Kinh nghiệm đăng ký bản quyền-đăng ký sở hữu trí tuệ

Kinh nghiệm đăng ký bản quyền-đăng ký sở hữu trí tuệ

Vấn đề đạo nhái, vi phạm bản quyền tại Việt Nam diễn ra gần như rất thường xuyên và phổ biến. Nhiều người khi bị phạt thì lại đổ lỗi cho việc không hiểu luật hoặc không biết. Để hạn chế những trường hợp sử dụng “chùa” các tác phẩm của tác giả chính, quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả được đưa ra. Vậy, bản quyền và sở hữu trí tuệ là gì? Những kinh nghiệm để đăng ký bản quyền, đăng ký sở hữu trí tuệ là gì. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Bản quyền là gì? Sở hữu trí tuệ là gì?

Trước khi đến với kinh nghiệm để đăng ký bản quyền hay đăng ký sở hữu trí tuệ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm bản quyền và sở hữu trí tuệ để tránh nhầm lẫn nhé!

Bản quyền được hiểu là quyền hợp pháp bảo vệ các tác phẩm gốc của tác giả. Tác giả sẽ có bản quyền ngay vào thời điểm tác phẩm được tạo thành. Có nghĩa tác giả có quyền, bản quyền với tác phẩm của mình như: video, hình ảnh, âm nhạc, bài hát, sách, kịch, ý tưởng kịch bản….

Vậy còn sở hữu trí tuệ là gì? Sở hữu trí tuệ là những tác phẩm sáng tạo của con người. Nó còn được gọi với một cái tên khác đó là tài sản trí tuệ. Nó có thể là video, hình ảnh, âm nhạc, bài hát, sách, kịch, ý tưởng kịch bản, phần mềm máy tính, sản phẩm, tên thương hiệu, dịch vụ…. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền được phép sử dụng, quản lý các tài sản trên.

Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả bản quyền. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm và cách đăng ký khác nhau.

Kinh nghiệm đăng ký bản quyền.

Để đăng ký bản quyền, tác giả cần tìm hiểu những thông tin, quy định liên quan đến việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình. Để thủ tục đăng ký đơn giản, tác giả có thể nhờ đến sự hỗ trợ và tư vấn của một công ty Luật. Việc tìm đến một công ty Luật sẽ giúp tác giả có thể nắm được thông tin cụ thể hơn, biết được những thủ tục và giấy tờ mình cần làm để đăng ký bản quyền. Đồng thời, việc nhờ công ty Luật sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, tác giả cũng không phải lo nhiều việc mà đã có công ty Luật giúp đỡ. Công việc của tác giả khi đi đăng ký bản quyền đó chính là cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh những tác phẩm này là của mình, do mình tạo ra.

Các thủ tục đăng ký bản quyền có thể thực hiện như sau:

Tác giả có thể tự đăng ký, nhờ một cá nhân khác hoặc đại diện là công ty Luật để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản Quyền Tác Giả hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản Quyền Tác Giả.

Hồ sơ bao gồm những giấy tờ có liên quan như:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: tờ khai được viết bằng tiếng Việt, có chữ ký của tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu liên quan hoặc người được ủy quyền. Tờ khai gồm các nội dung đó là thông tin về tác giả, nội dung tóm tắt về tác phẩm, thời gian địa điểm công bố tác phẩm và giấy cam đoan những thông tin cung cấp là sự thật.

+ Tác giả cần cung cấp 02 bản sao tác phẩm mà tác giả muốn đăng ký bản quyền hoặc 02 bản sao định hình đăng ký quyền liên quan. Ngoài ra, đối với những sản phẩm không thể chứng minh bằng giấy tờ, tài liệu như tranh, tượng,.. tác giả có thể thay bản sao tác phẩm bằng hình ảnh chụp không gian ba chiều để chứng minh.

+ Trường hợp tác giả nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba là công ty Luật hoặc một cá nhân nào đó, thì cần có giấy ủy quyền để có thể tiếp tục hoàn thành các thủ tục khác.

+ Tác giả cần cung cấp những giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ.

+ Trường hợp nếu tác phẩm đó được tạo nên từ nhiều tác giả khách nhau, thì khi tiến thành thủ tục đăng ký bản quyền cần có đầy đủ sự đồng ý của các tác giả và được thể hiện bằng văn bản.

+ Nếu tác phẩm có nhiều tác giả có quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần có văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền khoảng 15 – 20 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận bản quyền cho tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Nếu trường hợp hồ sơ của tác giả bị từ chối sẽ được nêu rõ lý do và yêu cầu hoàn thiện lại nếu phải bắt buộc.

>> Vấn đề lựa chọn hình thức kinh doanh tự tạo thương hiệu hay mua bản quyền

Kinh nghiệm đăng ký sở hữu trí tuệ

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là việc nên làm để bảo vệ các quyền lợi cho chủ sở hữu, tác giả của những sản phẩm, dịch vụ hay tác phẩm đó… Có 3 loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ đó là Bản quyền (Quyền tác giả),  sở hữu nông nghiệp (7 đối tượng) và sở hữu giống cây trồng. Mỗi loại hình sở hữu trí tuệ sẽ có những hồ sơ chuẩn bị khác nhau nhưng thủ tục nộp đơn xin cấp Quyền sở hữu trí tuệ thì gần như giống nhau. Do đó, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau liệt kê một số kinh nghiệm lưu ý khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nhé!

Những kinh nghiệm và lưu ý khi đăng ký sở hữu trí tuệ

Trước khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu cần xác định được loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ mà mình muốn đăng ký để chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo các yêu cầu thủ tục của loại hình đó.

Thứ hai đó là tìm hiểu về các thủ tục pháp lý cần thực hiện và những yêu cầu, giấy tờ, hồ sơ mà Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu. Chủ sở hữu có thể nhờ đến sự trợ giúp của một bên thứ ba đó là các công ty tư vấn Luật để hỗ trợ việc tìm hiểu và giải quyết các thủ tục một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Thứ ba đó là chuẩn bị đầy đủ các Giấy tờ có liên quan và bắt buộc phải có để chứng minh quyền sở hữu trí tuệ đối với những tác phẩm, dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu đó… Nếu chủ sở hữu ủy quyền cho bên thứ ba thì cần có Giấy ủy quyền để mọi thủ tục có thể được hợp pháp hóa.

Mặc dù có nhờ sự hỗ trợ từ phía công ty Luật nhưng chủ sở hữu vẫn phải luôn theo dõi và theo sát các quá trình hoàn thành hồ sơ, thủ tục và đợi kết quả từ Cục sở hữu trí tuệ. Để việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu diễn ra thuận lợi và nhanh nhất, hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một công ty tư vấn Luật uy tín và chất lượng.

Bản quyền, sở hữu trí tuệ giúp chủ sở hữu, tác giả bảo vệ được những công sức và giá trị mà mình tạo nên. Các chủ sở hữu, là cá nhân, tập thể hoặc doanh nghiêp nên đăng ký bản quyền, đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo vệ những quyền lợi của mình. Đồng thời kích thích tinh thần sáng tạo của những tác giả hay chủ sở hữu khác, tạo ra thêm nhiều giá trị cho xã hội.

Nếu bạn đang có những sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, nhãn hiệu hay một tác phẩm nào đó do chính bạn tạo ra, hãy đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ để đảo bảo quyền lợi của mình. Hy vọng với những thông tin nhỏ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Bài viết còn nhiều thiếu xót, hãy góp ý giúp mình để mình có thể hoàn thiện nó tốt hơn nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã cùng mình theo dõi hết bài viết này.

Trả lời