Kinh doanh phụ kiện điện thoại lâu nay đã không còn là một lĩnh vực mới mẻ ở thị trường Việt Nam bởi nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng tăng cao và không hề có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trên khắp các “mặt trận” kinh doanh trong những năm gần đây, phụ kiện điện thoại xuất hiện với tần suất tăng vọt chóng mặt, nhiều gấp đôi số lượng điện thoại thông minh được bán ra thị trường.
Ông chủ của 1 chuỗi 9 cửa hàng phụ kiện điện thoại tại Hà Nội cho biết: Nếu chọn được vị trí cửa hàng độc đắc tại trung tâm thành phố, có thể kiếm trên 1 tỷ mỗi tháng, thu nhập đến từ cả thị trường Online và cửa hàng truyền thống.
Thế nhưng, nếu bạn muốn gia nhập ngành này, bạn cần phải cân nhắc mức lợi nhuận.
1, Kinh doanh phụ kiện điện thoại chưa bao giờ hết sốt, ngược lại còn là “con gà đẻ trứng vàng”
a, Xu hướng kinh doanh phụ kiện điện thoại: Chuyển mình 360 độ
Sự đổ bộ đồng loạt của những “ông lớn” vô cùng tên tuổi trong ngành phân phối smartphone như Apple, Samsung đã có tác động không hề nhỏ tới việc đầu tư kinh doanh phụ kiện điện thoại. Đây là một thực tế rất dễ hiểu bởi hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi qua từng giai đoạn và đặc biệt chuyển động mạnh mẽ khi thời đại công nghệ trở nên nhộn nhịp và rầm rộ hơn.
Năm 2018 đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt của ngành kinh doanh phụ kiện điện thoại, thâm nhập sâu vào nhiều thị trường ngách, phân khúc khách hàng khác nhau, trở thành vật dụng phổ biến cho tất cả các đối tượng người dùng điện thoại thông minh. Có thể nói, smartphone chiếm lĩnh thị trường bao nhiêu thì phụ kiện điện thoại chiếm lĩnh thị trường bấy nhiêu. Vì thế chẳng có lý do nào để bạn bỏ qua cơ hội làm giàu từ việc kinh doanh phụ kiện điện thoại. Chỉ cần vài chục triệu tiền vốn, bạn đã có thể mở một cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại có quy mô tương đối, tiền lãi mỗi ngày có thể lên đến hàng triệu đồng.
b, Cơn sốt kinh doanh phụ kiện điện thoại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Các nhà kinh doanh chắc hẳn cần phải nói lời cảm ơn với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số cùng sự trỗi dậy của các dòng smartphone đã đem đến cơ hội ngàn vàng cho ngành phụ kiện điện thoại. Theo thống kê ở Việt Nam, 55% dân số đã sử dụng điện thoại thông minh và kết nối Internet. Rõ ràng, mobile đang là mảnh đất màu mỡ mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua. Các nhà kinh tế thường gọi thị trường này là kinh doanh “một vốn bốn lời”, vốn nhỏ, rủi ro ít, lãi cao.
2, Chiến lược “kim cương” để kiếm hàng tỉ đồng/tháng nhờ kinh doanh phụ kiện điện thoại
Xu hướng kinh doanh phụ kiện điện thoại trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết được các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á phân tích và đánh giá là do ba ưu thế vượt trội của ngành “mới nổi” tạo thành “tam giác vàng”:
- Nguồn hàng, mẫu mã vô cùng phong phú, đa dạng.
- Thị trường ngách dễ làm giàu.
- Vốn linh động, siêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, để có thể nắm bắt xu hướng thị trường, khai thác đúng hướng, từ đó kiếm hàng tỉ đồng/tháng nhờ kinh doanh phụ kiện điện thoại thì chắc chắn bạn cần hoạch định chiến lược vô cùng táo bạo, đòi hỏi độ chính xác và hiệu quả bền vững.
a, Dùng kính lúp để “soi” từng “chân tơ kẽ tóc” khách hàng
Xác định tệp khách hàng mục tiêu cho các sản phẩm phụ kiện điện thoại không khó, thế nhưng, việc phân chia cộng đồng khách hàng thành các nhóm khác nhau thì đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự quan sát, phân tích, đánh giá tỉ mỉ của nhà kinh doanh.
Nếu bạn là một người lãnh đạo có tầm nhìn, hãy đưa doanh nghiệp của mình trở thành một đơn vị kinh doanh thân thiện nhất với mọi đối tượng khách hàng đang sử dụng smartphone trên thị trường. Hãy khiến người dùng cảm nhận được rằng những sản phẩm mà bạn cung cấp được thiết kế dành cho “dế yêu” của họ, với chất lượng tối ưu và tiện ích đa dạng, và họ được thoả sức lựa chọn với đa dạng mẫu mã, chủng loại phụ kiện.
b, Phụ kiện điện thoại – Một thế giới muôn màu và không ngừng thay đổi
Chỉ cần bạn đã từng thay đổi ốp lưng điện thoại, kính cường lực màn hình và các phụ kiện khác thường xuyên thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng xu hướng phụ kiện điện thoại không ngừng “biến hình” và là một thế giới muôn hình, vạn trạng.
Tính đa dạng, phong phú các mặt hàng này đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, nhất là các bạn trẻ (đa số trong độ tuổi từ 18 – 25). Những khách hàng này cũng có một “đam mê” đặc biệt là được “thay áo” thường xuyên cho “dế yêu”. Khách hàng có thể thỏa sức trang trí cho chiếc điện thoại thông minh theo phong cách của riêng mình mà không cần phải bỏ ra chi phí quá cao. Ngoài ra, các loại kính cường lực, bao da, dây đeo, dây cuốn, tai nghe,… điện thoại cũng ngày càng trở nên phong phú hơn, thêm nhiều lựa chọn và trải nghiệm tuyệt vời.
>> Chú trọng đến Họ lượng bán tăng 70%, nhưng 95% doanh nghiệp chưa chú ý đến
Từ đây, nhà kinh doanh cũng cần chọn lọc các sản phẩm “hot” nhất trong từng thời điểm, với thiết kế mới lạ, độc đáo và các nhóm khách hàng mục tiêu được ưa chuộng. Bước nhập mẫu hàng hoá của doanh nghiệp khởi nghiệp ngành này cũng cần được trải qua 2-3 tháng thử nghiệm phản ứng cũng như hành vi mua hàng của người dùng để đưa ra quyết định bán các dòng sản phẩm chính.
c, Trang bị hiểu biết cần thiết và tích góp vốn ngay hôm nay
Khách mua hàng không chỉ kỳ vọng ở phụ kiện cho điện thoại về phong cách thời trang, mà còn “soi” rất kỳ về chất lượng, độ bền và so sánh giá cả với các thương hiệu phân phối sản phẩm phụ kiện điện thoại khác. Chính vì thế, bạn cần phải liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về các dòng sản phẩm khác nhau, tối ưu hoá trải nghiệm mua hàng và đem đến nhiều dòng sản phẩm hơn cho người dùng.
Đồng thời, một khi đã “dấn thân” vào kinh doanh phụ kiện điện thoại thì bạn cũng phải trang bị cho bản thân vốn hiểu biết lớn về các dòng điện thoại thông minh trên thị trường, tính chất riêng của từng đời máy. Từ những hiểu biết này, nhà kinh doanh mới có thể có một hướng đi xuyên suốt và đúng đắn, đem sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất đến với khách hàng.
d, Truy tìm nguồn hàng chất lượng nhất
Những gợi ý chuẩn xác nhất dành cho nhà kinh doanh đang muốn bắt đầu công cuộc “xâm chiếm” thị trường phụ kiện điện thoại:
- Chợ đầu mối: Bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng từ một số chợ đầu mối phụ kiện điện thoại như: chợ Bình Tây ở Sài Gòn, chợ Trời tại Hà Nội… Lợi thế của nguồn hàng này là mức giá “siêu rẻ – siêu sốc”, tuy nhiên bạn lại cần đặc biệt tinh tế và cẩn trọng với với chất lượng của những dòng sản phẩm ở đây, từ đó có sự chọn lọc hợp lý.
- Đại lý buôn – sỉ: Khi bắt đầu khởi nghiệp và tìm kiếm nguồn hàng, đặc biệt đối với kinh doanh phụ kiện điện thoại online, bạn có thể tìm các nhà buôn sỉ phụ kiện điện thoại trên các diễn đàn hoặc trang web lớn, uy tín. Hợp tác cùng các đơn vị mà bạn cảm thấy phù hợp về mặt sản phẩm và chính sách sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn tương đối lớn từ nguồn hàng. Đặc biệt, một lưu ý mà bạn cần “bỏ túi” ngay là không nên hợp tác cùng các thương hiệu phụ kiện lớn vì sẽ tốn rất nhiều chi phí trong giai đoạn đầu còn chưa sinh lãi này.
- Nguồn hàng từ nước ngoài: Các nhà kinh doanh phụ kiện điện thoại tại Việt Nam hiện nay thường nhập hàng từ Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Tại những thị trường sôi động này, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những mẫu sản phẩm có khả năng “chiều lòng” khách hàng tốt hơn gấp nhiều lần so với hàng nội địa. Phụ kiện điện thoại với thiết kế bắt mắt, độc – lạ, khó kiếm chính là những sản phẩm mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn cả.
e, Đừng đợi “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà”, hãy HÀNH ĐỘNG!
Với số vốn khoảng 50 đến 80 triệu đồng bạn sẽ có một cửa hàng phụ kiện điện thoại quy mô trung bình, sản phẩm đa dạng và chỉ cần tập trung nhập các mặt hàng phổ biến trên thị trường. Nếu may mắn có được nhiều vốn hơn (khoảng 100 – 200 triệu đồng). Bạn nên trích ra một khoản tiền khoảng 40 triệu đồng để nhập đa dạng chủng loại phụ kiện smartphone từ: ốp lưng, ốp da, kính cường lực, gậy tự sướng, tai nghe, loa, sạc… Phần vốn còn lại bạn có thể chi trả cho thuê mặt bằng, đặt cọc, chạy marketing đa kênh và các chi phí nhân sự.
Và chắc chắn với một ngành hàng sôi động như kinh doanh phụ kiện điện thoại, người khởi nghiệp cần quyết đoán hơn bao giờ hết để nắm bắt thời cơ: Thành lập, mở rộng và phát triển hệ thống cửa hàng; Quản lý hệ thống và kho hàng bằng các phần mềm hiện đại; Đẩy mạnh PR – Marketing đa kênh cả online và offline, tạo ra những chương trình quảng cáo thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng; Tìm kiếm địa điểm hợp lý để mở cửa hàng;…
Vấn đề cạnh tranh thương hiệu với các đối thủ “nặng ký” khác trên thị trường phụ kiện điện thoại cũng luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, được cho là “kẻ đến sau”, “kẻ chen chân”. Thế nhưng, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi việc lấn sân muộn sang kinh doanh phụ kiện điện thoại có thể giúp doanh nghiệp của bạn có những quan sát tổng quan và chính xác hơn về thị trường cũng như khách hàng, thừa hưởng “tinh hoa” của những thương hiệu thành công và rút kinh nghiệm từ những bài học thất bại trong kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng cần tập trung vào việc dẫn dắt khách hàng đến với một phong cách mới của phụ kiện điện thoại, khiến nó trở thành một vật dụng thân thiện và khẳng định chất riêng của người sử dụng. Đặc biệt, khách hàng sẽ vô cùng hài lòng nếu được nhận những chế độ bảo hành, tặng kèm,… thường xuyên khi mua hàng, điều này đòi hỏi cách vận dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
f, Phụ kiện điện thoại – Kinh doanh online hay offline thì hiệu quả hơn?
Kinh doanh phụ kiện điện thoại online hay offline đều có những ưu thế và hạn chế khác nhau. Chính vì vậy, lời khuyên hữu ích nhất dành cho các nhà kinh doanh đó là nên kết hợp cả hai hình thức kinh doanh này nếu đủ tiềm lực tài chính và quản lý nhân sự.
Việc kết hợp hai con đường kinh doanh này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn “bành trướng” thương hiệu với sức lan toả vô cùng mạnh mẽ, từ đó sinh lãi lớn nhanh chóng. Tuỳ theo nhu cầu mua hàng của người dùng, họ có thể đến tận showroom gần nhất hoặc chỉ cần ngồi nhà lướt mạng, đặt hàng online để được ship tận nhà món đồ mà mình yêu thích chỉ thông qua sự tư vấn của nhân viên CSKH.
Kinh doanh offline đòi hỏi chiến lược Trade Marketing tương đối rầm rộ từ nhà kinh doanh, mở rộng hình ảnh thương hiệu để thu hút đông đảo khách hàng, liên tục đẩy mạnh các chương trình quảng cáo trực tiếp, xây dựng niềm tin và sự yêu thích với người dùng. Kinh doanh online lại đòi hỏi đội ngũ Marketing cần phát triển tối đa về hình ảnh và nội dung, tạo dựng nhận diện thương hiệu mang tính khác biệt hoá cao, đem đến cảm giác chân thực nhất cho khách hàng.
Doanh thu có thể cán mốc hàng tỷ đồng/ tháng đối với các đơn vị kinh doanh phụ kiện điện thoại nếu chiến lược kinh doanh – Marketing đúng đắn, hợp thời điểm và tính cách của doanh nghiệp. Đứng trước một thị trường năng động như vậy, bạn có dám đương đầu và làm giàu từ những món đồ “hot” này không?