Vật tư trang thiết thị y tế thông thường không liên quan đến sức khỏe con người có cần chứng chỉ nghề dược không?

E muốn mở một cơ sở trang thiết bị vật tư y tế thông thường,không liên quan nhiều đến sức khỏe con người.Mặt hàng như máy đo huyết áp,máy xông mũi,đai giảm mỡ bụng…các máy móc thông thường vs các mặt hàng vật tư thông thường như bông,băng,gạc,cồn…khi đăng kí giấy phép kinh doanh có cần chứng chỉ hành nghề dược của mình không.

[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh 

Chào bạn Nguyễn Văn Thủy! Việc quản lý và kinh doanh các loại trang thiết bị y tế được thể hiện rất rõ trong nghị định 36/2016/NĐ-CP. Để biết thêm về những quy định trong việc kinh doanh các loại trang thiết bị y tế thông thường, tốt nhất bạn nên tìm hiểu qua nghị định này.

Phân loại trang thiết bị y tế

Để biết được các loại thiết bị y tế bạn dự định kinh doanh có phải là các loại trang thiết bị y tế thông thường hay không? Bạn nên tìm hiểu về cách phần loại các thiết bị y tế. Hiện nay, trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân chia thành 4 loại dựa vào mức độ rủi ro liên quan đến thiết kế kỹ thuật cũng như việc sản xuất các loại thiết bị y tế đó.

  • Nhóm 1: là những loại thiết bị y tế thuộc loại A có mức độ rủi ro thấp như bông, băng, giường điều trị thông thường…
  • Nhóm 2: Là những loại trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, có mức độ rủi ro cao hơn. Trong đó: Trang thiết bị y tế loại B là những trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình thấp ; trang thiết bị loại C có mức độ rủi ro trung bình cao; trang thiết bị loại D có mức độ rủi ro trong y tế cực kì cao (chẳng hạn như: Những loại trang thiết bị có thể sử dụng để cấy ghép vào cơ thể người).

Trong nghị định 36/2016/NĐ-CP việc kinh doanh các loại trang thiết bị y tế loại A, B, C, D được quy định khá rõ ràng và chặt chẽ.

Một số quy định đối với người kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D

Do các loại trang thiết bị y tế nhóm B, C, D có mức độ rủi ro nhất định nên người kinh doanh những mặt hàng thuộc nhóm này cần phải có kiến thức và những hiểu biết nhất định. Dưới đây là một số quy định của Nhà Nước, Bộ Y Tế đối với việc kinh doanh những mặt hàng này:

  • Doanh nghiệp cần phải có độ ngũ kỹ thuật viên có trình độ phù hợp để thực hiện lắp đặt, hướng dẫn sử dụng. Các kỹ thuật viên phải có trình độ từ cao đẳng thuộc chuyên ngành y, dược hoặc trình độ cao đẳng các ngành liên quan đến thiết bị y tế.
  • Cơ sở kinh doanh phải có nhà kho đáp ứng được khoản 3 điều 13 trong nghị định 36/2016/NĐ-CP.

Hiện nay, chưa có những quy định, những nghị định liên quan mật thiết, rõ ràng đến việc kinh doanh các trang thiết bị y tế loại A. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, hạn chế được những rủi ro bạn nên học thêm bằng cấp liên quan đến ngành y, ngành dược hoặc liên quan đến trang thiết bị ý tế. Đồng thời ngay từ đầu bạn nên xác định những loại trang thiết bị y tế bạn đang kinh doanh có đúng thuộc nhóm A không? Trong tất cả những loại trang thiết bị đó, những trang thiết bị nào thuộc nhóm B, C, D hay không? Dù chỉ kinh doanh 1 trang thiết bị thuộc nhóm B, C, D bạn cũng cần phải có đủ những điều kiện như đã nên ở trên.

>> Mình muốn kinh doanh vật dụng y tế

Những loại trang thiết bị y tế ít nhiều cũng có những ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp tăng khả năng, hỗ trợ điều trị bệnh… Việc kinh doanh các loại trang thiết bị y tế không phải là chuyện dễ dàng, chính vì vậy việc học thêm những tấm bằng liên quan đến ngành dược, ngành y, kỹ thuật y tế không chỉ giúp bạn hạn chế những rủi ro về mặt pháp luật mà còn giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Hãy để lại những câu hỏi khác cho các chuyên gia của chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Chúc bạn thành công!

Trả lời