có giá trị.
Những thành công, thắng lợi nhỏ có thể sáng tạo động lực, nâng cao sức mạnh tập thể và nhận được nguồn vốn cao hơn để bạn có thể phát triển và tiến sâu hơn nữa. Cùng với sự dịch chuyển về thời gian, vì muốn thực hiện quy mô hóa bạn có thể tìm ra cách làm thế nào để hệ thống hóa những tiến trình này thành những ý tưởng lớn hơn và mang tính mở rộng hơn.
Đội ngũ nhỏ là đội ngũ tốt nhất
Họ di chuyển nhanh hơn và thậm chí là rất rất nhanh. Nếu như bạn dự định sẽ thay thế một lượng lớn sản phẩm, bạn không cần phải truyền tải tất cả mọi thay đổi mà vẫn có thể khiến tất cả mọi người mua sắm sản phẩm của bạn. Ngược lại, những đội ngũ lớn hầu như lần nào cũng gặp phải sự hỗn loạn.
>> 20 “góp ý” với người khởi nghiệp trong thời đại mới hiện nay
Sau khi công ty đã đi vào ổn định, bạn có thể mở rộng đội nhóm để xây dựng một tập thể vững mạnh và có chức năng hoàn thiện. Nhưng trước khi làm điều này, thì đội ngũ làm sản phẩm tiêu dùng chỉ có thể là kỹ sư, nhà thiết kế và người lãnh đạo sản phẩm, có nghĩa là phải ít hơn 6 người trong một nhóm.
Phân tích dài như vậy nhưng thực ra tôi chỉ muốn các bạn có thể hiểu được ba điều sau:*
(1), Hiểu và phân tích một cách thực sự
Bao gồm cả chính bản thân bạn từ tính cách tới cách hành sự cho tới ưu nhược điểm, sở trường, sở đoảng và bao gồm cả sự lý giải thực sự của đội nhóm sáng lập mũi nhọn. Hiểu và phân tích một cách thực sự quan trọng và to lớn hơn tất cả mọi thứ.
(2), Ai rồi cũng sẽ tìm thấy những điều phù hợp với chính bản thân mình
Trong thung lũng đau thương dài dặc này, điều mà bạn cần phải suy nghĩ và tìm ra đó là gì? Đưa ra quyết định lựa chọn giữa kiên trì và thay đổi đường chạy, cứ trì hoãn kéo dài mà không chịu suy nghĩ chín chắn chỉ khiến bạn rơi xuống vực xanh sâu thẳm mà thôi.
Thất bại không hề đáng sợ, nhưng lại rất nhiều người bị chinh phục bởi cảm giác khó khăn mà thất bại mang lại, khó lòng đối mặt được với đối tác, bạn bè, người thân và thậm chí là cả tương lai, đây mới là điều đáng sợ nhất.
(3), Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Bạn cần phải tìm thấy một vài niềm vui trong sở thích và công việc, nếu như bạn đã nghĩ kỹ việc mình cần phải kiên trì tới cùng thì không cần phải băn khoăn gì về công việc nữa. Điều chỉnh và kiềm chế cảm xúc sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho bạn trong các cuộc chiến đấu lâu dài.