Những nguyên nhân thật sự làm khởi nghiệp thất bại

Share 8 nguyên nhân dẫn tới khởi nghiệp thất bại, nhưng bạn cứ nghĩ rằng 8 điều này lại là những điều bạn nên làm, hoặc bạn làm mà không hề biết đó là lý do khiến dự án kinh doanh của bạn “vỡ đoàng”.

Khởi nghiệp có hàng nghìn lý do để bắt đầu. Nếu chuẩn bị không có kế hoạch thì sẽ có vô số lý do để kết thúc với kết cục là “thất bại”. Vậy làm sao để gom hết tất cả kinh nghiệm cũng như chiến lược tốt nhất để thực hiện? Đó là né những lý do thất bại ra thì chắc chắn sẽ thành công.

1, Chọn sản phẩm không phù hợp

Để bắt đầu “đặt bút” thì bạn phải biết bạn viết gì, mà muốn biết viết cái gì thì cần phải biết hiện tại cái gì là cần thiết. Có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp với một khí thế hừng hực và tự tin về sản phẩm mình đã đang và sẽ kinh doanh, sản phẩm tốt, chất lượng nhưng vẫn thất bại. Mà lý do thì khi “lâm trận” mới biết mình  “bại trận”.

Một là vì nó đã quá đại trà thì việc bắt đầu làm nó để tung ra thị trường sẽ không thể nào cạnh trạnh lại những doanh nghiệp, công ty đã có kinh nghiệm và cơ sở đồ sộ được. Điển hình như bạn muốn sản xuất nệm, rõ ràng bạn không thể nào cạnh tranh được với các nhãn hàng lớn như Kimđan nếu nó chỉ bình thường để nằm, dù bạn có làm từ tự nhiên, chất lượng mềm đẹp thì vẫn không thể tạo ra sự khác biệt.

Hai là sản phẩm đó không quá mức cần thiết để người tiêu dùng có thể dám bỏ đồng tiền ra đem về. Kể đến như bạn muốn tạo ra những cái bát ăn cơm với họa tiết tự vẽ, đẹp, lạ, sang trọng thì cũng chỉ là bát ăn cơm, nó không quá quan trọng. Liệu bạn có thể tiếp cận đến tất cả người tiêu dùng không hay chỉ những tầng lớp “dư tiền”?

2, Không bắt đầu từ lĩnh vực có am hiểu[the_ad id=”2599″]

Tôi vẫn thấy rất nhiều người khởi nghiệp có ý tưởng rất rất hay, những công nghệ hay những sản phẩm khá tốt và có thể nói ưa dùng, nhưng vẫn đành đặt dấu chấm hết vì với quá xa tới những thứ ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

Ý tưởng bạn đưa ra là một cái mũ có thể đồng thời đi nắng và cả che mưa, nhưng bạn lại không hiểu về công nghệ và cách thức tạo ra nó, không hiểu cách ứng dụng trong thực tế nó sẽ như thế nào và liệu là đi đến đâu. Vậy ý tưởng đó chỉ có thể nằm trên bàn giấy thôi.

3, Chí phí, doanh thu, giá cá bất ổn

Thứ nhất nếu bạn tung ra một sản phẩm có tính chất sử dụng cao nhưng chi phí bạn đổ vào nó cũng quá cao, vậy đành phải đẩy giá cũng ở mức cao hơn so với cái nhu cầu một người bình thường có thể mua. Vậy sản phẩm tốt chỉ để chất lên kệ.

Thứ hai vì bạn sợ bán với giá cao không ai mua, dù chi phí cao một chút nhưng bạn nén giá thành phẩm xuống gần bằng chi phí, một thời gian thì ổn, nhưng trong lâu dài thì sao đây?

Đó là việc bạn cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm và lên kế hoạch, ưu tiên hợp tác để tìm được nhiều nguồn cung nguyên vật liệu chạm sàn nhất để hạn chế huề vốn hay lỗ.

4, Điều tra thị trường không kỹ lưỡng

Việc tham khảo và đánh giá thị trường hiện tại rất quan trọng, là tiền đề cho việc chọn sản phẩm cũng như cách thức tạo ra nó.[the_ad id=”382″]

Bạn cần phải biết cái mọi người cần là gì? Nếu tung ra liệu có được tiếp nhận tốt không? Hoạt động trong một thời gian dài thì có thể phát triển ổn định và đi lên không hay chỉ được một thời gian đầu.

Đó là công việc của tiếp thị, điều tra mặt bằng của dân cư cũng như khảo sát nhu cầu của mọi người. Sản phẩm mà bạn sẽ mang đến thuộc tầng lớp nào? Người cao tuổi, trẻ em hay các bạn trẻ? Nó thuộc về sức khỏe, vui chơi hay làm đẹp. Nhu cầu nào được mọi người quan tâm nhất.

Bước này quan trọng có thể nói chiếm đến trên 50% cái dự án bạn cần làm để thành công. Nó quyết định cả một chặng đường dài mà không thể sai xót vì sẽ kéo theo tất cả các yếu tốt khác.

5, Thời điểm

Việc lựa chọn thời điểm để tung sản phẩm ra thị trường cũng rất quan trọng. Không thể mùa đông đem áo ba lỗ ra bán, cũng không thể mùa hè đem áo dạ ra chào. Vậy nên việc lựa chọn thời điểm sẽ một là gây sự chú ý mạnh từ người tiêu dùng hoặc hai là nhận lại chỉ là sự chế diễu và tệ nhất là cho vào “quên lãng”.

6, Lựa chọn thị trường quá sức

Cũng như tôi đã nói ở trên, lựa chọn thị trường là bạn nên chọn đúng cái người sử dụng sản phẩm. Nếu bạn quá tham lam chỉ đánh vào những tầng lớp đại gia mà bỏ qua sự khảo sát với các tầng lớp trung lưu sẽ gây tình trạng bị “bẻ gãy” sản phẩm.

Bạn nên đi từ nhỏ đến lớn nếu chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp với số vốn có hạn, sẽ quá phiêu nếu thị trường bạn nhắm tới nó lại một trời một vực với nhu cầu thực sự của khách hàng.

7, Thương hiệu không nổi bật

Việc tạo nên một thương hiệu rất được coi trọng khi bạn đã bước chân vào giới kinh doanh. Một cái tên mà khi một ai đó nhắc đến họ sẽ ồ lên và nghĩ tới bạn ngay.

Đối với điều này thì thời gian là thứ đi kèm, chúng ta cần có quá trình chạy thử sản phẩm, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, cải tiến và phát triển để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng cần. Khi mà thiếu thương hiệu của bạn là như thiếu đi “gia vị” của bữa ăn.

>> Nếu khởi nghiệp thất bại, bạn có nên quay trở lại làm thuê không?

Lúc đó bạn đã một bước thành công trong công cuộc tạo nên tên tuổi riêng cho sản phẩm của chính mình.

8, Bảo thủ

Đây là một tính cách 80% sẽ làm bạn thất bại, nó có nghĩa là khi bạn đã cố gắng hết những gì có được để tạo ra đứa con tinh thần của mình, vốn, công, ý tưởng. Tất cả đều đã thành hình nhưng không đúng hướng,  nó vẫn là chưa đủ, chưa phù hợp với thị trường nhưng bạn vẫn cố chấp thực hiện mà không thay đổi.

Tôi đặt vấn đề như “phổ biến”, sản phẩm bạn tạo ra nó ở mức “bình thường” , tuy có chút khác về mẫu mã, chất lượng có hơi nhỉnh nhưng đôi khi không tốt cho người mua nếu sử dụng quá lâu chẳng hạn, các thiết bị điện tử có thể được kể đến ở đây.

Đó là lý do bạn mất công duy trì nhưng mãi chỉ dẫm chân tại chỗ, và thất bại chỉ là chuyện sớm muộn.

Trả lời