Khởi nghiệp thì cần phải làm gì và tránh những cái gì. Đa số mọi người đều đi tìm những điều cần và đủ để thành công chứ không hề quan tâm đến nguyên nhân thất bại. Để thành công thì phải làm rất nhiều nhưng thất bại thì nhanh lắm, vậy nên chỉ có 5 nguyên nhân cốt lõi gây nên những thất bại không đáng có mà cần phải nắm rõ.
- 1, Ý tưởng không phù hợp
Bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất khi hoạch định một kế hoạch khởi nghiệp là ý tưởng. Trong đầu bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, thành công hay không 80% do ý tưởng quyết định.
Cũng giống như bạn phải biết bạn trồng cây gì, cây đó khi thu hoạch có người mua không, lượng nhu cầu trên thị trường có cao không. Mức độ cạnh tranh như thế nào. Liệu có phù hợp với mức sống hiện tại hay không.
Và bạn có thể làm được hay không, đó là ý tưởng về nguồn nhân lực có khả năng thành lập và phát triển lớn mạnh không. Cũng có thể hiểu nôm na là khi bạn biết mình cần phải làm gì, đầu tư vào đâu, lĩnh vực gì nhưng bạn lại không có khả năng, không am hiểu, không nắm rõ thì tuyệt đối không nên bắt đầu.
- 2, Đánh giá sai nhu cầu thị trường
Mục này liên quan đến việc tiếp thị hay khảo sát thị trường, một bước quan trọng liên quan đến ý tưởng và điều chỉnh. Lý do là chưa tìm hiểu kỹ, chưa rõ ràng và không có số liệu cụ thể, không chắc chắn.
Lấy ví dụ cụ thể như bạn thấy hiện nay kinh doanh trà sữa khá tốt, nhu cầu quả là lớn vì ngon, rẻ và hợp khẩu vị của khá nhiều phân khúc khách hàng. Và bạn quyết định mở một cửa hàng trả sữa với dây chuyền lớn, rộng. Chưa nói đến về địa hình, mặt bằng … Nhưng bạn lại không biết thị trường trà sữa thực sự đang dần bị đào thải nếu bạn không cải thiện được chất lượng và thể hiện được cho người có nhu cầu thấy.[the_ad id=”382″]
Hay bạn muốn kinh doanh các phần mềm học tiếng anh, học chữ trên laptop hay Ipad… Vì bạn nghĩ nó thực sự hay với cả chính bản thân bạn. Nhưng bạn sai ở chỗ phụ huynh họ lại không muốn con em họ sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử, ảnh hưởng đến mắt cũng như quá lạm dụng thiết bị công nghệ.
- 3, Chưa đủ kiên trì
Làm gì thì cũng thế thôi, học tập hay học hát, học múa. Tất cả đều cần sự kiên trì từ những việc nhỏ nhất. Đào giếng mà chỉ mới 2,3 mét không thấy nước đã bỏ đi thì sao mà thành công được.
Và có phải cứ kiên trì là sẽ thành công không? Đúng nhưng không hoàn toàn. Kiên trì và cố chấp sẽ làm bạn hiểu rõ hơn cái chuyên mục bạn đang tìm hiểu và khai thác, nó chưa đủ để bạn nắm rõ và xoay chuyển mọi thứ theo ý mình.
Vậy vì sao không hoàn toàn đúng, vì bạn phải nhìn xa hơn liệu cái mình đang kiên trì có thật sự khả quan không. Đó là vấn đề bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, lật hết tất cả các mặt ra chứ không chỉ nhìn bề ngoài.
Nhưng nhiều khi những thứ điên rồ lại đem lại thành công nếu bạn kiên trì đấy. Tôi thấy rất nhiều người, họ đi mua tivi cũ, đầu ghi cũ, radio cũ chỉ để về phá ra xem những kết cấu, mạch điện nó chạy như thế nào. Họ chỉ phá chứ chả làm gì, trông thì điên rồ nhưng vì sự kiên trì không chỉ “phá” mà họ đang muốn hiểu rõ hơn về những mục tiêu mình làm để trở thành một kỹ sư điện.
- 4, Quản trị dòng tiền vốn
Cần hiểu rõ đồng tiền, cũng là tiền nhưng là chi phí, lợi nhuận, nợ phải trả, nợ phải đòi, tồn kho…
Có thể hiểu như sau, trước khi bán hàng hóa nào đó thì một là phải mua, hai là phai sản xuất ra nó bao gồm chi phí, đồng tiền có đủ? Một khi đem bán thì phải trưng bày, mà một khi phô trương là chấp nhận đồng tiền đứng một chỗ, còn nếu bán không được, tồn kho thì phải giảm giá bán, lúc đó đồng tiền bị hụt và không đủ để xoay tái đầu tư.
>>>Những nguyên nhân thật sự làm khởi nghiệp thất bại
Bán được hàng cũng chưa chắc có tiền vì có thể nợ lại, chịu chi phí không nhất thiết phải thanh toán lập tức. Đồng tiền thực sự kiểm soát rất khó, cầm tiền mặt nhưng còn phải đầu tư không? Trả nợ?
Nếu đang phát triển một mức nhất định thì việc tái đầu tư phải cần một số vốn lớn để làm bước chuyển mình, vậy liệu có đủ vững chắc để công ty hoạt động tiếp?
- 5, Nguy cơ đến từ người đồng sáng lập
Những người đồng sáng lập là người góp vốn, góp công có cổ phần trong công ty. Những người góp vốn chưa chắc họ đã hiểu rõ về sản phẩm, quá trình hoạt động chính vì thế có rất nhiều trường hợp họ công tư không phân minh làm ảnh hưởng đến tài chính.
Đột ngột rút vốn ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển. Chơi xấu trong nội bộ vì cạnh tranh, hiềm khích cá nhân. Không giỏi nên đánh giá sai làm chậm sự phát triển công ty.