Nhìn vào ngành mỹ phẩm của Việt Nam hiện nay, dưới sự “đỡ đầu” của nguồn hàng khổng lồ từ Đại Hàn Dân Quốc, đã nhanh chóng chiếm lĩnh đến hơn 60% thị trường tiêu dùng Việt, các nhà kinh doanh có thể dễ dàng thấy được xu hướng hội nhập đang dần thay đổi. Từ đây, những mặt hàng Nhật Bản cả về thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, điện máy,… cũng nở rộ tại Việt Nam, tạo một làn sóng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng Việt. Đặc biệt, đây cũng chính là cơ hội ngàn năm có một dành cho các nhà kinh doanh với tham vọng làm giàu từ ngành nhập khẩu Quốc tế.
1, Người Việt chuộng hàng Nhật – Đã đến lúc nhà kinh doanh vào cuộc!
a, Nhà kinh doanh Việt chớp lấy thời cơ từ những mặt hàng Nhật đầy tính cạnh tranh
Bắt nguồn từ tâm lý sính ngoại và đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng có xuất xứ Nhật Bản của người Việt, các nhà đầu tư từ lớn tới nhỏ ở xứ “mặt trời mọc” này đã ngay lập tức tìm thấy một thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn, đem theo đó là sự đổ bộ mạnh mẽ của hàng hoá nhiều chủng loại khác nhau. Hàng nội địa Nhật Bản từ trước tới nay đều được người tiêu dùng trong khu vực nói chung và ở Việt Nam nói riêng vô cùng tin tưởng lựa chọn, thậm chí là chấp nhận mức giá đắt đỏ cho một số mặt hàng mà họ đã “tăm tia” và ưng ý.
Những mặt hàng Nhật tiêu biểu luôn là một chiếc nam châm vô cực, thu hút thị trường tiêu dùng Việt Nam là điện máy, thực phẩm, đồ gia dụng tiện lợi, quần áo thời trang, mỹ phẩm,… Người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả một số tiền gấp đôi thậm chí gấp 3 lần hàng trong nước, đồng thời chấp nhận chờ đợi đơn hàng khá lâu để được sở hữu món hàng “xịn” xách tay từ Nhật. Điều này chỉ ra rằng, hàng hoá Nhật chiếm một vị trí hết sức quan trọng tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, trở thành luồng hàng có tính cạnh tranh siêu lớn với nhiều nguồn nhập khẩu khác. Và đặc biệt sẽ ngày càng tạo nhiệt cực lớn với những mặt hàng mới mẻ hơn trong tương lai. Song hành cùng sự đầu tư “khủng” từ các “ông lớn” Nhật Bản và sự đổ bộ chóng mặt của hàng hoá từ nước này, đây chính là thời điểm không thể thích hợp hơn để các nhà kinh doanh Việt Nam vào cuộc, truy lùng nguồn hàng chất lượng và đẩy mạnh kinh doanh rộng rãi.
b, Từ Uniqlo, các nhà kinh tế dự báo hướng đi của “cơn bão Hàng Nhật Bản” trong ít nhất 3 năm tới?
Tôn chỉ làm thương hiệu của Uniqlo là “luôn mang đến những mẫu quần áo mặc thường ngày hợp mốt, chất lượng cao mà bất cứ ai cũng đều có thể mặc và có thể mặc ở bất cứ đâu tại bất cứ nơi nào với giá bán thấp nhất có thể”. Chính nhờ những bộ đồ thời trang gần gũi, chất liệu đạt chuẩn Quốc tế đã giúp Uniqlo tạo một bước nhảy vọt vô cùng lớn từ Nhật “bay thẳng” đến các nước trong khu vực, tại Việt Nam và khẳng định vị thế trên cả thị trường thời trang Quốc tế rộng lớn. Tại thị trường Việt Nam, các nhà kinh doanh nhạy bén lập tức nhập khẩu một số lượng hàng thời trang lớn từ Uniqlo để bán cho người tiêu dùng trong nước, thu lãi đến 110 triệu đồng/ tháng.
Từ đây, các nhà kinh tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường và đưa ra dự đoán rằng hàng nội địa Nhật sẽ tăng trưởng đến hơn 17% mỗi năm kể từ 2018, ít nhất là trong 3 năm tiếp theo tại Việt Nam. Những nghiên cứu mới nhất này cũng chỉ ra rằng, các đơn vị kinh doanh hàng Nhật cả online và offline có thể khai thác đa dạng dòng sản phẩm, tạo “siêu lợi nhuận” từ đây. Đặc biệt hơn, các mô hình cửa hàng tiện lợi chuyên bán các mặt hàng nổi danh ở Nhật cũng sẽ nở rộ trong những năm tới, “tuyên chiến”, tạo áp lực các hệ thống siêu thị truyền thống ở Việt Nam.
2, Khởi nghiệp từ kinh doanh hàng Nhật Bản: Làm giàu nhanh chóng, bền vững cần có chiến lược dài hạn
a, Kinh doanh hàng Nhật Bản cần bao nhiêu vốn
Kinh doanh hàng nội địa Nhật, bạn cần chuẩn bị số vốn dao động từ 10 – 20 triệu đồng nếu bán hàng online các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm làm đẹp và cần số vốn khổng lồ lên đến hàng trăm triệu đồng nếu bạn đang tham vọng làm chủ một chuỗi siêu thị điện máy, chuỗi cửa hàng tiện lợi quy mô lớn.
b, Lợi nhuận có thể “chạm” tới và những rủi ro thường gặp phải khi kinh doanh hàng nội địa Nhật
Với sức nóng ngày càng tăng của hàng nội địa Nhật, việc đạt được lợi nhuận tối thiểu 20 triệu đồng/tháng và tối đa trên 200 triệu đồng/tháng hoàn toàn không phải là một điều khó khăn.
>> Hướng dẫn cách tìm nguồn hàng Nhật Bản chất lượng để kinh doanh
Song song cùng lợi nhuận khủng có thể thu được thì việc kinh doanh hàng nội địa Nhật cũng không hẳn là một miếng mồi ngon béo bở mà bạn có thể chủ quan bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra. Trong quá trình tìm kiếm và liên hệ nguồn hàng, vẫn có nhiều khả năng nhà kinh doanh bị dính phải những phi vụ lừa đảo, nhập phải hàng loạt sản phẩm lỗi không sử dụng được hoặc thực chất là hàng Quảng Châu chứ không phải “cộp mác” chính hiệu Nhật Bản. Chính vì vậy, nếu bạn quyết định theo đuổi con đường kinh doanh hàng nội địa Nhật, bạn nên nhập hàng từ các nguồn thực sự uy tín như trang web chính thức của các thương hiệu hoặc xách tay trực tiếp từ Nhật. May mắn hơn hết là bạn có “mối quen” tại Nhật để đánh hàng về Việt Nam nhanh chóng nhất. Đối với kinh doanh online, việc khách hàng huỷ đơn, trả lại hàng quá nhiều trong một khoảng thời gian cũng là một cản trở rất lớn cho chủ shop. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất mà người kinh doanh hàng nội địa Nhật cần phải đối mặt đó là đối thủ cạnh tranh vô cùng nhiều và sẽ ngày càng dày đặc thêm trong tương lai. Từ đây, người kinh doanh cần có tầm nhìn rộng, nắm bắt xu hướng nhanh nhạy và hoạch định chiến lựợc thực sự chuẩn xác.
c, Bạn đã nảy ra ý tưởng nào cho chiến lược kinh doanh hàng Nhật chưa?
– Lựa chọn nguồn hàng chất lượng
Có 3 nguồn hàng mà bạn có thể yên tâm duy trì nhập hàng lâu dài đó là: Nhập hàng trực tiếp từ Nhật Bản – Đặt hàng qua các website trực tuyến (như Akuten, Amazon JP, Uniqlo, Nissen, Kanebo) – Lấy hàng qua tay. Với 3 hình thức này, bạn đều hoàn toàn được hưởng một mức giá gốc khá hợp lý, đặc biệt là chất lượng hàng hoá đáng tin cậy nhất.
– Đẩy mạnh Marketing đa kênh và hợp tác rộng với các đơn vị khác
Thứ nhất, đối với một ngành hàng có sức cạnh tranh lớn như kinh doanh sản phẩm nội địa Nhật, doanh nghiệp của bạn cần được đầu tư tối đa về công tác Truyền thông – Marketing theo từng giai đoạn. Quảng cáo trong ngành này cần hướng tới các đối tượng cụ thể, có lịch sử hành vi tiêu dùng hàng Nhật và các chủng loại mặt hàng Quốc tế. Người làm Marketing cũng cần thực hiện R&D (Nghiên cứu và phát triển thị trường) một cách chuyên sâu để phân loại nhân khẩu học khách hàng mục tiêu (độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá,…), tìm ra cách thị trường ngách “béo bở”. Content Marketing cũng cần được triển khai đa kênh để tạo nhận diện thương hiệu quy mô rộng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
Thứ hai, hoạt động Marketing cần song hành với việc hợp tác rộng rãi cùng các đơn vị bán lẻ hoặc doanh nghiệp phân phối khác để tăng thêm lượng data khách hàng. Từ các hợp đồng hợp tác này, những chương trình online và offline cũng ra đời để khách hàng có cơ hội được trải nghiệm, dùng thử hàng nội địa Nhật chất lượng cao.
– Chăm sóc và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhiều hơn
Quản trị quan hệ khách hàng, hay còn gọi là CRM (Customers Relationship Management) là một yếu tố không thể thiếu đối với kinh doanh hàng nhập khẩu, trong đó là hàng nội địa Nhật. Thay vì chạy đi tìm và thu hút thật nhiều khách hàng mới, những nhà kinh doanh thành công lựa chọn cách giữ mối quan hệ và ấn tượng thật tốt với khách hàng, để “biến” họ thành những khách hàng trung thành, tiếp tục chọn mua sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Đứng trước một thị trường đầy tiềm năng và có xu hướng mở rộng, phát triển trong tương lai như hàng nội địa Nhật, nhà kinh doanh cần tìm ra chiến lược thực sự khác biệt, thậm chí là liều lĩnh. Cơ hội làm giàu từ kinh doanh hàng nội địa Nhật đã đến, chỉ cần bạn sẵn sàng mà thôi!