Người kinh doanh nhỏ cần phải trở thành anh cả trong thị trường nhỏ, khi đó bạn sẽ trở thành người mạnh nhất, và có thể yên tâm ngồi tận hưởng thành quả kinh doanh trong 1 thị trường nhỏ của riêng mình.
Ngoài ra còn nhiều kinh nghiệm kinh doanh then chốt, và Lương sẽ chia sẻ với bạn trong chủ đề này.
1, Giá trị của sự mới mẻ giúp bạn tạo nên một đế chế vĩ đại
>> 100 Kinh nghiệm kinh doanh cho người khởi nghiệp, buôn bán kiếm tiền
Thực sự mà nói những người khổng lồ như Apple, Samsung thành công đến vậy đều là nhờ sự đổi mới, sáng tạo. Còn Nokia thì chẳng sáng tạo gì nên kết cục thì thương hiệu của họ bây giờ cũng chỉ là một hoài niệm cũ.
Sự mới mẻ trong sản phẩm giúp những người kinh doanh nhỏ gia tốc thời gian thành công trong kinh doanh, nếu làm Marketing tốt thì sản phẩm mới sẽ tác động một cường lực mạnh vào cấu trúc thị trường, và dĩ nhiên bạn cũng sẽ có chỗ đứng dù là người đến sau và nhỏ bé trong thị trường đó.
Tuy nhiên sự mới mẻ ở đây không phải chỉ là sản phẩm, mà còn phải là: Đổi mới cách Marketing, công cụ cạnh tranh, đổi mới cách phát triển thị trường… người kinh doanh nhỏ hoàn toàn có lý do để làm điều này, bởi vì bạn không phải mang trên mình một cái vỏ Sên nặng như công ty lớn.
>> Người khởi nghiệp làm sao từ số 0 đến số 1 và từ 1 đến 100
2, Làm một con cá lớn trong cái hồ nhỏ
Câu này Lương đã post trên dòng thời gian Facebook rồi, nhưng có thể hiểu ý câu này: Không có vốn lớn do vậy cần phải tập trung khai thác kinh doanh tại thị trường nhỏ, cho đến khi bạn béo tròn quay lên thì ta mới thì đi đến thâm nhập thị trường khác. Đó cũng là cách mà một người kinh doanh nhỏ tạo dựng thương hiệu khi không có vốn nhiều.
3, Học cách làm làm “người thứ 2” trong mối tình tay ba
Bạn có khi nào là một trong mối tình tay ba chưa ? chắc cảm giác khó chịu lắm. Haha. Trong kinh doanh bạn sẽ làm người thứ 2 sau đối thủ mạnh nhất, còn khách hàng là người yêu chung của bạn và đối thủ.
Chúng ta học cách làm người thứ 2 không phải sẽ đứng sau người khác, mà là để chúng ta đục nước béo cò, nếm được nhiều hơn những trái ngọt trên thị trường. Giống như bạn “quá giang” nhờ xe ai đó, nhờ vả một chút nhưng bạn có thể đến được nơi bạn muốn.
Làm người thứ 2 trong kinh doanh còn giúp bạn hạn chế rủi ro, học hỏi nhiều kinh nghiệm từ người đi trước. Cứ làm như vậy cho đến khi bạn đủ mạnh, và ra chiêu soắn ngôi người thứ nhất.
4, Tận dụng triệt để lợi thế từ kênh phân phối
Nếu bạn là nhà bán lẻ, trước khi hàng hóa đến tay thì nó đã qua tay nhiều người khác hoặc chí ít là một người. Nếu khai thác tốt những ưu điểm của kênh phân phối sẽ giúp bạn tối ưu nguồn hàng đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
5, Sự sáng tạo xây thành chiến thắng
Nỗ lực nâng cao sự sáng tạo của bạn giúp người kinh doanh nhỏ thực hiện công việc nhanh hơn, đơn giản hơn. Thông qua đó kết quả sau quá trình sáng tạo cũng hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn sáng tạo ra 1 phương pháp để bán hàng online dễ dàng hơn, vậy kết quả bạn sẽ có doanh nhiều hơn.
6, Đương cơ lập đoạn
Muốn kiếm được tiền nhanh hơn người khác, bạn sẽ cần học cách để nắm bắt thời cơ nhanh chóng, nhờ vậy bạn đưa ra những kế sách phù hợp tác động vào thị trường và thu lợi. Sẽ có rất nhiều cơ hội trong quá trình kinh doanh, nhưng không phải cơ hội nào cũng chọn mà bạn sẽ chọn 1 cơ hội phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của bạn, và chỉ khi đó những kế sách của bạn mới phát huy tác dụng tối đa.
7, Nghèo thì đuổi, mạnh thì đánh
Những người thành công thường ngoan cường, lúc nhu lúc cương thay đổi linh hoạt, nhưng giá trị cuối cùng mà anh ta theo đuổi là mục tiêu kinh doanh.
Ông chủ kinh doanh mà không biết mình biết ta rất dễ thất bại. Đôi lúc cần mạnh mẽ kiên cường, không sợ khổ sợ khó, nhưng có lúc lại phải ngồi ám binh bất động.
8, hai mắt nhìn 8 đường
Khi bạn là ông chủ, bạn không phải là người đi làm thuê, và bạn cũng không phải chỉ làm một việc mà sẽ làm nhiều việc khác nhau cùng lúc. Khi này bạn cần rèn luyện khả năng quan sát diễn biến thị trường ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
9, Gan hùm nhưng tim chuột
Đối với người kinh doanh nhỏ, chẳng có tài sản nào đáng giá hơn sự bạo dạn, sức trẻ mãnh liệt của người mới. Đứng trước sự việc cần mạnh dạn đưa ra quyết định nhanh chóng, không cần quá cầu kỳ để rồi phải mất đi một cơ hội tốt.
Tuy nhiên sự bạo dạn trong quyết định không có nghĩa rằng bạn sẽ ra quyết định bừa bãi, bạn sẽ cần sự khôn ngoan của một người hoặc nhiều người. Đôi lúc bạn không thể ra quyết định suy luận của riêng bản thân, do vậy rất cần một hoặc vài người khác cùng đánh giá và cho ra quyết định.